Home / KINH - LUẬN / Kinh Pháp Bảo Đàn / Phẩm thứ năm – DIỆU HẠNH

Phẩm thứ năm – DIỆU HẠNH

Phẩm thứ năm – DIỆU HẠNH

Tổ bảo chúng:
Pháp môn tọa thiền chính là chẳng chấp tâm, chẳng chấp tịnh, cũng chẳng chấp chẳng động. Nếu nói chấp tâm, tâm vốn là vọng, biết tâm như huyễn nên không chỗ chấp. Nếu nói chấp tịnh, tánh quý vị vốn tịnh, do vọng niệm che tánh chơn, chỉ không vọng tưởng tánh tự thanh tịnh. Khởi tâm chấp tịnh, sanh vọng tịnh, lập tịnh tướng cho là công phu kiến tánh, vọng tịnh nầy không căn không gốc, nếu khởi như thế tự che bẩn tánh, bị tịnh trói buộc.
Thiện tri thức! Muốn tu bất động, khi thấy người chẳng khởi đúng sai thiện ác lỗi lầm của người, tức tự tánh bất động. Thiện tri thức! Người mê thân tuy bất động, mở miệng liền nói đúng sai tốt xấu hay dở của người, tức trái đạo. Nếu chấp tâm chấp tịnh thời chướng đạo vậy.
Tổ bảo chúng:
Thiện tri thức! Sao gọi Tọa Thiền? Trong pháp môn nầy không chướng không ngại, ngoài đối tất cả cảnh thiện ác lòng không khởi niệm gọi là Tọa, trong thấy tự tánh bất động gọi là Thiền.
Thiện tri thức! Sao gọi Thiền Định? Ngoài lìa tướng gọi Thiền, trong chẳng loạn là Định. Nếu ngoài chấp tướng tức trong tâm loạn, nếu ngoài lìa tướng thời tâm chẳng loạn. Bổn tánh tự tịnh tự định, vì thấy cảnh liền bám theo cảnh nên tâm loạn. Nếu thấy các cảnh tâm chẳng loạn, đó là chơn định.
Thiện tri thức! Ngoài lìa tướng tức thiền, trong chẳng loạn tức định, ngoài thiền trong định gọi thiền định. Bồ Tát Giới Kinh nói: “Bổn tánh ta vốn tự thanh tịnh”.
Thiện tri thức! Niệm niệm tự thấy bổn tánh thanh tịnh, tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo.

About namcuulong

Check Also

Phẩm thứ bảy – CƠ DUYÊN

Phẩm thứ bảy – CƠ DUYÊN Tổ đắc pháp tại Hoàng Mai, đến ở thôn ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *