Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 53 – CHƯƠNG THÔNG MINH CƠ TRÍ, NGU ĐỘN

PUCL QUYỂN 53 – CHƯƠNG THÔNG MINH CƠ TRÍ, NGU ĐỘN

QUYỂN 53
Nội dung quyển này gồm hai chương: Thông minh cơ trí, Ngu độn.
58. CHƯƠNG THÔNG MINH CƠ TRÍ

58.1. LỜI DẪN
Phàm ba tạng mênh mông, bảy chúng đông nhiều. Nhưng lập giáo hợp cơ thì mọi người sẽ thông đạt. Nếu nghe khổ-tập, lòng đau buồn hối tiếc; nếu nghe diệt-đạo thì tâm hỉ xả phát sinh. Cho nên thanh âm trong lắng thì người nghe dễ nhận lãnh, vận điệu bổng trầm thì tai mắt được khai thông. Cho nên Mã Minh khai đạo huyền tông, Long Thọ nối lại dòng pháp, Đề-bà phân tích danh số, La-hán tổng gom pháp qui, đều để hỗ trợ cho khế kinh, phá dẹp hàng ngoại đạo. Như lạc đường mà gặp lối, đêm tối được ánh đèn, nối tiêp được phép tắc sâu mầu của kinh Phật, hiển bày rõ thuật giáo huấn giữa thầy trò, đều là nhờ bậc cơ trí vậy. Có thể nói hưng thạnh thay! Kì Viên như còn đó, Lộc uyển vẫn đâu đãy! Nếu chưa chứng quả thì cách bậc thánh rất xa vậy!
58.2. BỒ-TÁT
58.2.1. Bồ-tát Mã Minh: Truyện Bồ-tát Mã Minh ghi: “Bồ-tát thuộc dòng Bà-la-môn, người nước Tang-kì-đa thuộc Đông Thiên Trúc, ra đời sau Phật nhập niết-bàn ba trăm năm. Thuở nhỏ Ngài có tướng mạo rất kì dị, nhưng rất giỏi văn chương và luận biện. Theo thông tục của Thiên Trúc, những luận sư, văn sĩ đều căn cứ vào thắng thua để biểu đạt tài đức. Ngài cũng theo cách ấy, cho nên buộc đao bén vào gậy và khắc lên đó câu: Trong thiên hạ này, bậc trí nào có thể luận đàm hơn ta một câu, thắng ta một lí thì ta sẽ dùng đao này cắt đầu tạ tội, rồi vác gậy này đi khắp các nước, nhưng không một luận sư, văn sĩ nào thắng được.
Một hôm nghe tại núi Vận-đà có một vị a-la-hán tên là Phú-lâu-na, thông đạt tất cả danh lí của ngoại đạo, ngài bèn đến dò xét. Vừa đến, ngài thấy vị a-la-hán đang tọa thiền nơi cội cây, chí khí cao vời, hầu như không thể lường; thần sắc khiêm cung tựa như có thể khuất phục được. Bồ-tát liền nói:
– Ngài dám luận bàn chăng? Nhất định tôi sẽ thắng ngài, nếu không thắng, tôi sẽ cắt đầu tạ tội!
A-la-hán vẫn im lặng, nét mặt cũng không lộ vẻ thua hay thắng. Khiêu khích mấy lần như thế mà A-la-hán vẫn không lên tiếng. Ngài liền nhượng bộ và suy nghĩ: ‘Ta thua rồi! Người ấy thắng rồi! Người ấy dùng vô ngôn, cho nên ta không thể dùng ngôn từ khuất phục được, còn ta dùng ngôn từ, ngôn từ thì có thể bị khuất phục. Ta chưa lìa được ngôn từ, thật đáng hổ thẹn’. Thế là ngài nhận thua, mụốn cắt đầu tạ lỗi, nhưng vị a-la-hán ngăn:
– Nếu ngươi cắt đầu tạ tội, thì nên theo ý ta mà cắt búi tóc để làm đệ tử ta!
A-la-hán bèn giảng thuyết nghĩa lí khuất phục, khiến ngài khâm phục cắt tóc, sau đó thụ giới Cụ túc.
Từ đó về sau, hễ trụ thì ngài soạn văn nêu cao Phật pháp, hễ vân du thì giảng thuyết đạo mầu. Ngài soạn luận Đại Trang nghiêm, hơn trăm vạn lời, lưu hành rộng rãi ở Thiên Trúc, cả nước rất quí trọng, lấy đó làm phép tắc soạn thuật. Tuy có các bậc trí tuệ siêu việt như Tây Hà làm loạn Khổng Tử, Thân Tử khởi nghi Thánh sư, nhưng đều không hơn được sư. về sau bồ-tát Long Thọ mỗi khi viết luận đều đỉnh lễ ngài mà soạn bài kệ Tự qui, tỏ ý tự khiêm nhờ là ngài âm thầm soi sáng để tỏ ngộ. Vua quan, các người có quyền thế ở Thiên Trúc đều lập miếu thờ và tôn ngài như Phật”.
§8.2.2. Bồ-tát Long Thọ: Truyện Bồ-tảt Long Thọ và truyện Phó pháp ghi: “Có một vị đại sĩ tên là Long Thọ, bẩm tính rât thông minh, bất cứ điều gì chỉ cần xem qua một lần thì hiểu, không cần hỏi lại. Bồ-tát dựng pháp tràng, phá dẹp ngoại đạo. Bồ-tát sinh trong gia đình Phạm chí rất giàu có, tại Nam Thiên Trúc. Sinh ra nơi gốc cây (Thọ), và do rồng (Long) mà thành đạo, nên có hiệu là Long Thọ. Bồ-tát rất thông tuệ, tài năng siêu thế, khi còn đang tuổi ẵm bồng, nghe các Phạm chí tụng bốn bộ luận Vi-đà với nghĩa lí sâu rộng, gồm bốn vạn bài kệ, mỗi bài ba mươi hai chữ, bồ-tát liền thông hiểu, thấu đạt được nghĩa lí.
Đến năm hai mươi tuổi, ngài đã nổi tiếng khắp các nước, làu thông các môn thiên văn, địa lí, tinh vĩ, đồ sấm và các đạo thuật khác. Ngài kết bạn với ba người khác cũng là những bậc có thiên tư xuất chúng. Một hôm ba người bàn:
– Trong thiên hạ này, những nghĩa lí khai mở tâm ý, phát khởi huyền chỉ, tăng trưởng trí tuệ, chúng ta đều thông đạt, bây giờ nên tìm cách gì khác để vui chơi?
Lại có người nói:
– Chỉ có tìm cầu sắc đẹp, phóng tâm theo dục tình mới là đệ nhất khoái lạc trên thế gian! Chúng ta nên tìm một loại thuốc ẩn thân. Nếu được thì ước nguyện kia mới thành.
Tất cả đều nói: “Hay thay! Nghe lời này thật là khoái chí!”.
Thế là họ đến nơi dạy đạo thuật để cầu pháp ẩn thân. Thày dạy đạo thuật suy nghĩ: ‘Bốn Phạm chí này tài trí đều cao xa, lại vô cùng kiêu ngạo, xem thường hết thảy mọi người. Nay vì muốn học đạo thuật, nên mới hạ mình đến cầu ta. Nhưng ba người này đã nghiên cứu tận cùng, thông đạt các môn, chỉ có thuật cỏn con này là chưa biết. Nếu chỉ dạy hết thì vĩnh viễn họ sẽ bỏ ta. Vậy ta chỉ trao thuốc thì chúng sẽ không biết, dùng hết thuốc lại đến cầu ta, thầy trò mới được bền lâu’. Thế là thầy trao cho mỗi người một viên thuốc màu xanh và dặn:
– Nên mài thuốc này vào nước rồi thoa lên mắt, ắt sẽ có linh nghiệm. Hình sẽ tự ẩn mất!
Nghe lời thầy đạo thuật, bốn người mài thuốc vào nước. Bồ-tát nghe mùi thuốc liền biết rõ thành phần và phân lượng bào chế, liền nói lại cho thầy nghe bảy mươi thành phần của thuốc, với đầy đủ tên gọi, phân lượng của mỗi chủng loại. Thầy nghe xong, vô cùng kinh ngạc, hỏi nguyên do. Bồ-tát đáp:
– Thầy nên biết! Mỗi một loại thuốc đều có tính chất riêng, cho nên biết được cũng đâu có gì lạ!
Vị thầy nghe vậy vô cùng thán phục, cho là chưa từng có, ông nghĩ: ‘Nghe nói đến tên người này đã khó, huống gì nay ta đích thân gặp mà lại tiếc đạo thuật cỏn con này sao?’. Thế là vị thầy liền chỉ dạy cho bốn người phương pháp bào chế loại thuốc ẩn hình; bốn người liền y theo đó bào chế, rồi bôi thuốc lên mắt ẩn thân tự do đi đến khắp nơi.
Một hôm bốn người cùng vào hậu cung, cưỡng đoạt những cung nữ xinh đẹp. Hơn trăm ngày sau, rất nhiều người bị phát giác mang thai, họ liền tâu vua xin miễn tội. Sau khi nghe, vua rất buồn phiền, trong lòng suy nghĩ hẳn có gì bất tường cho nên mới có việc kì lạ như thế. Vua triệu tập quần thần thương nghị, có một vị tâu:
– Việc này có, hai trường họp: một là do quỉ mị gây ra, hai là do có người dùng phương thuật gây ra. Chúng ta có thể rải đất mịn ở cửa ra vào trong cung, sai thị vệ không cho mọi người qua lại. Nếu có người dùng phương thuật đến thì dấu chân sẽ hiện trên đất mịn, nếu là quỉ mị thì không có. Nếu là người thì dùng binh trừ, nếu là quỉ mị thì dùng thần chú diệt.
Nhà vua liền theo kế ấy, thấy dấu chân của bốn người từ cửa bước vào, thị vệ lập tức tâu trình. Vua liền dẫn mấy trăm dũng sĩ chém loạn trong hư không, giết chết ba người. Vì trong bảy thước chung quanh vua, dao không dám chém đến, nên ngài ẩn thân, đứng nép bên cạnh vua. Bấy giờ ngài mới biết dục là gốc khổ, hay phá hoại đạo đức làm nguy thân mạng, dơ uế Phạm hạnh, nên lập tức phát nguyện: ‘Nếu thoát được nạn này, sẽ đến các sa-môn cầu xuất gia’.
Ngài thoát nạn, lánh vào núi sâu, đến bên tháp Phật, đoạn trừ ái dục, xuất gia học đạo. Chỉ trong chín mươi ngày tụng đọc, ngài đã thông đạt tất cả kinh luận Phật đang có ở cõi Điêm-phù-đề. Bồ-tát muốn tìm những bộ kinh khác, nhưng không nơi đâu có được. Ngài bèn lên Tuyết sơn, nơi đây ngài được một vị tì-kheo trao cho các bộ Ma-ha-diễn. Ngài xem qua, vô cùng vui thích, dốc lòng cung kính cúng dường. Tuy đã đạt thật nghĩa, nhưng chưa chứng đạo; dù vậy ngài cũng đã có biện tài vô tận, ngôn luận siêu xuất, tất cả ngoại đạo và hàng dị học đều bị phá dẹp, thỉnh sư làm thầy. Cũng do đó mà ngài tự cho mình là bậc Nhất thiết trí, khởi tâm cống cao, ngã mạn. Một hôm ngài muốn vào cửa Cù-đàm, thần giữ cửa này nói:
– Ta thấy trí tuệ của ngài như con muỗi, nếu so với Như Lai, thật không thể dùng lời để diễn đạt; thật không khác gì ánh lửa đom đóm mà sánh với ánh sáng mặt trời mặt trăng, hạt đình lịch sánh với núi Tu-di. Ta xem nhân giả chẳng phải là bậc Nhất thiết trí mà muốn vào cửa này ư?
Nghe lời này, ngài đã cảm thấy hổ thẹn rồi, lại có một đệ tử đến nói:
– Thầy thường tự cho là Nhất thiết trí, mà nay đến đây hạ mình làm đệ tử Phật. Theo phép làm đệ tử thì phải thụ học nơi thầy, nếu thầy không đủ tài để đệ tử thụ học thì chẳng phải là bậc Nhất thiết trí.
Bấy giờ thì lời đã cùng, lí cũng đã đuối, ngài tự nghĩ: ‘Pháp thế gian có vô lượng môn, kinh Phật tuỵ vi diệu nhưng câu nghĩa chưa đủ. Nay ta nên làm thế nào tuyên giảng, khai ngộ cho người sau, làm lợi ích chúng sinh’. Suy nghĩ xong, ngài liền vào tĩnh thất bằng thủy tinh, một mình an trú trong đó. Bồ-tát Đại Long thương xót, liền dùng thần lực đưa ra biển lớn, vào long cung, mở hòm bảy báu, lấy trao

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 51 – CHƯƠNG BẠN TỐT, BẠN XẤU, TRỌN BẠN

QUYỂN 51 Quyển này gồm ba chương: Bạn tốt, Bạn xấu, Chọn bạn. 53. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *