Home / KINH - LUẬN / Kinh Pháp Bảo Đàn / Phẩm thứ hai – BÁT NHÃ

Phẩm thứ hai – BÁT NHÃ

Phẩm thứ hai – BÁT NHÃ

Hôm sau, Vi sử quân thỉnh hỏi. Tổ thăng tòa bảo Đại chúng: Quý vị hãy tịnh tâm, niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.
Lại nói: Thiện tri thức! Bồ-đề trí Bát Nhã người người vốn sẵn có, chỉ duyên tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải có Đại thiện tri thức mách bảo mớỉ thấy tự tánh. Phải biết kẻ trí ngưởi ngu, Phật tánh vốn không sai khác. Bởi vì mê ngộ không đồng, nên mới có trí có ngu. Nay Ta nói pháp Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, khiên quý vị mỗi người tự tỏ tánh trí huệ. Hãy chí tâm lóng nghe, Ta sẽ vì quý vị mà nói.
Thiện tri thức! Người đời suốt ngày miệng nói Bát Nhã mà chẳng biết tự tánh Bát Nhã, giống như nói ăn mà chẳng no, miệng chỉ nói suông, muôn đời không thấy tánh, có ích gì?
Thiện tri thức! Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật là tiếng Phạn, phương đây gọi Đại Trí Huệ Đến Bờ Kia. Phải ở tâm hành, chẳng phải miệng nói. Miệng nói tâm không hành thì như huyễn, như hóa, như sương móc, như ánh chớp. Miệng nói tâm hành thì lòng lời không trái. Bổn tánh tức là Phật, lìa tánh riêng không Phật.
Sao gọi Ma Ha? Ma Ha là Đại. Tâm lượng quảng đại ví như hư không, không có biên bờ, cũng không vuông tròn lớn nhỏ, cũng chẳng xanh vàng đỏ trắng, cũng không cao thấp ngắn dài, cũng không giận không mừng, không thị không phi, không thiện không ác, không có đầu đuôi. Quốc độ chư Phật như khắp vi trần, tận đồng hư không. Diệu tánh người đời vốn không, không một pháp khá được. Tự tánh chơn không cũng lại như thế.
Thiện tri thức! Chớ nghe Ta nói không, liền đắm trước không. Tốt nhất chớ đắm không. Nếu đem tâm không mà tĩnh tọa, tức chìm vô ký không.
Thiện trí thức! Thế giới hư không bao hàm vạn vật hình tượng, nhật nguyệt tinh tú, núi sông đất địa, suối nguồn khe rạch, cỏ cây lùm rừng, người thiện kẻ ác, pháp thiện pháp ác, thiên đường địa ngục, tất cả biển lớn, các núi Tu Di thảy đều ở trong không. Tánh không người đời cũng lại như thế.
Thiện tri thức! Tự tánh bao hàm muôn pháp là Đại, vạn pháp ở trong tánh quý vị. Nếu thấy tất cả người thiện kẻ ác đều chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng nhiễm chẳng đắm, tâm như hư không, gọi là Đại. Nên nói là Ma Ha.
Thiện tri thức! Kẻ mê miệng nói, người trí tâm hành. Lại có kẻ mê đem tâm không tĩnh tọa, trăm điều chẳng nghĩ, cho đó là Đại; với hạng người tà kiến nầy chớ có mở lời.
Thiện tri thức! Tâm lượng rộng lớn biến khắp pháp giới. Dụng tức liễu liễu phân minh, thông suốt tất cả. Tất cả tức như, như tức tất cả, đến đi tự tại, tâm thể không trệ. Tức là Bát Nhã.
Thiện tri thức! Tất cả trí Bát Nhã đều sanh từ tự tánh, chẳng từ ngoài vào, chớ lầm dụng ý, gọi là chơn tánh tự dụng. Tự chơn, tất cả chơn. Tâm lượng rộng lớn, chớ hành hạnh nhỏ. Miệng chớ cả ngày nói không mà trong lòng chẳng tu hạnh đây, như kẻ phàm phu tự xưng là vua ắt không thể được, chẳng phải đệ tử Ta.
Thiện tri thức! Sao gọi Bát Nhã? Bát Nhã là Trí Huệ. Trong tất cả chỗ, tất cả thời, niệm niệm chẳng ngu, thường hành trí huệ, tức hành Bát Nhã. Một niệm ngu tức Bát Nhã diệt, một niệm trí tức Bát Nhã sanh. Người đời ngu mê chẳng thấy Bát Nhã, miệng nói Bát Nhã mà trong lòng thường mê, tự nói ta tu Bát Nhã, niệm niệm nói không, chẳng thật chơn không. Bát Nhã không hình tướng tức là tâm trí huệ, nếu hành dụng như thế tức là trí Bát Nhã.
Sao gọi Ba La Mật? Ba La Mật là tiếng Tây Thiên, tức Đến Bờ Kia, nghĩa là lìa sanh diệt. Trước cảnh khởi sanh diệt, như nước có sóng, tức bờ này; lìa cảnh không sanh diệt, như nước thường lưu thông, tức bờ kia, nên gọi Ba La Mật.
Thiện tri thức! Người mê miệng niệm, đương lúc niệm có vọng, cò không vọng. Niệm niệm khéo hành, đó là chơn tánh. Người ngộ pháp đây là pháp Bát Nhã, người tu hạnh đây là hạnh Bát Nhã. Không tu tức phàm phu. Một niệm tu hành tự thân đồng Phật.
Thiện tri thức! Phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ-đề. Niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật. Niệm trước đắm cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức Bồ-đề.
Thiện tri thức! Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật là tối tôn, tối thượng, tối đệ nhất, không trụ, không đến cũng không đi, ba đời chư Phật từ đó sanh. Phảỉ dụng Đại Trí Huệ phá tan ngũ uẩn phiền não trần lao, biến ba độc thành Giới-Định-Huệ. Người tu hạnh như thế chắc chắn thành Phật.
Thiện tri thức! Pháp môn Ta nói đây từ một Bát Nhã sanh tám vạn bốn ngàn trí huệ. Vì cớ sao? Vì người đời có tám vạn bốn ngàn trần lao, nếu không trần lao, trí huệ thường hiện. Người ngộ pháp đây chẳng lìa tự tánh, tức là vô niệm. Từ tự tánh chơn như dụng, đem trí huệ quán chiếu nơi tất cả pháp, không lấy không bỏ, không nhớ tưởng, không đắm trước, không khởi cuồng vọng, tức là kiến tánh thành Phật.
Thiện tri thức! Nếu muốn nhập thậm thâm pháp giới cùng Bát Nhã tam-muội, phải tu hạnh Bát Nhã. Trì tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã tức được thấy tánh. Phải biết công đức Kinh này vô lượng vô biên, trong Kinh đã thuyết đầy đủ rõ rành. Pháp môn đây là tối thượng thừa, vì người thượng căn đại trí thuyết. Người căn mỏng trí cạn nghe sanh lòng bất tín. Vì cớ sao? Ví như trời mưa lớn nơi Diêm Phù Đề, nhà cửa, xóm làng, thành quách, tất cả trôi dạt như cỏ cây. Nếu mưa nơi biển thời nước chẳng tăng chẳng giảm. Người Đại thừa, Tối thượng thừa nghe thuyết Kinh Kim Cang tâm liền khai ngộ, nên biết bổn tánh tự có trí Bát Nhã, tự dụng trí huệ thường quán chiếu nên chẳng lầm văn tự. Ví như trời mưa khiến tất cả chúng sanh, tất cả cỏ cây, hữu tình vô tình đều được đượm nhuần, trăm sông đều chảy ra biển hợp thành một vị. Gốc tánh trí Bát Nhã chúng sanh cũng lại như thế.
Thiện tri thức! Người căn trí cạn mỏng nghe pháp Đốn giáo, cũng như cỏ cây mềm yếu gặp trận mưa lớn thảy đều đổ gãy, chẳng thể phát triển. Người tiểu căn cũng lại như thế, dẫu trí Bát Nhã vốn sẵn có như người đại trí không khác.
Nhân nào nghe pháp chẳng tự khai ngộ? Do tà kiến, phiền não là chướng duyên sâu dày. Ví như đám mây lớn che mặt trời, gió thổi chẳng tan, nên mặt trời không hiện. Trí Bát Nhã chẳng phải đại căn tiểu trí, nhưng vì tất cả chúng sanh tự tâm mê ngộ chẳng đồng. Đem tâm mê tu hành hướng ra ngoài cầu Phật, chưa ngộ tự tánh tức tiểu căn. Nếu ngộ tự tánh chẳng cầu bên ngoài, chỉ y tự tâm thường khởi chánh kiến, trần lao phiền não không thể nhiễu loạn, tức là kiến tánh.
Thiện tri thức! Trong ngoài không trụ, đến đi tự tại, năng trừ tâm chấp, thông đạt vô ngại, khéo tu hạnh đây cùng Kinh bổn Bát Nhã không khác.
Thiện tri thức! Tất cả Kinh tạng, văn tự Đại thừa, Tiểu thừa, mười hai bộ Kinh đều nhơn tánh trí huệ người trí kiến lập. Nếu không người đời, tất cả vạn pháp vốn tự không có, nên biết vạn pháp gốc từ người khởi. Tất cả kinh điển vì người mà thuyết, bởi có kẻ ngu người trí, kẻ ngu căn trí thấp kém, người trí căn tánh mãnh lợi. Kẻ ngu hỏi pháp người trí, người trí thuyết pháp cho kẻ ngu nghe, kẻ ngu chợt ngộ bổn tâm thời đồng người trí không khác.
Thiện tri thức! Chẳng ngộ tức Phật là chúng sanh, một niệm ngộ thời chúng sanh là Phật. Nên biết muôn pháp từ tâm sanh, sao chẳng đốn ngộ chơn Phật nơi bổn tánh? Bồ Tát Giới Kinh nói: “Bổn nguyên tự tánh vốn thanh tịnh. Nếu biết tự tâm, rõ tự tánh đều thành Phật đạo”. Kinh Tịnh Danh nói: “Tức thời đốn ngộ, nhận được bổn tâm”.
Thiện tri thức! Ta ở chỗ Hòa thượng Hoằng Nhẫn nghe một lời liền rõ bản tánh chơn như. Nay đem pháp này lưu truyền, khiến người học đạo mỗi mỗi quán chiếu tự tâm, tỏ rõ bổn tánh, đốn ngộ Bồ-đề. Nếu chẳng tự ngộ, phải cầu Thiện tri thức dạy pháp tối thượng thừa, y pháp chơn chánh nhập đạo. Thiện tri thức này có nhân duyên lớn, có phương tiện khéo khiến người kiến tánh, tất cả pháp lành nhơn Thiện tri thức mà phát khởi. Ba đời chư Phật, mười hai bộ Kinh ở tại tánh người vốn tự có đủ. Nếu chẳng tự ngộ phải cầu Thiện tri thức khai tỏ mới biết. Nếu ỷ lại vào Thiện tri thức bên ngoài, vọng cầu giải thoát, lẽ ấy không thật. Vì cớ sao? Vì tự tâm sẵn có Thiện tri thức, phải tự ngộ. Thiện tri thức tuy có dạy bảo, trong lòng khởi tà kiến ngu mê, vọng niệm điên đảo, cứu cũng không được. Nếu chơn chánh khởi trí Bát Nhã chiếu soi, một niệm dứt sạch vọng tâm, tỏ tánh trí huệ, thẳng vào đất Phật.
Thiện tri thức! Trí huệ quán chiếu trong ngoài suốt thông, nếu biết bổn tâm tức vốn giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Bát Nhã tam-muội, Bát Nhã tam-muội tức là vô niệm.
Sao gọi vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp, tâm không nhiễm trước, tức vô niệm. Dụng tức khắp cả chỗ, cũng chẳng đắm tất cả chỗ. Chỉ tịnh bổn tâm khiến sáu thức lưu xuất nơi sáu căn, ở trong sáu trần không nhiễm không tạp, đến đi tự do, dụng biến

About namcuulong

Check Also

Phẩm thứ bảy – CƠ DUYÊN

Phẩm thứ bảy – CƠ DUYÊN Tổ đắc pháp tại Hoàng Mai, đến ở thôn ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *