– Con từng nghe Như Lai nói, thân Phật là thân kim cương, không thể hủy hoại. Chẳng rõ vì sao bây giờ Ngài lại bị thanh gỗ nhọn này đâm vào chân?
Phật bảo:
– Tất cả các pháp đều có những nhân duyên oán đối. Thân Ta tuy là kim cương, thanh gỗ nhọn không thể làm tổn thương được, nhưng do oán đối đời trước làm tổn hại. Thế Tôn lại nói kệ:
Những việc mình đã tạo Mỗi người tự thấy biết Làm lành được quả tốt Làm ác gặt quả xấu.
Vì thế, đại vương nên bỏ ác theo thiện! Hạng người ngu muội, không học hỏi, không biết chính đạo, đùa giỡn khinh thường mà tạo tội, sau phải khóc lóc khổ đau. Do đó, đại vương không nên đùa giỡn gây tội, sau phải chịu họa lớn. Sau đó, vua nói với Kì-bà:
– Ông pha chế thuốc tốt để rửa vết thương cho Phật, đồng thời chú nguyện, nhất định Ngài sẽ khỏi.
Kì-bà trả lời:
– Xin vâng!
Kì-bà liền lễ Phật, rồi đắp thuốc trị vết thương, đọc chú dứt cơn đau, dùng tấm len giá trị trăm nghìn để băng chân Phật, lấy tay xoa chân và cầu nguyện: “Mong Phật trường thọ, tai họa này sớm dứt trừ. Nguyện cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ cũng được giải thoát”.
Xong việc, Kì-bà đỉnh lễ Phật rồi đứng qua một bên. Khi ấy, Phật thuyết pháp bốn đế cho vua A-xà-thế và tất cả chúng hội nghe. Sau khi nghe Phật dạy, sáu mươi tì-kheo dứt sạch lậu hoặc, tâm ý khai ngộ, mười một nghìn người chứng pháp nhãn tịnh.
Sau đó trăm nghìn vị trời thông báo nhau biết, cùng đến thăm hỏi Như Lai, thuyết kệ ca ngợi, đỉnh lễ Ngài rồi trở về trụ xứ của mình. Đức Phật lại bảo Xá-lợi-phất:
– Trong vô số a-tăng-kì kiếp thời quá khứ, tại thành Ba-la-nại có hai đoàn thương buôn, mỗi đoàn có năm trăm người. Cả hai đoàn góp vốn để đóng thuyền vượt biển. Đóng thuyền xong, căng buồm ra khơi. Do xuôi buồm thuận gió, thuyền lướt rất nhanh, trong thời gian ngắn, họ đã đến nơi có châu báu. Bãi biển này có đầy đủ tất cả mọi thứ như y phục, chăn nệm, đồ ăn, thức uống, các thể nữ và nhiều loại châu báu. Vị trưởng đoàn thứ nhất nói với những người trong đoàn:
– Hôm nay, chúng ta đã đạt những điều mong cầu, vậy nên ở lại đây hưởng thụ năm dục.
Vị trưởng đoàn thứ hai nói với những người trong đoàn:
– Tuy thế, nhưng chúng ta cũng không nên ở lâu.
Bấy giờ, ở giữa hư không, có một thiên nữ vì thương xót đoàn buôn này, nên nói:
– Nơi đây tuy có nhiều của báu, đầy đủ năm dục, thể nữ, y phục, chăn nệm, đồ ăn, thức uống v.v.r nhưng không nên ở lâu, phải sớm trở về. vì sao? Vì bảy ngày sau, vùng đất này sẽ chìm xuống biển.
Nói xong, thiên nữ biến mất.
Lúc đó, lại có một thiên ma nữ, vì muốn đoàn khách buôn này đều bị chết chìm ở đây, nên can ngăn:
– Vị thiên nữ trước nói nước sẽ dâng lên ngập tràn nơi này, đó là lời hư dối, không đáng tin theo.
Nói xong, thiên ma nữ biến mất. Bấy giờ vị trưởng đoàn thứ nhứt không tin thiên nữ, nên muốn ở lại, không chịu trở về; còn vị trưởng đoàn thứ hai, vì sợ nước dâng nên cùng đoàn của mình chuẩn bị đầy đủ thuyền bè. Đúng như lời vị thiên nữ trước đã nói, bảy ngày sau nước dâng ngập cả vùng này. Vị trưởng đoàn thứ hai do đã chuẩn bị, nên mọi người trong đoàn đều lên thuyền. Vị trưởng đoàn thứ nhất do không chuẩn bị trước, nên tranh đoạt thuyền của đoàn kia. Vị trưởng đoàn thứ hai dùng mâu đâm thủng chân vị trưởng đoàn thứ nhất, khiến vị này sau đó phải mạng chung. Phật bảo Xá-lợi-phất:
– Vị trưởng đoàn thứ nhất thuở ấy là Điều-đạt ngày nay; vị trưởng đoàn thứ hai là tiền thân của Ta; năm trăm thương nhân của đoàn thứ nhất thuở ấy là năm trăm đệ tử của Điều-đạt ngày nay; năm trăm thương nhân của đoàn thứ hai là năm trăm vị a-la-hán ngày nay. Thiên nữ thứ nhất nay là Xá-lợi-phất. Thiên nữ thứ hai nay là tì-kheo Mãn Nguyệt, đệ tử của bà-la-môn.
Thuở ấy, Ta làm thuyền trưởng, vì tham tiền của, liều chết vượt biển, tranh giành thuyền bè, dùng mâu đâm chân của vị thuyền trưởng kia. Vì nhân duyên này, nên trong vô số nghìn năm, Ta phải chịu khổ trong địa ngục, vô số nghìn năm bị mâu kích đâm chém; vô số nghìn năm bị đọa trong loài súc sinh, bị người bắn giết; vô số nghìn năm ở trong loài ngạ quỉ, thường đi trên chông sắt. Do nghiệp duyên thuở ấy còn sót lại, nên nay tuy được thân Như Lai kim cương, Ta vẫn bị thanh gỗ nhọn đâm vào chân.
Kinh Đại thừa phương tiện ghi: “Ngày xưa trong thành Xá-vệ có hai mươi người đều là bực tối hậu thân. Hai mươi người nầy lại có hai mươi kẻ thù. Kẻ thù của mỗi người đều nghĩ: ‘Ta sẽ giả làm người thân đến nhà, thừa cơ hội giết nó chẳng cho ai biết’. Do thần lực của Phật, cả bốn mươi người đều đến chỗ Phật. Vì muốn điều phục họ, nên Đức Phật ở giữa đại chúng bảo tôn giả Mục-kiền-liên rằng:
– Nầy Đại Mục-kiền-liên! Nay trong chỗ đất nầy có cây giáo vàng muốn đâm vào chân phải của ta!
Cây giáo vàng liền từ đất trồi lên khoảng một cánh tay. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên bạch:
– Bạch đức Thế Tôn ! Nay con sẽ ném cây giáo nầy qua thế giới phương khác.
– Này Đại Mục-kiền-liên! Ông chẳng có khả năng, sức ông còn không nhổ nổi cây giáo nầy. Đức Phật nói.
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền dùng đại thần lực nhổ cây giáo, cả tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động mà cây giáo chẳng lay động. Bấy giờ đức Như Lai dùng sức thần thông bay lên trời Tứ Thiên Vương, cây giáo vàng ấy cũng bay theo Phật. Đức Phật lên trời Đao-lợi, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại cho đến trời Phạm, cây giáo vàng ấy cũng vẫn bay theo Phật. Đức Phật lại từ Phạm thiên trở xuống Diêm-phù-đề trong thành Xá-vệ nơi chỗ ngồi trước, cây giáo ấy cũng trở về chỗ cũ, dựng đứng hướng mũi về phía Phật. Đức Phật dùng tay mặt nắm lấy cây giáo, tay trái ấn trên đất rồi lấy chân mặt đạp lên mũi giáo. Cả tam thiên đại thiên thế giới đều đại chấn động.
Tôn giả A-nan chắp tay bạch:
– Bạch đức Thế Tôn! Thuở xưa Như Lai tạo nghiệp gì mà nay phải chịu quả báo nầy?
– Nầy A-nan! Vì đời quá khứ trong lúc đi thuyền vào biển ta cầm mâu đâm chết người. Do nghiệp duyên ấy mà bị báo nầy. Đức Phật lại dạy:
– Này thiện nam! Lúc ta nói nghiệp báo nhân duyên như vậy, hai mươi người có thù oán kia nghĩ: ‘Đức Như Lai Pháp Vương còn chịu quả báo ác như vậy huống là ta!’. Thế là họ đỉnh lễ Phật và bạch:
– Vừa rồi chúng con có ác tâm muốn hại hai mươi người kia, bây giờ chúng con quì trước Đức Phật cầu xin sám hối, chẳng dám che giấu.
Sau đó nghe Đức Phật thuyết pháp, hai mươi người đó và bốn vạn người trong pháp hội được chính giải. Vì vậy Như Lai thị hiện cây giáo vàng đâm vào chân phải chính là phương tiện độ người của Ngài.
67.5.7. Nhân duyên Đức Phật bị Điều-đạt lăn đá làm bị thương ngón chân
Vào thời quá khứ lâu xa, trong thành La-duyệt-kì, có trưởng giả Tu-đàn rất giàu, báu vật, gia sản nhiều vô số. Ông có người con trai tên là Tu-ma-đề. Tu-ma-đề có người em khác mẹ tên là Tu-da-xá.
Một hôm, người cha Tu-đàn bỗng nhiên qua đời. Tu-ma-đề thầm nghĩ: “Mình phải tìm cách gì để khỏi chia gia tài cho Tu-da-xá? Chỉ có cách giết nó mới khỏi chia mà thôi”. Tu-ma-đề nói với Tu-da-xá:
– Anh có việc cần bàn, bây giờ hai anh em mình cùng lên núi Kì-xà-quật nhé!
– Vâng! Tu-da-xá thưa.
Thế là Tu-ma-đề nắm tay dẫn em lên đỉnh núi cao ngất rồi xô xuống chân núi, lại lăn đá đè lên, khiến người em ngay đó mạng chung. Phật bảo Xá-lợi-phất:
– Trưởng giả Tu-đàn thuở ấy là phụ vương Chân Tịnh ngày nay; Tu-ma-đề thuở ấy là tiền thân của Ta; Tu-da-xá thuở ấy nay là Điều-đạt.
Phật bảo Xá-lợi-phất:
– Thuở ấy, vì tham của cải nên Ta đã giết hại em. Vì nhân duyên này, nên trong vô số nghìn năm, Ta bị thiêu nướng trong địa ngục, bị núi Thiết Vi đè ép. Do nghiệp

11 MARCH 2013 - LUANG PRABANG, LAOS: A woman drops a serving of sticky rice into a monk's alms bowl during the tak bat in Luang Prabang. The "Tak Bat" is a daily ritual in most of Laos (and other Theravada Buddhist countries like Thailand and Cambodia). Monks leave their temples at dawn and walk silently through the streets and people put rice and other foodstuffs into their alms bowls. Luang Prabang, in northern Laos, is particularly well known for the morning "tak bat" because of the large number temples and monks in the city. Most mornings hundreds of monks go out to collect alms from people. PHOTO BY JACK KURTZ