Home / KINH - LUẬN / Kinh Pháp Bảo Đàn / Phẩm thứ mười – PHÓ CHÚC

Phẩm thứ mười – PHÓ CHÚC

Phẩm thứ mười – PHÓ CHÚC

Một hôm, Tổ gọi các đệ tử Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như đến, nói rằng: Các ngươi không giống như người khác, sau khi Ta diệt độ, quý vị mỗi người một phương truyền pháp. Nay Ta dạy các ngươi thuyết pháp chẳng mất bổn tông. Trước nói pháp môn Ba Khoa, động dụng có 36 pháp, ra vào phải lìa hai bên, thuyết tất cả pháp chớ lìa tự tánh. Chợt có người hỏi pháp, mở lời lấy pháp đối đến đi làm nhân, dứt sạch biên bờ, rốt ráo ba pháp cũng bỏ, lại không chỗ bỏ. Pháp môn Ba Khoa là ấm, giới, nhập. Ấm là năm ấm:
sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nhập là mười hai nhập: ngoài có sáu trần là sác, thanh hương, vị, xúc, pháp, trong có sáu cửa là mắt, tai, mui, lưỡi, thân, ý. Giới là mười tám giới: sáu trần, sáu căn, sáu thức.
Tự tánh bao hàm muôn pháp gọi Hằm tàng thức, nếu khởi suy lường tức thức chuyển sanh thành sáu biết, hiện hành nơi sáu căn nhận biết sáu trần, như vậy mười tám giới đều từ tự tánh khởi dụng. Tự tánh nếu tà thời khởi mười tám tà, tự tánh nếu chánh thời khởi mười tám chánh. Dụng tâm ác tức chung sanh dụng, dụng tâm thiện tức Phật dụng. Bởi dụng có khác nên tự tánh có các pháp đối.
Ngoại cảnh vô tình có năm đối: trời đối đất, mặt trời đối mặt trăng, sáng đối tôi, âm đôi dương, nước đôi lửa. Đây là năm đối.
Pháp tướng ngôn ngữ có mười hai đối: lời đối pháp, có đối không, hữu sắc đối vô sác, hữu tướng đối vô tướng, hữu lậu đối vô lậu, sắc đối không, động đối tịnh, trong đối đục, phàm đối thánh, tăng đôi tục, già đối trẻ, lớn đối nhỏ. Đây là mười hai đối.
Tự tánh khởi dụng có mười chín đối: dài đối ngắn, tà đối chánh, si đối huệ, ngu đối trí, loạn đối định, lành đối độc, giới đối phi giới, thẳng đối cong, thật đối hư, hiểm đối bình, phiền não đối Bồ-đề, thường đối vô thường, từ bi đối độc hại, mừng đối giận, bố thí đối bỏn xẻn, tinh tấn đối giải đãi, sanh đối diệt, pháp thân đối sắc thân, hóa thân đối báo thân. Đây là mười chín đối.
Tổ nói: Nếu hiểu ba mươi sáu pháp đối đây, dụng thời xuyên xuyết tất cả pháp, ra vào lìa hai bên. Tự tánh động dụng cùng người nói pháp, ngoài thì nơi tướng lìa tướng, trong thì nơi không lìa không. Nếu chấp tướng nuôi lớn tà kiến, nếu chấp không nuôi lớn vô minh. Người chấp không hay phỉ báng Kinh, thường nói chẳng dùng văn tự, đã nói chẳng dùng văn tự thì lời nói kia cũng chính là tướng văn tự. Lại nói trực chỉ Đạo chẳng lập văn tự, hai chữ “chẳng lập” cũng là văn tự, thấy người thuyết pháp lại phỉ báng họ đắm trước văn tự. Các ngươi phải biết tự mê còn khá, lại phỉ báng Kinh Phật, chẳng biết phỉ báng Kinh tội không thể kể xiết.
Nếu tham trước bên ngoài làm các pháp, hoặc mở rộng đạo tràng, nói các lỗi lầm của có không, người như thế lũy kiếp chẳng thể thấy tánh. Chỉ nghe y pháp tu hành, lại chớ trăm điều chẳng nghĩ mà ngăn ngại đạo tánh. Nếu nghe pháp chẳng tu, khiến người trở lại sanh tà niệm. Chỉ y pháp tu hành, pháp không trụ tướng bố thí. Các ngươi nếu ngộ, y đây thuyết, y đây dụng, y đây hành, y đây tác, thời chẳng mất bổn tông. Nếu có người hỏi nghĩa ngươi, hỏi có lấy không đối, hỏi không lấy có đối, hỏỉ phàm lấy thánh đối, hỏi thánh lấy phàm đối… Hai đường làm nhân cho nhau sanh nghĩa Trung đạo. Người một hỏi một đối, hỏi các điều khác y đây đáp, thời chẳng mất ý chỉ. Ví như có người hỏi: Thế nào là tối? Đáp: Sáng là nhân, tối là duyên, sáng chìm thời tối. Lấy sáng hiển tôi, lấy tối hiển sáng, đến đi làm nhân, thành nghĩa Trung đạo. Nếu hỏi khác cũng đều như thế đáp. Các ngươi về sau truyền pháp, y đây dạy trao, chớ mất tông chỉ.
Đầu niên hiệu Thái Cực Diên Hòa, tháng 7 năm Nhâm Tý, Tổ sai đệ tử qua chùa Quốc Ân xây tháp, đến mùa hạ năm sau hoàn thành.
Ngày mồng 1 tháng 7, Tổ nhóm chúng lại bảo: Đến tháng tám Ta muôn lìa thế gian, các ngươi có nghi sớm hỏi, Ta sẽ phá nghi khiến các ngươi hết mê. Ta đi rồi sau không người dạy.
Pháp Hải cùng Đại chúng nghe thày đều khóc rống, chỉ có Thần Hội thần tình bất động, cũng không buồn khóc.
Tổ khen: Chỉ có Thần Hội đạt được thiện bất thiện bình đẳng, khen chê không động, vui buồn không sanh. Còn các ngươi, bấy lâu nay ở núi tu cái đạo gì mà nay buồn khóc! Hay lo Ta chẳng biết chỗ đi? Chỗ đi Ta tự biết, nếu không sao dự báo cho các ngươi? Các ngươi buồn khóc mê muội, không biết chỗ Ta đi, nếu biết thời không có ưu bỉ khóc lóc. Pháp tánh vốn không sanh diệt đến đi. Các ngươi hãy ngồi xuống, nghe Ta nói kệ gọi là Chơn giả động tịnh kệ. Hãy giữ lấy mà tụng, cùng Ta một ý, y kệ đây tu không mất tông chỉ.
Chúng Tăng làm lễ thỉnh Tổ đọc kệ:
Tất cả đều không chơn
Chẳng cho thấy là chơn,
Nếu thấy cho là chơn
Thấy ấy thật không chơn.
Bằng muốn tự có chơn
Lìa giả tức là chơn,
Tự tâm không lìa giả
Không chơn, nơi nào chơn.
Hữu tình tức có động
Vô tình tức bất động,
Nếu tu hạnh bất động
Đồng vô tình bất động.
Muốn tìm chơn bất động
Nơi động có bất động,
Bất động là bất động
Vô tình không giống Phật
Khéo hay phân biệt tướng
Đệ nhất nghĩa bất động,
Chỉ như thấy đây dụng
Tức là chơn bất động.
Bảo cho người học đạo
Nỗ lực tu dụng ý,
Chớ ở cửa Đại thừa
Lại chấp trí tử sanh.
Nếu nhơn lời tương ưng
Tức cùng luận Phật nghĩa,
Nếu thật chẳng tương ưng
Chấp tay sanh hoan hỷ.
Tông này vốn không tranh
Tranh thời mất ý đạo,
Trái lại tranh pháp môn
Lìa tánh vào sanh tử.
Bấy giờ, chúng đệ tử nghe kệ xong thảy đều đảnh lễ, nắm giữ lời Tổ dạy, mỗi mỗi nhiếp tâm y pháp tu hành. Biết Tổ trụ thế không lâu, Thượng tọa Pháp Hải lễ lạy thưa: Sau khi Hòa thượng nhập diệt, y pháp nên giao phó cho ai?
Tổ bảo: Ta thuyết pháp ở chùa Đại Phạm đến nay, sao chép lại lấy tên “Pháp Bảo Đàn Kinh”. Các ngươi gìn giữ, hộ trì lẫn nhau, truyền dạy cho người, chỉ y pháp

About namcuulong

Check Also

Phẩm thứ sáu – SÁM HỐI

Phẩm thứ sáu – SÁM HỐI Bấy giờ, dân chúng ở Quảng Châu, Thiều Châu ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *