Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 2 – CHƯƠNG TAM GIỚI

PUCL QUYỂN 2 – CHƯƠNG TAM GIỚI

QUYỂN 2
Quyển này có một chương giới.
2. CHƯƠNG TAM GIỚI

2.1. BỐN CHÂU 2.1.1.
Lời dẫn
Đã xác định sinh vào ba cõi, phân chia trong sáu đường, hẳn có diện mạo đẹp xấu sai biệt, cảm thụ vui khổ khác dòng. Quán nguyên nhân, biết chẳng ngoài sắc tâm; xét đến kết cục, rõ đều trờ về sinh diệt. Sinh diệt luân hồi chính là vô thường, sắc tâm như huyễn vốn là gốc khổ. Cho nên kinh Niểt-bàn gọi thế gian là dòng sông lớn, giáo Pháp hoa dụ ba cõi như nhà lửa. Thánh nhân khai ngộ, khiến chúng sinh thôi rong ruỗi để trở về cội nguồn, vượt ra ba cõi mà dần dần bước lên vị Thập địa. Xét về hình thể thế giới, là do bốn đại tạo thành, nghiệp và duyên hòa hợp đúng thời hưng khởi. Nhưng trải qua mấy tai kiếp, thế giới lại trở về chồ diệt tận. Đó gọi là đoản thọ mà cho là trường thọ, trường thọ lại thấy là đoản thọ.
Hư không vô hạn nên lượng thật vô biên, thế giới vô cùng nên hình trạng cũng vô số kể. Trong đó, đại thiên giới do Pháp vương thống lãnh, tiểu thiên giới do Phạm vương đứng đầu. Núi Tu-di lả nơi ở của Đế Thích, có Thiết Vi làm tường thành vây quanh, có biển lớn tưới ướt tám phương, nhật nguyệt soi sáng bốn phía. Quần sinh nhung nhúc lạy đây làm nhà, hàm thức nhỏ bé đều lâm thống khổ. Nhìn từ phương diện tục mê, thì đây là lời viển vông hoang đản, nhưng xét từ nghĩa lí của đạo lớn, thi việc này rất gần, như trong lòng bàn tay. Chỉ vì người đời xem trọng Chu Khổng, nể phục kinh thư, nhưng bàn về vũ trụ thi chỉ ức đoán, không rõ ràng. Kinh Dịch gọi Huyền thiên, vì lấy theo nghĩa sâu kín; Trang nói là Thương thiên, lấy theo màu sắc nhìn từ xa. Thế là người thường tin vào chỗ thấy mà cho trời xanh như ngọc bích, nho sĩ căn cứ vào kinh sách mà nói đất đen như sơn. Xanh và đen thật sai biệt, mà củng nghĩ không đúng về thể cùa vũ trụ. Nho sĩ và thứ dân tuy khác, nhưng cùng đồng là những kẻ không nhận biết về đất trời. Cho nên chúng sinh chỉ trọng danh từ Thiên mà không hiểu được sự thật. Họ đâu biết cảnh tráng lệ của trời Lục Dục, ánh sáng rực rở của Thập Phạm thiên’*. Than ôi! Việc trước mắt trong thế giới này mà còn không biết, thì diệu nghĩa không thể nghĩ bàn, chắc chán cũng như vậy thôi!
Trộm nghĩ: kinh điển Phương đẳng nói nhiều vê lí “không” sâu xa, còn A-hàm, Lâu thán thì nói rỗ về thế giới. Nhưng văn thì quá rộng, kệ tụng lại dài, thật khó cứu xét, vì thế ở đây lược dẫn, chỉ nêu lên những ý chính.
2.1.2. Giải thích tên gọi
Kinh Trường A-hàm, kinh Khởi thế… ghi: “Trung tâm của bốn châu là Tu-di. Chân núi Tu-di có biển sâu tám vạn bốn nghìn do-tuần, kế đó có tám núi tám biển lớn vây quanh, cứ mỗi lớp núi thi đến một lớp biển. Lớp biển thứ nhất rộng tám nghìn đo-tuần, chứa nước có tám đặc tính: ngọt, mát, dịu, nhẹ, trong sạch, không hôi, uống vào không rát cổ, uống vào không đau bụng. Theo thứ tự nhỏ dần, cho đến ngoài lớp núi thứ bảy là biển rộng một nghìn hai trăm năm mươi do-tuần. Bên ngoài biên này là một biển nước mặn rộng vô bờ. Bên ngoài biển nước mặn lại có núi Thiết Vi vây quanh, với một mặt trời, một mặt trăng ngày đêm xoay chuyển chiếu sáng bốn thiên hạ. Như thế là một thế giới, một nghìn Thiết Vi như thế là một tiểu thiên, lại thêm một nghìn Thiết Vi nữa là một trung thiên, thêm một nghìn Thiết Vi nữa là đại thiên thê giới. Tính ra, trong đại thiên thế giới có vạn ức bốn châu, vạn ức Tu-di, vạn ức mặt trời, vạn ức mặt trăng, cho đên vạn ức trời Hữu Đỉnh. Đại thiên này hễ thành thì cùng thành, hoại thì đồng hoại, là còi giáo hóa của một vị Hóa Phật, cũng gọi là Tam thiên đại thiên thế giòi ta-bà thế giới. Ta-bà là âm tiếng Phạn, chính am là Sách-ha, Trung Ọuốc dịch là Nhẫn giới, vì chúng sinh cõi này tính tình cứng cỏi, không an nhẫn trước mọi việc, nên gọi là Nhẫn. Kinh Tự thệ gọi đó là thế giới Sa-ha, Đức Phật giáo chủ cõi này là Năng Nhân. Nếu dùng riêng để ước định chung thì gọi là Tam giới, đó là Dục giới, sác giới,Vô sắc giới. Dục giới có bốn loại dục là tình dục, sắc dục, thực dục và dâm dục; sắc giới có tình dục và sắc dục; Vô sắc giới chi có tình dục. Cõi thứ nhất, do tâm ưa dục mạnh, tâm ưa sác yếu, nên gọi là Dục giới; cõi thứ hai do tâm ưa sắc mạnh, tâm dục yếu, nên gọi là sắc giới; cõi thứ ba không có sắc và tâm dục cũng yếu kém, nên gọi là Vô sắc.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *