QUYỀN 86
Quyển này có một chương Sám hối
86. CHƯƠNG SÁM HỐI
86.1. LỜI DẪN
Kính nghĩ: Mặt trời Phật sắp lặn, chính pháp và tượng pháp đã dần qua, lòng người gian trá, thói đời bạc bẽo. Bởi cách Đức Phật một nghìn bảy trăm năm, nên tâm tính chúng sinh mờ mịt, căn lành cạn mỏng; lại thêm chính pháp suy yếu, tà kiến tăng trưởng, bên trong không có thắng giải, thường bị ngũ cái trói buộc; bên ngoài mất nhân lành, nên bốn ma có cơ hội quấy phá. Do đó, chúng sinh buông lung theo ba độc, rong ruổi cùng sáu trần; đêm ngày phan duyên gây nên lầm lỗi; tạo nghiệp sát hại, tội ác chất chồng. Ngày nay tỉnh ngộ, cần phải chí thành sám hối. Nhưng nghi thức sám hối cần phải y cứ theo thánh giáo, về giáo thì có Đại thừa và Tiểu thừa; về tội thì có nặng nhẹ, thông tắc không đồng, khai già sai khác. Vì vậy, trước tiên dẫn chứng rộng thánh giáo để nói pháp sám hối có thành tựu không. Đối với bảy chúng đã từng thụ các giới như năm giới, tám giới, mười giới, cụ túc giới, tam tụ tịnh giới. Nếu người phạm bốn giới trọng đầu của giới Thanh văn mà không che giấu thì sẽ y theo luật, khai cho sám hồi, nhưng phải sám hối suốt đời, không kì hạn thời gian. Nếu cố ý che giấu, theo luật, dù có sám hối, cũng không chấp huân.
Từ thiên thứ hai trở xuống, tùy theo phạm lỗi nặng hay nhẹ, có tâm che giấu hay không, chí cần biết tên tội và loại tội, y theo luật sám hối thì tội sẽ tiêu trừ. Điều này có nói đầy đủ trong giáo pháp, ở đây không trình bày hết. Nếu phạm Tam tụ tịnh giới Đại thừa, ngoài các tội tà kiến như hủy báng kinh điển Phương đẳng… là nghiệp sâu nặng, đánh mất giới thể dù chí thành sám hối, tội cũng khó tiêu trừ, cần phải khẩn cầu tha thiết, dốc hết lòng thành mới mong được thoát. Còn phạm những tội khác thì nhẹ, chỉ cần sám hối, sẽ được tiêu trừ.
Nay y cứ theo kinh Phương đẳng và kinh Phật danh, không luận là tặi gia hay xuất gia, nếu ai phạm giới Đại thừa hay Tiểu thừa, không biết tên và chủng loại tội đều cho sám hối. Chỉ có sám hối như vậy mới trừ được tộỉ chướng. Mong thoát khỏi tội lỗi, muốn đến chỗ cao xa cần phải ngưỡng cầu Đức Phật. Đây là việc lớn không được xem thường. Nếu không thông đạt thánh giáo thì không biết lấy gì để tiêu tội. Biết tội thật là vọng, nhiễm tịnh rỗng rang, tâm cảnh khai họp, luôn giữ tâm ý, không được phan duyên thì tộỉ mới tiêu trừ.
86.2. DẪN CHỨNG
Kinh Tối diệu sơ giáo ghi: “Phật nói với ngài Xá-lợi-phất:
– Ta nhớ thuở xưa, có tì kheo Hân Khánh phạm bốn tội trọng liền đến trước chúng tăng, ăn năn sám hối suốt chín mươi chín đêm. nhờ thế tội nghiệp tiêu trừ, khôi phục giới thể, như lúc mới thụ. Như người chuyển cây đến trồng nơi khác, chẳng những cây không chết mà ngày càng cao lớn sum suê. Người phá giới mà biết sám hối cũng như thế. Bấy giờ, tì-kheo ấy tự biết mình phạm tội, sinh tâm hổ thẹn, nồ lực tu tập khổ hạnh, trải qua bảy năm, liền chứng được quả vị A-la-hán. Khi Đức Thế Tôn thuyết phẩm này, năm trăm tì-kheo phá giới nhờ sinh tâm hổ thẹn mà giới thể khôi phục như xưa”.
Kinh Đại trang nghiêm ghi: “Người có hiểu biết tuy phạm giới, nhưng không bao lâu giới thể sẽ phục hồi. Do vậy phải siêng năng học tập.
Thuở xưa, ta từng nghe có một tì-kheo đa văn ở nơi thanh vắng. Bấy giờ, có một quả phụ thường lui tới nghe thầy thuyết pháp. Không bao lâu tì-kheo này khởi tâm ái nhiễm với quả phụ. Do tâm ái nhiễm nên tất cả pháp lành dần dần yếu kém, liền bị tâm phàm phu và kết sử sai kiến, nên thầy ấy ước hẹn sống cùng thiếu phụ. Cô ta nói:
– Nếu thầy chịu bỏ đạo hoàn tục, tôi sẽ ưng thuận!
Nghe vậy, vị tì-kheo liền hoàn tục. Nhưng sau khi hoàn tục, thầy ấy không chịu nổi những khổ cực ở thế gian, thân thể ngày càng gầy ốm, lại không có nghề nghiệp gì, chẳng biết làm cách nào ít phí sức mà thu lợi nhiều, bèn suy nghĩ: ‘Ta phải làm nghề gì để kiếm sống?’, liền nhớ chỉ có làm nghề mổ dê thuê là tốn sức ít mà cũng có chút tiền.
Nghĩ rồi, anh ta liền tìm đến lò mổ dê. Vì tâm phàm phu dễ gây nghiệp xấu ác nên mới khiến anh ta làm nghề này, lại còn kết bạn với con trai của đồ tể.
Một hôm, vị đạo nhân quen biết trước đây khất thực trên đường, trông thấy anh ta đang bán thịt, đầu tóc rối bời, mặc áo màu xanh, thân dính đầy máu như quỉ sứ chốn Diêm-la. La-sát cầm miếng thịt đầy máu, cân bán cho mọi người. Thấy vậy, vị đạo nhân thở dài suy nghĩ:
– Đức Phật dạy thật đúng! Tâm phàm phu luôn luôn loạn động, rất dễ đổi thay. Trước đây ta thấy người này siêng năng tu học, giữ gìn cấm giới, sao bây giờ lại làm việc này! Đạo nhân bèn nói kệ:
Ông không điều phục tâm
Buông lung tạo lỗi lầm,
Sao không biết hổ thẹn,
Lại bỏ pháp điều phục?
Oai nghi và cử chỉ
Mọi người đều thích nhìn
Chim muông và cầm thú
Thấy vẫn không kinh hãi
Đi sợ dẫm trùng kiến
Lòng từ thương chúng sinh.
Tâm bi mẫn như thế
Nay đã ở chỗ nào?
Phàm phu tâm không an định, nhưng nếu được kiến đế mới đáng gọi là sa-môn. Đạo nhân lại nói kệ:
Dũng mãnh tự xưng mình
Chính thật là sa-môn
Nhưng không biết điều tâm
Nên làm việc Cực ác:
Nói kệ xong, đạo nhân lại suy nghĩ:
– Nay ta phải dùng cách gì để giúp anh ta tỉnh ngộ? Phật dạy: ‘Nếu muốn giáo hóa người, trước phải dạy họ quán xét Tứ đế’. Nay ta sẽ nói cho anh ta về nguồn gốc tạo tội
Thế là, đạo nhân đến nói với anh ta:
– Hôm nay ông cân rất đúng!
Anh ta suy nghĩ: ‘Vị tì-kheo này không mua thịt, sao bảo ta cân rất chính xác liền nói kệ:
Vị này có lòng từ
Mới đến cứu độ ta
Như vị tì-kheo này
Đã lìa nghiệp buôn bán
Nhưng thấy ta tạo ác
Nên muốn đến cứu độ
Thật là bậc hiền thánh
Làm lợi ích cho ta.
Nói kệ rồi, anh ta liền nhớ lại những việc làm lúc còn là tì-kheo, đồng thời nghĩ đến trong kinh điển đã tụng: ‘Đây là sự tập hợp của khổ, đây là lỗi lầm của dục, là vị của dục’. Nhờ tư duy như vậy, anh ta liền ném hết thịt và cân xuống đất, khởi tâm nhàm chán sinh tử, rồi gọi vị đạo nhân:
– Bạch đại đức! Bạch đại đức! Anh ta nói kệ:
Vị dục và lỗi dục
Thật là nhiều vô số
Tôi nhờ dây tàm quí
Buộc giữ cân trí tuệ.
Suy xét sự việc này