Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 62 – CHƯƠNG CÚNG TẾ VÀ XEM TƯỚNG

PUCL QUYỂN 62 – CHƯƠNG CÚNG TẾ VÀ XEM TƯỚNG

QUYỂN 62
Nội dung quyển này gồm hai chương: Cúng tế và Xem tướng.
69. CHƯƠNG CÚNG TẾ

69.1. LỜI DẪN
Trộm nghe: Báu vật vàng và ngọc khác nhau, nhưng mọi người đều quí chuộng. Giáo nghĩa của Lão và Khổng sai biệt, nhưng tất cả mọi người đều tuân theo. Lẽ nào do Khổng Tử sinh ở nước ta mà lại muốn thờ ông ấy làm thầy, còn Đức Phật ở nơi xa xăm mà lại muốn lìa bỏ. Không kềm lòng với sự việc bức thiết này, nên tôi trình bày lẽ đúng sai, sáng tối chứ không dám tự cho ý mình là đúng.
Khổng Tử qua đời, khắc họa hình tượng thờ phụng nghìn năm; Đức Phật nhập diệt, dựng linh tháp tôn kính muôn đời, Đó là muốn cho người thấy hình thì tưởng nhớ, thấy tượng thì hồi tâm; trọng thầy và trung vua, đều cùng một nghĩa. Đến như ông Đinh Lan buộc đai kính thờ tượng mẹ bằng gỗ; cư sĩ Vô Tận cởi chuỗi ngọc dâng cúng tháp Phật Đa Bảo. Xét từ xa xưa, vì tưởng nhớ đến bậc thánh nhân cao đức, thật đã có rất nhiều người kính thờ, thì nay như vậy hẳn cũng không trái lẽ.
Kinh Lễ ghi: “Bậc thiên tử thì có bảy miếu, các vua chư hầu có năm miếu, đại phu và khanh sĩ đều có thứ bậc. Thiên gọi là thần, tế trời ở gò tròn. Địa gọi là kỳ, nên tế đất ở đầm vuông. Nhân gọi là quỷ, nên cúng tế ở tông miếu. Rồng thì có công làm mưa, trâu có khả năng kéo cày. Do đó, đều được lập hình trong làng xóm, dựng tượng ở cổng thành. Huống chi Phật là thầy của ba cõi, cha mẹ của bốn loài, có oai đức được muôn người tôn kính, phong thái thanh cao làm khuôn phép cho muôn loại. Cho nên người thiện đều hướng về, như trăm sông đều đổ về biển cả; ánh sáng rực rỡ bao trùm, như mặt trời mặt trăng ở giữa các vì sao. Cho nên, nước Nhục-chi giữ lại di ảnh, nước Ma-kiệt-đà để thân tro, xá-lợi được lưu bố rộng rãi, xây tháp thờ ở tinh xá Kì-hoàn. Các thánh hiền nương đây mà được phúc lớn, kẻ tôn quý nhờ đó mà an vui”.
69.2. DÂNG CÚNG PHẬT
Hỏi: Vào ngày rằm tháng bảy, Phật dạy nên tạo bồn cúng dường Phật, nhưng trong ngày này có rất nhiều người đến dự. Vậy không biết xuất khoản nào để tạo bồn và khoản đãi?
Đáp: Nếu có thí chủ cúng dường và các vật dùng chung thì lấy phần này khoản đãi.; Nếu không có thí chủ và các vật dùng chung thì phải xem đây là chùa lớn hay chùa nhỏ, chùa công hay chùa tư. Nếu là chùa nhỏ, khồng phải do quốc gia xây dựng, không có thí chủ bên ngoài cúng dường, không có những người giàu sang tôn quí đến dự, lúc bấy giờ phải cân nhắc kĩ, xem thử đời sống của tăng trong chùa sung túc hay thiếu thốn mà xuất ít hoặc nhiều vật của tăng thường trụ làm thức ăn hiến cúng Phật và tăng. Như vậy cũng không phạm lỗi, vì Phật cũng được xếp vào hàng tăng đáng thụ nhận vật cúng dường. Vì thế trong hai bữa ăn chính và phụ, các chùa thường soạn hai phần cho Phật và tăng. Vì thế mà biết trong trường hợp này được dùng chung. Nhưng lúc bố-tát thuyết giới thì không tính Phật vào tăng yết-ma, vì vị trí trong Tam bảo khác nhau.
Hỏi: Nếu là chùa lớn như chùa Tây Minh, chùa Từ Ân ở Trường An, trừ những đất đai cấp cho từng nhân khẩu trong chùa, còn có điền trang do triều đình ban cho. Những vật dụng sinh hoạt nơi đây đều do quốc gia cúng dường. Do đó vào ngày này mỗi năm, triều đình hiến cúng rất nhiều phẩm vật, có cả những người tấu nhạc và các quan phụ trách đưa bồn đến chùa; do đó có nhiều người tham dự. Vậy chưa biết lúc này chi xuất vật nào để tiếp đãi họ. Vả lại khi các quan chưa đưa bồn đến, thì những phẩm vật, đồ dùng cúng dường Phật được trích từ khoản nào để sắm sửa?
Đáp: Nếu có vật dùng chung cho Tam bảo thì trước hết dùng khoản này, nếu không có, lại không có ai cúng dường riêng, thì chỉ nên dùng phần của tăng thường trụ để khoản đãi tân khách và sắm sửa thức ăn cúng dường.
Hỏi: Theo luật, nếu tì-kheo có giới đức đến thì cúng dường, tì-kheo khuyết giới đức đến thì không được; vì đây là phần của tăng thường trụ, đâu cho phép người thế tục dùng?
Đáp: Như trong luật Tăng-kì, luật Thập tụng đều có ghi: Các thành phần như vua quan, thợ giỏi có khả năng làm lợi ích cho tăng, còn giặc cướp có thể gây tổn hại cho tăng. Đối với hai hạng làm lợi hoặc gây hại này, Đức Phật cho phép tri sự xuất phần của tăng khoản đãi, không phạm lỗi. Đây chẳng phải phần người thế tục được thụ dụng, nên chỉ cho phép tri sự làm vậy; nếu tri sự không khoản đãi những người này, sẽ tổn hại cho Phật và tăng. Đã biết như vậy, nhưng ngày nay quốc gia tạo bồn cúng dường, vua bảo trăm quan và các nhạc công, hộ tống Phật bồn đến chùa, há không khoản đãi những người này sao? Nếu không khoản đãi, họ sẽ trách móc, lại bị người ngoài chê cười: “Người xuất gia chỉ biết mong cầu vật của người khác, chứ bản thân thì vẫn còn bỏn xẻn”. Bởi người đời chỉ biết việc trước mắt mà không thấy việc mai sau, cứ cho là dùng được, chứ đâu biết quả báo mai sau. Đức Phật biết rõ lợi hại, cho nên mới tùy việc tùy lúc mà cấm ngăn hay cho phép.
Hỏi: Thức ăn cúng dường Phật, nếu dùng phần của tăng thường trụ chi dụng mua sắm, thì sau khi lễ cúng xong, sung vào phần của tăng thường trụ. Đây là lẽ tất nhiên, nhưng nếu có thí chủ bên ngoài dâng bồn cúng dường Phật, thì sau đó những phẩm vật nậy thuộc về phần nào?
Đáp: Việc này nên căn cứ theo ý của thí chủ cúng chung hay cúng riêng cho Phật. Nếu thí chủ theo kinh dạy mà tạo bồn để cứu giúp thân thuộc người còn kẻ mất. Việc này phải nhờ phàm thánh mười phương và chư tăng an cư tự tứ mới cứu người thân đã mất ra khỏi ba đường, sinh về cõi trời cõi người. Vì thế, sau khi cúng Phật tất cả các thức ăn uống dư thừa và gạo thóc, bún miến còn lại được chuyển vào phần tăng thường trụ, cúng lại cho tăng. Còn các vật khác như tiền bạc, vải vóc… thì nhập vào phần an cư, phân đều cho chủ và khách. Trong luật Tứ phần, thì không cho phân chia phần lương thực của hạ an cư, chỉ cho chia y thuộc hạ an cư và y cúng trong ngày tự tứ.
Nếu ý thí chủ chỉ muốn thức ăn cúng Phật nhập vào phần của tăng, thì những món khác như tiền bạc… hoặc nhập vào phần của Phật, của pháp hay của tăng cũng phải tùy thuận ý muốn của thí chủ, không được làm trái. Cho nên luận Tát-bà-đa ghi: “Nếu cúng dường Phật bảo, thì thí chủ nên đặt phẩm vật vào tháp thờ móng tay, thờ tóc của Phật để cúng dường pháp thân Như Lai”.
Luận Bà-sa ghi: “Hỏi: Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài chỉ nhận phần của một người trong những vật cúng dường Tam bảo. Vì sao sau khi Ngài diệt độ, thì nhận cả một phần trong ba phần?
Đáp: Vì lúc ấy là sắc thân Như Lai thụ dụng, nên chỉ nhận phần của một người. Sau khi diệt độ, công đức pháp thân lớn hơn tăng, cho nên nhận nguyên một phần. Nếu cúng dường cho pháp thì nên chia làm hai phần, một phần cho kinh và một phần cho người tụng kinh, thuyết pháp. Nếu cúng dường cho pháp bảo, thì nên đặt phẩm vật vào tháp cúng dường lí pháp bảo. Nếu cúng dường tăng bảo, nên đặt trong tháp cúng dường Đệ nhất nghĩa đế tăng. Nếu nói cúng cho chúng tăng thì thánh hay phàm tăng đều có phần, vì không nói rõ ràng là cúng riêng cho ai. Đã biết như vậy, thì khi nhận phẩm vật cúng dường, phải hiểu rõ thuận nghịch, nên không nên, chứ không được dùng lẫn lộn để phải trái phạm”.
Theo ý này thì vào ngày rằm tháng bảy, các cư sĩ y cứ vào kinh, sắm vật thực cúng dường Phật tại nhà riêng của mình mong cứu độ người thân. Sau khi xong việc, nên dâng thức ăn này vào chùa, không được tự ý thụ dụng. Nếu chỉ để cúng Phật, thì không được nhập vào phần của tăng. Nếu mình thụ dụng cũng không phạm lỗi, nhưng trái với ý nguyện cứu thân mẫu.
Luận rằng: Ở đây, nếu căn cứ theo ý cúng dường riêng biệt của thí chủ thì như trước đã qui định. Còn nói chung, nếu tăng tục thiết trai cúng dường Phật và Thánh tăng với ý muốn cúng tất cả, thì sau khi xướng dư thực và cúng dường xong, thí chủ được nhận dùng, không cần phải chuộc lại và cấp cho người giúp việc. Nếu cúng riêng cho pháp và tăng thì so sánh theo ý trước để biết.
Hỏi: Vào ngày rằm tháng bảy, Phật đã cho phép tăng tục tạo bồn để hiến cúng, vậy không biết có thể tạo bồn bằng các kim loại quí hiếm hay không?
Đáp: Đều được! Kinh Tiểu bồn báo ân, không nói đến việc dùng kim loại quí tạo bồn, nhưng kinh Đại bồn Tịnh độ thì có. Kinh này ghi: “Mười sáu vị quốc vương nghe Đức Phật nói về việc Mục-kiền-liên cứu mẹ thoát nỗi khổ ba kiếp làm ngạ quỉ sinh về cõi người, mẹ con gặp nhau. Bấy giờ vua Bình-sa liền bảo vị quan giữ kho tàng tạo bồn cho vua cúng dường. Thế là vị quan ấy vâng lệnh dùng năm trăm bồn bằng vàng, năm trăm bồn bàng bạc, năm trăm bồn bằng lưu li, năm trăm bồn bàng xa cừ, năm trăm bồn bằng mã não, năm trăm bồn bằng san hô, năm trăm bồn bằng hổ phách, mỗi mỗi chứa đầy thức ăn thức uống thơm ngon tuyệt hảo, tất cả đều đúng pháp, đưa đến cúng dường Phật và tăng”.Căn cứ theo lời kinh này thì nhất định được phép làm bồn bằng kim loại quí và châu báu.
Hỏi: Như kinh Tiểu bồn ghi: “Đức Phật bảo Mục-kiền-liên: ‘Vào ngày tự tứ rằm tháng bảy hằng năm, chư tăng trong mười phương nên sắm sửa -thức ăn tuyệt hảo, năm loại trái cây, bình chứa nước, thau bồn, dầu thơm, đèn sáng, giường nằm, mền mùng chiếu gối. Tất cả những quả phẩm ngon ngọt đặt vào trong bồn để dâng cúng các đại đức tăng mười phương. Khi nhận bồn, trước tiên nên đặt bồn trong tháp Phật, chư tăng chú nguyện xong, mới được thụ thực”’. Ở đây không nói đến việc cúng dường các loại hoa. Ngày nay có những chùa viện nhiều tiền của, dùng nhiều

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 67 – CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt)

QUYỂN 67 Quyển này tiếp theo chương khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt) 77.6. CÁC ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *