Home / TRÌ TRÚ / Chú Đại Bi / Chú Đại Bi câu 1 – 5

Chú Đại Bi câu 1 – 5

dai-bi-chu1(1) NAM MÔ HẮC RA ĐÁT NA ĐÁ RA DẠ DA
Câu chú này chính là bản thân đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã vận dụng lòng đại từ bi tụng niệm. vậy khi đọc chớ nên đọc quá to với một tinh thần vội vã
DỊCH: (Nam Mô) có nghĩa là quy y, tô kính, vâng theo (Hắc ra đát na) có nghĩa là vi bảo – là việc là quý báu (Đà ra dạ) có nghĩa là 3 (Da) là lễ. Vậy toàn thể ý nghĩa câu này có thể tóm tắt: Quy mệnh lễ, kính thập phương vô tận Tam Bảo
GIẢI: (Nam mô) tức là quy y, quy y tức là căn nguyên làm tổ, thành phật. Đó là một điều kiện không thể thiếu được đối với những ai theo học đạo Phật. Vì lẽ đó. Tất cả những chữ đứng trên đầu bài chú, đều bao chùm hai chữ Nam Mô, (Hắc ra đát na) muốn giải thích đạo thể vốn phi không phi sắc, trong đó ẩn tàng những diệu cảnh vô cùng (Đá ra dạ da) có nghĩa là pháp nhĩ xuất phát từ chỗ tự nhiên. Tự nhiên tức là có thể khế hợp với đạo pháp. Nói một cách khác: muôn ngàn đạo pháp cũng là hai chữ duy tâm mà ra. Cũng nên biết tâm tức là đạo. Chúng ta nếu cứ giữ đúng theo phương pháp mà tu trì, thời rất dễ thành đạo.
GIẢNG: Chỉ một câu này đã nói lên niềm hy vọng của đức Bồ Tát mong muốn chúng ta quy y đạo pháp một cách chân chính , nhờ vậy mà thấy dõ được lòng, được tính, hoặc tới được chân ngôn chính đẳng chính giác. Vì thế bốn chữ khai tông minh nghĩa nhằm làm cho diệu pháp thâm diệu vô cùng sáng tỏ và thâm nhập vào chúng ta. Vậy quy y có nghĩa là quy y Tam Bảo: quy Phật, quy Pháp, quy Tăng. Nên nhớ: quy y Phật cần phải vô tư, vô lự, ngưng tụ tinh thần, nhất thiết tin tưởng vào hai túc tôn. Quy y pháp có nghĩa là phải triệt để tuân theo những nguyên tắc trong kinh điển, không oán trời, không trách người, để thể theo cái lẽ duyên sinh của trời. Quy y Tăng chính là thường xuyên giữ gìn lấy giòng nước thanh tịnh, cũng cố lấy cái tính mệnh như như bất động (liên quan đến yếu nghĩa của câu quy y Tam Bảo, xin tham khảo thêm cuốn sách có nhan đề là “Quy y Tam Bảo đích chân đế”). Cần phải hiểu rõ cái nguyên lý là từ chỗ CÓ đi vào chỗ KHÔNG. Đó chính là căn nguyên để trở thành Phật. Nếu không hiểu rõ được mọi phép “cái thể vốn không”, thời không thể thành bậc chánh giác được. Chúng ta cần lấy lòng cực kỳ thành kính để phát huy cái hoằng nguyện cực kỳ to lớn. Quy y Tam Bảo nhằm tinh tiến việc tu trì, mới có thể đạt được cõi vi diệu tâm thể bản nhiên (tâm thể đều quy về một gốc). cái cảnh giới đó có thể gọi là phi không phi sắc. Vì thế những bậc tu đạo, trước hết cần phải biết phá vỡ hết thảy mọi sắc tướng và duy trì lấy cái bản tính bản lai không tịch. Có như vậy mới có thể phóng ra ánh sáng rực rỡ, soi tỏ pháp giới, và trở thành chứng quả của nhà Phật. nói chung, hết thảy mọi giáo điều Tam Tạng, đều do con đường đó xuất phát một cái lý chí cực

dai-bi-chu2(2) NAM MÔ A DỊ DA

Nam mô a dị da đó là bánh xe như ý của chính bản thân đức Bồ Tát, đến đây cần phải đặc biệt lưu tâm.
DỊCH: (Nam mô) nghĩa giống như trên (A dị) là bậc thánh hoặc là phương pháp xa lìa điều ác, chẳng lành. (Da) là lễ, toàn câu có nghĩa. Kính lễ quy y , cách ly những bậc thành hung dữ, chẳng lành.
GIẢI: (A dị da) có nghĩa là tu tâm, đó là đức Như Ý Luân Bồ Tát hiện rõ diện tướng sắc đen, hàng phục ma quỷ và hộ chì chân ngôn cho những kẻ tu đạo.
GIẢNG: Đức Bồ Tát đã dạy bảo cho người đời câu này, kẻ tu đạo phải lấy câu chân ngôn là tu tâm làm gốc. Vì lẽ muôn ngàn diệu pháp trong trời đất đều do tâm mà phát khởi. Vì thế những người tu đạo, cần nhất phải soi rõ lòng mình để thấy tính mình. Có vậy mới có thể chứng nhập vào cõi BỒ ĐỀ. MINH TÂM tức là do chỗ hữu niệm tiến tới chỗ vô niệm, cởi bỏ hết thảy, dứt bỏ chăm ngàn điều quấy. Muốn như vậy, không được cho lòng buông thả. Nếu để cho lòng buông thả một chút, nó sẽ tùy theo tình và cảm mà chạy theo và vĩnh viễn không ngày nào vươn lên được. Vì thế, thường có câu: Lòng không sáng tỏ thời không thấy được tính. Những người tu đạo, chủ yếu là rửa sạch mọi thói quen cũ để khôi phục lại bản tính cố hữu . Chỉ có hình thức duy nhất đó mới có thể tiến tới bậc chân trí. Tuy nhiên, cũng cần phải biết rõ: có được công phu hàng phục (thắng được mọi nết xấu) tất nhiên không phải trong một ngày mà đạt được. Trái lại, phải được nuôi dưỡng từ từ, thao luyện từ từ và lâu dài, khiến cho bản tính được thuần hóa. Nếu không phát sinh một ý niệm xấu, tất nhiên cõi lòng sẽ sáng tỏ và trong suốt. Như như bất động, từ đó có thể tiến vào diệu cảnh của Niết Bàn. Được công phu đó không phải do kết quả một ngày, và cũng không phải do lòng tham luyến dục niệm mà tỉnh ngô được. Nói chung, tâm tính của chúng ta đều có điểm giống nhau, không phân biệt được bậc thánh hay kẻ phàm. Do đó, điểm chủ yếu là phát tâm tu hành, sau này sẽ đạt được mục đích. Như kinh đã nói ở trên: Tâm, Phật và chúng sinh, cả ba đều không có sự sai biệt.
Đức Như Ý Luân Bồ Tát hiện ra diện tướng sắc đen để hàng phục ma quỷ, câu này có nghĩa là mọi việc đều bởi duy tâm mà tạo ra. Ta có thể hiệu rộng hơn về câu này: Tướng bởi lòng sinh và tướng cũng theo lòng mà dứt . Không phải gió động, phướng động mà lòng của bậc nhân giả động

dai-bi-chu3(3) BÀ LÔ KIẾT ĐẾ, THƯỚC BÁT RA DA
Bà lô kiết đế, thước bát ra da, đó chính là bản thân của đức Trì Bát Quan Thế Âm. Nếu muốn lấy được ngọc Xá Lợi, xin đọc bài này và suy ngẫm. Đức Bồ Tát cầm bát.
DỊCH: (Bà lô kiết đế) bao gồm cả ba ý nghĩa là Quan, quang, Quan sát (thước bát ra) có nghĩa là tự tại Thế Âm. (Da) là lễ. Toàn câu có nghĩa: Kính lễ tự tại Quán Thế Âm
GIẢNG: Câu này nói về sự khổ lão của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát vì lòng thương người . Tất cả mọi sự khổ não của con người đều do tà pháp dẫn đến chỗ đánh mất bản tính, chìm đắm trong sinh tử luân hồi. Vì lẽ đó ngài đã tỏ lòng từ bi, để cứu độ hết thảy chúng sinh cùng tu dưỡng chân ngôn của nhà phật. Quán Tự Tại Bồ Tát tức là Lục Căn Thanh Tịnh Bồ Tát. Sáu căn đều giữ cho thanh tịnh là MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, THÂN và Ý. Vì thế tất cả những người thực tập đều cần phải học những điều đó, khiến cho tâm địa được sáng tỏ, tính tình thuần khiết, sau đó mới có thể tiến tới tu đạo. Điều được gọi là ngũ uẩn giai không, có thể ở được mọi khổ ách. Điều này cũng có ý nghĩa như trên. Thật vậy, tất cả những sự vinh hoa phú quý, danh lợi ái ân, đều biến mất chỉ trong nháy mắt. Nói về sở hữu, ta thường thấy đó là Sắc, Thanh, Hương, Vị (màu sắc, âm thanh, mùi thơm và mùi vị) những thứ kể trên đều giống như mộng như ảo, như bọt trên nước, như bóng trong gương, như trăng dưới nước đều không thể tồn tại lâu dài. Những kẻ tu đạo, phải làm cho tâm không, thân không, và đóng bít lục môn, để tiến hành việc tu đạo và không bị ngoại cảnh chi phối, mới có thể thành công. Nếu không làm như vậy, không những không thoát ly được cõi sắc tướng, mà còn làm cho tâm thần mỏi mệt, khí lực hao mòn, bệnh tật phát sinh. Kết quả là không bao giờ thành đạo. Qua đó, ta thấy hai chữ sắc tướng có những hậu quả vô cùng tai hại. Đó là điều đáng để cho chúng ta đặc biệt lưu tâm. Tuy nhiên, xét kỹ diệu thể của Không Tính (tính cách hư không) đều không phải phải là một mực ngoan không, mà chính là chân không bất không, bất không nhi không (xin diễn rộng ý câu này: Không tính, không phải là ngồi mà xem xét sự hư không. Trái lại chân không tức là không phải không. Vậy chân không bao hàm ý nghĩa hành động, hãi tích cực không thụ động – còn bất không nhi không: Bất không tức là có hoạt động, nhi không tức là mục đích vẫn nhằm vào chữ không) Khi ta đã thể hội được điều đó, là ta đã tiến sâu được vào cõi diệu đế vô thượng. Không thể, tất sẽ dễ đi vào con đường bàng môn tà đạo, kết cục không bao giờ có cơ may thành phật.

dai-bi-chu4(4) BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA BÀ DA
Bồ đề tát đỏa bà da, đó chính là Đức Bất Không La Sách Bồ Tát, Ấp Đại Bình
DỊCH: (Bồ Đề) là giác – (Tát đỏa) là hữu tình – (Bà da) là lễ. Toàn câu có nghĩa là: Kính lễ giác hữu tình.
GIẢNG: (Bồ đề) tức là một loại chân ngôn của Đức Bồ Tát. (Tát đỏa bà da) có nghĩa là nếu quyết tâm lập chí theo đạo, trở về nguồn gốc và làm sáng tỏ điều lành và trở về lúc ban sơ. Có vậy mới có thể tiến tới sự đại giải thoát.
GIẢNG: Câu này bao hàm ý nghĩa là Đức Bồ Tát muốn động hóa thân thể chúng sinh và làm cho chúng sớm được sớm tỉnh ngộ để tu trì chân ngôn của đại đạo. Yếu quyết của nó chính là hồi quang phản chiếu (ánh sáng quay trở lại phản chiếu), xét soi bản thân. Coi toàn thân hết thảy đều là hư ảo vô thực. Hết thảy khắp nơi trong người đều là hư vọng (hư không vọng niệm), thời làm sao tìm thấy ngoại giới là chân thực. Thử nghĩ lại coi, của cải có thể giữ mãi được chăng? Thê thiếp con cái có thể mãi mãi thay thế chăng? Xét rõ được như vậy, thời tất cả muôn ngàn ý nghĩa đều thuần hóa, và bản tính sẽ hiện lên rõ ràng. Lý do mà Bồ Đề được xưng là BỒ TÁT chính là ở nơi có thể làm nảy nở tâm đạo tu hành. Khi đã thủ đắc Bồ Đề Tâm, thời bất cứ nơi nào cũng được giải thoát, lo gì không trừ diệt được sự luân hồi khổ lão. Tiếc thay, người đời mắc nợ trần gian quá sâu, không chịu giác ngộ chỉ lăng xăng đứng ở bên ngoài lo lắng, không còn cách nào để đi sâu vào con đường chính pháp, và vọng niệm cứ mãi tồn tại, không biết tới ngày nào mới được giải thoát. Vậy cần nhất là phát lời thề nguyện, đội mình độ người , kiên định ý chí lâu bền không bao giờ trễ nải, đó chính là chân tâm của Bồ Đề. Thế nào chủng tử? chủng tử luôn luôn tồn tại với đạo và lâu dài không bị mai một. Nếu lập chí không bền, thời đặt chân tới đất là đất lở, hết thảy đều đổ nát. Vậy trước khi lập chí , cần phải giữ kỹ tâm thân, khiến cho mảy may không bị rối loạn, có vậy mới hy vọng đạt được mục đích. Cần lưu ý , không nên để cho thị hiếu bên ngoài làm vẩn đục, đó chính là những thị hiếu về ân ái, danh lợi,… tất cả những cái đó không nên tham luyến. Nếu có thể giữ gìn được mọi sự ràng buộc, ánh sáng sẽ hiện rõ trước mắt, trở về tính bản thiện, như vậy sẽ tỉnh ngộ và tiến tới cảnh giới Niết Bàn

dai-bi-chu5(5) MA HA TÁT ĐỎA BÀ DA
Ma ha tát đỏa bà da có nghĩa la một đấng Bồ Tát, bản thân tự tụng chú.
DỊCH: (ma ha) là lớn, nhiều, thắng. (tát đỏa) là dũng mãnh, hữu tình (bà da) là lễ. Trọn câu có nghĩa: kính lễ đại dũng mãnh, tức được giải thoát.
GIẢI: (ma ha) ở nơi đây có nghĩa rộng rãi không có biên giới, (tát đỏa bà da) là hết thảy chúng sinh trên thế giới, nếu có thể giác ngộ tu trì, đều có thể được giải thoát lớn.
GIẢNG: Đức Đại Bi Bồ Tát chỉ sợ chúng sinh chẳng chịu về gốc để tu hành, mà cứ coi sắc thân là chân thân, bị lục căn chi phối. Cũng vì bị thất tình che kín, để đến nỗi làm mất cả bản chân, mắc vào kiếp sinh tử luân hồi. Vì sợ như vậy, nên đức Bồ Tát mới nói ra lời chân ngôn này (ma ha) hai chữ này có ý chỉ pháp lực thật cao siêu vô cùng vô tận không thể bàn cãi được. Do đó, có thể nói: có thể sánh ngang với ánh sáng mặt trăng mặt trời, sự bao la của vũ trụ, cũng khó sánh kịp. Chân ngôn có khả năng nuôi dưỡng vạn vật lâu dài mà không thấy hình bóng, quay vòng khắp nơi mà không thấy dấu vết, bản thể. Tác dụng của chân ngôn quả thật lớn lao, nhưng xét về bản thể, thời lại hết sức nhỏ bé. Về điểm này, trừ phi được một vị minh sư chân truyền, thời chúng ta khó có thể hiểu rõ tường tận. Tiếc thay, những kẻ hữu tình biết rõ điều này rất ít, như vậy thời làm sao có thể phóng khí vạn duyên vào một tấm lòng, mà quy y nhà phật. Ngoài ra, nếu dốc chí thành tâm cầu xin, mà giác ngộ được những sai lầm trong quá khứ. Khi làm, thời nên làm những điều âm đức, chứa chất sự mạnh mẽ, hùng khí, bền chí giữ gìn vô thượng đạo. Như vậy, bất luận gặp sự tình khó khăn đến đâu, đều có thể làm vui mà quên mệt, suốt đời thực hành, đến chết không ngưng, có vậy mới thoát khỏi vòng bể khổ, an hưởng nơi cực lạc lâu dài

About namcuulong

Check Also

Chú Đại Bi câu 66 – 70

(66) TA BÀ MA HA A TẤT ĐÀ DẠ Ta bà ma ha a tất ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *