Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 46 – CHƯƠNG SUY NGHĨ THẬN TRỌNG

PUCL QUYỂN 46 – CHƯƠNG SUY NGHĨ THẬN TRỌNG

QUYỂN 46
Quyển này gồm hai chương: Suy nghĩ thận trọng, Kiệm ước.
44. CHƯƠNG SUY NGHĨ THẬN TRỌNG

44.1. LỜI DẪN
Suy nghĩ thận trọng để ngăn ngừa lỗi lầm là đạo lý tránh tai họa; im lặng không tranh cãi là nguồn gốc để xa lìa tội ác. Răn trước, dè sau là nguyên tắc sống của người quân tử. Kính già quí trẻ là nền tảng trong việc nuôi dưỡng chúng sinh. Mong tỏ ngộ nhân duyên sinh khởi, hiểu rõ sinh diệt vô thường, biết trọn khổ, không, vô ngã, thấu môn bình đẳng nhiệm mầu. Từ đó giữ lấy diệu lí, phế bỏ sự tướng, ngăn trừ tai họa, nhận lấy phúc báo. Đó là linh dược điều hòa tinh thần, là con đường thuận muôn loại.
44.2. THẬN TRỌNG VỚI VẬT DỤNG
Kinh Tu hành đạo địa ghi: “Có vị quốc vương chọn được một người thông minh tài trí bậc nhất trong nước làm phụ tướng. Một hôm vua muôn thử tài, bèn giả khép vị phụ tướng vào tội nặng xem thử vị ấy đối phó the nào. Thế là vua sai người đem đến một bát dầu đầy, bảo vị tân phụ tướng bưng bát dầu đi từ cửa bắc đến cửa nam, vào vườn Điều Hí, cách thành hai mươi dặm. Nếu làm rơi một giọt dầu, sẽ bị chém đầu, không cần biện bạch. Quần thần tuân theo lời vua đem đến một bát dầu đầy trao cho người ấy. Người ấy hai tay bưng bát dầu mà lòng vô cùng ưu sầu, lo lắng. Bấy giờ dẫu có xe ngựa, người đến xem chật cả đường sá, hoặc thấy chuyện thị phi, vị tân phụ tướng vẫn không lay chuyển; dẫu vợ con, thân tộc đến bức ép, cũng vẫn chuyên tâm, không nhìn; dẫu người cả nước đến xem, làm náo loạn, vị ấy vẫn nhất tâm, không hề đoái hoài đến; dẫu có người nữ đẹp bậc nhất trong nước đến ca múa thúc giục, ai thấy cùng vui thích, mà vị ấy vẫn chú tâm bưng bát, ý chí chẳng xao động, cũng chẳng khởi một niệm muốn nhìn xem, chẳng thấy chẳng nghe. Bấy giờ có bài tụng:
Uyển chuyển mà khoan thai
Điệu múa quá tuyệt vời
Tất cả đều ham thích
Như hậu phi Ma vương
Làm động bậc li dục
Huống gì là phàm phu
Đến đứng bên người ấy
Bưng bát, lòng chẳng lay.
Bây giờ dẫu có Voi đuổi ngựa truy, trong thành lửa cháy thiêu đốt bách tính, mọi người kêu la, bảo tránh nạn lửa, chớ rơi hầm sâu, quan binh đều đến đồng loạt ứng cứu, người ấy vẫn nhất tâm bưng bát dầu, không để rơi một giọt. Dầu có sấm sét, động đất, gió bão nỗi lên khiến cây cối gãy đổ, cát đá bay mịt mù, chim chóc rơi loạn, thú chạy lạc bầy, ngượi vật kêu la, thì vị ấy vẫn chỉ để tâm nơi bát dầu, không thấy không nghe. Vị tân phụ tướng đã bưng bát dầu đén vườn Điều Hí mà không làm rơi một giọt. Các quan tâu trình đầy đủ, nhà vua khen: ‘Khó có ai như người này; đây là bậc hùng trong loài người, không quan tâm đến mọi việc!’. Thế là vua vô cùng vui mừng, lập người này làm phụ tướng. Hành giả tu đạo, chế tâm cũng như thế. Dù có dâm nộ si đến nhiễu loạn các căn, nhưng bên trong thì quán xét, bên ngoài thì ngăn chặn, nhiếp tâm không tán loạn; tam-muội định tâm cũng như vậy.
Có bài kệ ghi:
Như người bưng bát dầu
Bất động, không làm rơi
Diệu tuệ ý như biển
Nhất tâm bưng bát dầu
Nếu ai muốn học đạo
Nên nhiếp tâm như vậy
Lòng luôn cầu đức sáng
Trừ sạch các vết nhơ
Bao nhiêu loại sắc dục
Đều khởi từ nộ si
Giữ chí không buông lung
Vắng lặng tự chế phục
Như thân đang có bệnh
Phải dùng thuốc chữa trị
Bệnh tâm cũng như vậy
Bẩn ý chỉ diệt trừ.
Phẩm Tế long trong kinh Đại tập ghi: “Lúc bấy giờ, trong chúng hội, có một con rồng mù tên là Phả-la-cơ-lê-xa lớn tiếng khóc than rằng:
– Bạch Đại Thánh Thế Tồn, xin Ngài cứu con! Xin Ngài cứu con! Nay thân con chịu nhiều đau khổ, ngày đêm thường bị các loài côn trùng cắn rỉa, ăn thịt, sống trong nước nóng, không giây phút nào an vui.
Đức Phật bảo Lê-xa:
– Vào thời quá khứ, ngươi là một tì-kheo ở trong Phật pháp, nhưng lại phạm giới cấm, trọng lòng thì dối trá, ngoài mặt thì hiện tướng lành, tham quyến thuộc đông, muốn đệ tử nhiều, danh tiếng vang khắp, ai ai cũng biết đến, còn tự xưng: Ta là hòa thượng đã đắc quả A-la-hán’. Do đó, ngươi được thí chủ cúng dường rất nhiều, nhưng chỉ để riêng mình thụ dụng. Thấy người giữ giới thì ngươi lại nói xấu, khiến họ buồn khổ và thề rằng: ‘Đời đời dù sinh ra nơi nào, ta cũng ăn thịt ông’. Đó là thân đời trước của ngươi. Do nghiệp ác này, sau khi chết, ngươi sinh trong loài rồng. Những người kia vì lời thề, nên hôm nay lại ăn thịt ngươi; do ngươi tạo nghiệp ác nên phải chịu quả báo mù lòa. Lại nữa, trong vô lượng kiếp quá khứ lúc ở nơi địa ngục nước đồng sôi, ngươi cũng thường bị các loài côn trùng cắn rỉa, ăn thịt.
Nghe câu chuyện này, rồng buồn khổ khóc lớn bạch Phật:
– Chúng con ngày nay đều xin chí thành sám hối, mong mau thoát khỏi nỗi khổ này!

Khi ấy, hai mươi sáu ức con rồng đói kia đều nhớ lại thân quá khứ của mình, khóc lóc thảm thiết, nhớ lại đời trước tuy đã xuất gia trong Phật pháp, nhưng do tạo các nghiệp ác, nên trải qua vô số thân bị đọa vào ba đường ác; do nghiệp báo này chưa hết, nên lại sinh vào loài rồng, chịu khổ cùng cực, như loài rồng xanh này vậy.
Bấy giờ, Đức Phật bảo loài rồng:
– Các ngươi hãy lấy nước rửa chân Như Lai thì tội báo của các ngươi dần dần được tiêu trừ.
Ngay đó, tất cả rồng lấy tay vốc nước, thì nước đều biến thành lửa, lại biến thành tảng đá lớn, rồi nổi lửa dữ đỏ rực khắp lòng bàn tay, dập tắt thì lại cháỵ, bảy lần như thế. Thấy vậy, tất cả rồng đều kinh sợ, sầu não, nước mắt đầm đìa. Vâng lời Phật dạy, chúng phát nguyện lớn, lửa dữ đều bị dập tắt. Đến lần thứ tám, chúng lấy tay vốc nước rửa chân Như Lai, chí thành sám hối. Đức Phật thụ ký: ‘Đến thời Phật Di-lặc, các ngươi sẽ được làm người, gặp Phật xuất gia, tinh tiến trì giới, đắc quả A-la-hán!’.
Bấy giờ, các rồng đều chứng được túc mạng tâm, tự nhớ lại nghiệp đã tạo trong đời quá khứ, từng Quyển 46
ở trong Phật pháp, hoặc làm cư sĩ thân cận với chúng tăng, hoặc tới lui nghe pháp. Khi có đàn việt cúng dường các món ăn, thức uống, hoa quả, thì cùng với các tì-kheo phân chia ăn uống.
Có rồng nói:
– Tôi thường dùng thức ăn, thức uống và hoa quả của tứ phương tăng.
Có rồng nói:
– Lúc tôi đến chùa cúng dường chúng tăng, hoặc lễ bái cũng đã ăn uống như thế.
Các rồng khác lần lượt nói:
– Tôi từng làm cư sĩ ở trong pháp hội của Phật Tì-bà-thi, cho đến từng làm cư sĩ trong pháp hội của Phật Thích-ca Mâu-ni, hoặc do quen biết, hoặc nghe pháp mà qua lại chốn chùa chiền. Khi những người có lòng tin đem thứ hoa quả, đồ ăn, thức uống cúng dường chúng tăng. Tì-kheo nhận rồi, trở lại cho tôi, tôi liền thụ dụng. Vì

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM

QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *