Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 65 – CHƯƠNG PHÓNG SINH, CỨU NGUY

PUCL QUYỂN 65 – CHƯƠNG PHÓNG SINH, CỨU NGUY

QUYỂN 65
Quyển này gồm hai chương: Phóng sinh và Cứu nguy.
75. CHƯƠNG PHÓNG SINH

75.1. LỜI DẪN
Từng nghe: chúng sinh si mê, loài nào cũng tham sống; hàm linh ngu độn, sợ chết là lẽ thường. Thế nên, hổ bị mất rừng cùng khốn, phải nương mạng nơi am tranh; chim bị gãy cánh kinh tâm, đành ẩn thân bên cạnh án. Đến như Dương Sinh nuôi chim sẻ, đâu có ý muốn vòng ngọc, họ Khổng thả rùa vốn vô tình với ấn vàng; thế mà nhân lành âm thầm đến, quả tốt đáp trả chẳng sai. Mới hay, việc gây nhân thụ quả rõ ràng như ban ngày.
Vả lại, từ bi giáo hóa lấy cứu khổ làm đầu, tâm nguyện rộng lớn lấỵ độ sinh làm gốc. Song danh gia vọng tộc ở năm đô đều bày đỉnh mà khoe sang giàu;
Luật Thập tụng ghi: “Đức Phật dạy:
– Vào thời quá khứ, gần chân núi Tuyết có con nai đầu đàn tên là Uy Đức, thống lĩnh đàn nai năm trăm con. Bấy giờ có người thợ săn đặt thức ăn rồi giăng lưới, nai đầu đàn đi trước, chân phải mác vào lưới. Nó suy nghĩ: ‘Nếu ta vẫy vùng thì cả đàn nai sẽ không dám đến ăn, phải đợi cả đàn ăn xong mới kiếm cách thoát thân’.
Cả đàn ăn xong, nai đầu đàn vẫy vùng, các con khác đều bỏ đi, chỉ còn một con nai cái ở lại. Nó nói kệ:
Đại vương! Hãy nên biết,
Thợ săn sắp đến rồi,
Xin cố gắng tìm cách,
Thoát khỏi mảnh lưới này.
Nai đầu đàn dùng kệ trả lời:
Ta cố tìm nhiều cách,
Đã dùng hết sức rồi,
Lưới ngày càng thắt chặt,
Không thể nào thoát ra.
Lúc ấy thợ săn đến, nai cái liền nói kệ:
Ông hãy dùng dao bén,
Trước giết chết thân tôi,
Sau đó xin hãy thả,
Nai chúa được ra đi.
Ta sẽ không giết ngươi,
Cũng không giết nai chúa,
Mà sẽ thả cả hai,
Muốn đi đâu tùy ý.
Nói rồi thợ săn liền tháo dây mở lưới thả nai đầu đàn.
Đức Phật dạy :
– Nai đầu đàn thuở ấy chính là Ta, đàn nai năm trăm con chính là năm trăm tì-kheo hôm nay.
Còn nữa, thuở xưa có con nhạn đầu đàn bị thợ săn bắt được, lại có một con nhạn bạn nó muốn dến thế mạng. Nhạn đầu đàn bèn nói kệ đáp tạ ý tốt của bạn. Thợ săn thấy thế động lòng thương xót nên thả cả hai. Sau đó, chim nhạn tìm châu báu đền ơn thợ săn. Đại ý cũng giống như câu chuyện trên”
Luận Đại trí độ ghi: “Vua nghe nai đầu đàn trình bày, liền đứng dậy thuyết kệ:
Ta thật là súc sinh,
Chính là người đầu nai,
Ngươi tuy là thân nai,
Mà là nai đầu người.
Theo lí mà luận bàn
Chớ lấy tướng định người,
Nếu giàu lòng từ bi,
Tuy thú nhưng là người.
Bắt đầu từ hôm nay,
Ta không ăn cá thịt,
Sẽ dùng vô úy thí,
Để lòng ngươi được an ”.
Luật Thiện kiến ghi: “Một hôm, ngài Mục-kiền-liên-tử Đế-tu nói kinh Bản sinh cho vua A-dục nghe:
Đại vương! Thuở xưa có một con chim chá cô bị người bắt nhốt trong lồng rồi đặt dưới đất. Nó rầu rĩ lo sợ, kêu gào inh ỏi. Bấy giờ, bầy chim chá cô nghe tiếng kêu liền tụ tập đến và tất cả đều bị người kia bắt giết. Thấy vậy, chim chá cô sinh nghi, hỏi đạo nhân:
– Đồng loại bị giết, tôi có tội không?
Đạo nhân hỏi lại:
– Lúc ngươi kêu gào có tâm muốn giết chúng không?
Chim chá cô nói:
– Tôi chỉ kêu cứu mạng, bạn tôi kéo đến chứ tôi không có tâm giết hại.
Đạo nhân nói:
– Nêu ngươi không có tâm giết hại thì không có tội.
Chẳng do nghiệp mà phạm,
Chẳng do tâm mà khởi,
Người trí khéo nhiếp ý,
Tội chẳng đến thân ngươ”
Luật Tăng-kì ghi: “Phật dạy các tì-kheo:
– Vào thời quá khứ, tại Hương sơn có một vi tiên nhân ẩn tu. Cùng lúc ấy, có một con ba ba sống trong hồ cách núi này không xa.
Một hôm, ba ba lên bờ kiếm ăn, sau khi ăn uống no nê, nó hướng về phía mặt trời há miệng mà ngủ. Bấy giờ bầy khỉ trong Hương sơn xuống hồ uống nước, khi lên bờ chúng thấy con ba ba đang há miệng nằm ngủ. Một con khỉ liền đến làm chuyện dâm dục, nó dùng sinh căn đưa vào miệng con ba ba. Ba ba chợt tỉnh giấc ngậm miệng lại và thu sáu chi vào trong mai. Giống như bài kệ:
Người ngu si chấp tướng,
Như ba ba ngậm vật,
Thất thủ, Ma-la bắt,
Không chặt thì chẳng tha.
Bấy giờ, ba ba cắn chặt con khỉ muốn lôi xuống hồ, khỉ vô cùng sợ hãi, nghĩ: ‘Nếu ta bị kéo xuống nước chắc chắn phải chết’. Nhưng vì đau đớn, kiệt sức, khỉ mặc tình cho ba ba kéo đi. Ba ba lôi khỉ đi một
đoạn thì gặp phải chỗ gập ghềnh nên bị lật ngửa. Tức thì, khỉ dùng hai tay nhấc ba ba lên và nghĩ: ‘Ai sẽ giúp ta thoát khỏi khổ nạn này?’. ‘Khỉ biết có vị tiên nhân ở trong núi, nó thầm nghĩ: ‘Người này sẽ cứu ta’. Thế rồi, nó ôm con ba ba đi đến chỗ vị tiên nhân. Từ xa trông thấy chúng, tiên nhân nghĩ: ‘Trời ơi! Thật là việc kì lạ! Con khỉ đang làm gì đây? Có phải nó muốn đùa giỡn chăng?’. Tiên nhân cất tiếng hỏi:
– Này khỉ ! Ngươi được bảo vật gì đựng đầy bát đem đến đây? Nghe được tin tức gì mà đến đây?
Bấy giờ con khỉ liền nói kệ :
Tôi, con khỉ ngu si,
Vô cở phạm kẻ khác,

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 67 – CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt)

QUYỂN 67 Quyển này tiếp theo chương khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt) 77.6. CÁC ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *