QUYỂN 14
Quyển này tiếp theo chương Kính Phật.
6. CHƯƠNG KÍNH PHẬT (tt)
6.4. CẢM ỨNG (tt)
6.4.16. Đời Tống, tượng vàng bồ-tát Văn-thù-sư-lợi ở đô thành: Niên hiệu Nguyên Gia thứ hai (425), Lưu Thức Chi tạc một tượng vàng bồ-tát Văn-thù, sớm chiều lễ lạy, thời gian sau thì tượng bỗng nhiên biến mất. Ông buồn bã, cầu nguyện bất kể ngày đêm. Trải qua năm năm, một hôm lúc gần tối, bỗng ông thấy đài tượng phóng ánh sáng chiếu đến nóc nhà. Lưu Thức Chi vén màn, lau bàn, đốt hương thì thấy tượng bị mất xuất hiện như cũ.
6.4.17. Đời Tống, tượng đồng xuất hiện ở Đông Dương: Niên hiệu Nguyên Gia mười hai (435) đời Tống, Lưu Nguyên Chi người ở Trường Sơn, Đông Dương, gia đình làm nghề trồng trọt, lúc đốt cỏ ruộng thì lần nào cũng còn một đám cỏ không cháy. Nhiều lần như vậy, thấy lạ nhưng ông lại bỏ qua. Sau đó, ông thử đào chỗ ấy, thì được một tượng đồng dáng ngồi cao khoảng ba tấc. Tìm hiểu nguồn gốc của khu đất này, chẳng phải là đất do triều đình ban cấp cho quan chức, không thể biết tượng từ đâu đến.
6.4.18. Đời Tống, tượng vàng xuất hiện bên bờ sông: Niên hiệu Nguyên Gia thứ mười bốn (437) đời Tống, có gia đình Tôn Ngạn Tằng nhiều đời thờ Phật. Người thiếp của ông là Vương Tuệ Xưng từ nhỏ đã có lòng kính ngưỡng Phật pháp, đến khi trưởng thành cô càng thêm kính tín và thường trì tụng kinh Pháp hoa.
Một hôm, cô chợt thấy ở bờ sông phát ra ánh sáng nhiều màu, liền nhờ người đào, đào khoảng hai thước thì được một tượng vàng có cả đài sen và viên quang, cao hai thước một tấc. Trên đài sen có dòng chữ: “Niên hiệu Kiến Vũ thứ nhất (304), nhằm năm Canh Tý, đạo nhân Pháp Tân và Tăng Hạnh ở chùa Ngõa Quan tạc”. Mọi người liền đánh bóng pho tượng này để tôn thờ.
6.4.19. Đời Tống, tượng vàng ở Thượng Minh, Giang Lăng: Tháng mười hai, niên hiệu Nguyên Gia mười lăm (438) đời Tống, Bình Tây tướng quân La Thuận đóng giữ ở Thượng Minh thả chim ưng đi săn ở đầm hoang. Mọi người thấy chim ưng, chim trĩ cùng rơi xuống, liền châm lửa đốt đồng cỏ để tìm, nhưng còn lại một vùng khoảng ba thước cỏ không cháy. La Thuận đến tìm chim ưng, thì gặp một tượng bồ-tát ngồi bàng vàng, tính cả đài cao một thước, rất tỉnh xảo. Huyện lịnh Định Tương cho răng tượng này do kẻ trộm cất giấu, nên ra cáo thị khăp vùng, nhưng không ai mất, ông liền thinh tượng vê thờ.
6.4.20. Đời Tống, tượng vẽ trên tường ở Kinh châu: Vệ quân Lâm Xuyên Khang vương, dựng điện ba gian trong thành Kinh châu để phụng thờ kinh tượng. Trên vách tường có vẽ nhiều hình tượng bồ-tát. Sau, Hành Dương Văn vương thay thế cai quản, ông sửa điện thờ làm phòng ngủ, dùng vôi vữa tô quét lại, nhưng khi vôi vữa khô thì bị tróc ra, hình vẽ hiện lại rõ ràng.
Ông lại tiếp tục tô quét, nhưng cũng vẫn như thế. Văn vương chẳng tin Phật pháp, nên nghĩ rằng chỉ là sự ngẫu nhiên. Ông lại sai người tô quét vôi vữa đậm đặc, nhưng sau đó tượng vẽ vẫn hiện ra rõ ràng. Vương lại ra lệnh phá vách tường cũ, sửa lại tất cả. Chẳng lâu sau, vương lâm bệnh, hễ vừa nhắm mắt là thấy có vô số tượng Phật hiện ra. Do vậy, vương không ở đó nữa, hiến cúng làm nơi giảng thuyết kinh pháp.
6.4.21. Đời Tống, tượng vàng ở Chi Giang, Giang Lăng: Trong khoảng niên hiệu Nguyên Gia (424*453) đời Tống, Trương Tăng Định ở Chi Giang, Giang Lãng có một cô em gái rất kính tin Phật pháp, lòng muốn xuất gia. Cô thường cúng dường một tượng Phật vàng nhỏ, để tô bồi phúc đức cho mai sau. Cha mẹ ép duyên, cô không chịu, nhưng cha mẹ cô đã âm thầm hứa gả cho nhả họ Bính, mà cô hoàn toàn không biết. Khi sính lễ mang đến, cô buồn khổ không chịu tiếp, lại đốt hương cầu nguyện rồi nằm trên đấtnguyện chết. Bấy giờ tượng Phật vàng bỗng nhiên phóng ánh sáng khắp làng. Cha và anh cô kinh ngạc, trước sự linh cảm ấy nên không ép gả nữa. Từ đó, hai nhà họ Trương và họ Bính rất kính tin Phật pháp. Tăng Định nhân đó xuất gia, nhà của ông được thừa tướng Nam Quận vương Trấn Thiểm xây dựng thành tinh xá.
6.4.22. Đời Tống, viên quang tượng Phật ở Tương châu: Niên hiệu Thái Thủy (465-471) đời Tống, Hà Kính Thúc ờ Đông Hải, từ nhỏ đã ngưỡng mộ Phật pháp. Nhân theo thứ sử Tương châu là Lưu Uẩn đi giám sát huyện, ông được một khúc gỗ chiên-đàn, bèn tạc tượng Phật, nhưng tượng không có hào quang sau đầu. Ông khổ công tìm gỗ chiên-đàn để làm, nhưng chẳng có, nên trong lòng thường nghĩ đến điều này.
Một hôm, ông mộng thấy vị sa-môn mặc y bá nạp, chống tích trượng đến bảo:
– Chiên-đàn thì không có, cây tạp thì không thể dùng. Tại nhà họ Hà trong huyện có tấm khiên bằng gỗ cây ngô đông, có thể dùng làm vòng hào quang; tuy họ quý tiếc nhưng cố mua thì sẽ được!
Thức dậy, ông hỏi người hầu cận, quả thật đúng như vậy. Ông đến cố xin mua. Họ Hà nói:
– Tấm khiên này tôi rất quý, vì sợ người khác cướp mất nên tôi chưa từng cho ai xem, vi sao ngài lại biết mà đến đây mua?
Kính Thúc kể lại, họ Hà nghe xong vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, dâng tấm khiên để làm vòng hào quang cho tượng. Sau, Kính Thúc làm quan ở Tương châu. Một hôm, ông đang trực tại nha phủ, nửa đêm mộng thấy tượng bảo: “Có chuột cắn ở chân ta!”. Sáng sớm ông vội đến xem, quả đúng như vậy.
6.4.23. Đời Tề, tượng đá ở Phiên Ngung’: Niên hiệu Kiến Nguyên (479-482) đời Tề, tại tinh xá Tì-xá-li thuộc huyện Phiên Ngung có tượng đá của nước Phù-nam2, không rõ nguồn gốc. Tượng rất lớn và khác thường, bảy tám mươi người mới có thể nhấc lên được. Bấy giờ, chùa này có nhiều cỏ tranh nên khi gặp lửa liền cháy lan. Nhà thờ tượng ở dưới gió, lửa đã bén tới. Chúng ni khoảng hơn mười người chỉ biết nhìn nhau, không có cách gì dời tượng. Trong số đó có ba bốn người không ngăn được ý mình thử vào khiêng, thì tượng nhẹ nhàng nâng lên, giống như không có trọng lượng, thế là tượng dời được, còn nhà thì bị cháy.
Mỗi lần sắp có giặc cướp phá trong châu, thì tượng phóng quang và ngay sau đó chảy nước mắt, mồ hôi khắp thân. Người ở Lĩnh Nam xem đó là điềm báo trước, về sau, Thứ sử Quảng châu Lưu Tuấn dângbiểu đưa tượng đến kinh đô, hiện nay tượng an trí trong chùa Tưởng Châu.
6.4.24. Đời Tống, tượng vàng của Vương Trọng Đức: Đời Tống, thứ sử Từ châu là Vương Trọng Đức, tạc tượng Phật vàng cao một trượng tám tại chùa Tống Vương, Bành Thành. Tượng trang nghiêm tuyệt đẹp, là một tác phẩm tinh xảo của vùng Giang Tả. Bấy giờ, đất Bắc khởi binh, mang đến tai họa cho tăng, tượng liền đổ mồ hôi. Mồ hôi chảy nhiều hay ít thì nạn xảy ra lớn hay nhỏ, có thể đoán biết được. Người trong quận dựa vào đây để dự biết.