Y HÊ Y HÊ
Y hê y hê, chính là đức Ma Tề Thù La Thiên vương
DỊCH: (Y hê y hê) tức là thuận giáo, thuận triệu, tâm đáo (thuận theo lời dạy, thuận theo khi được triệu đến) đó chính là hóa thân của đức Độc Lau Trượng Thủ Nhãn Bồ Tát
GIẢNG: (Y hê) tức là nói về người tu đạo phải an phận giữ mình (y hê y hê) có nghĩa là hết thảy đều phải nghe theo sự tự nhiên
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát, chủ yếu là dạy người tu đạo phải vui theo đạo trời , biết mệnh, tất cả mọi sự đều do cơ duyên không nên cưỡng cầu. Người ta nếu vọng niệm không phát sanh, thời bản thể được trong sáng, dần dần lâu ngày sẽ được sự đại giải thoát . Như vậy chẳng những thân mình được nên cõi pháp giới, siêu độ cho đến bảy đời tổ tiên về trước và phúc cho con cái về sau. Ngoài ra còn có lợi ích cho những người quyến thuộc hữu tình, lại có thể tế độ toàn thể chúng sinh, lợi ích cho đến cả chư thiên thần quỷ. Đó chính là hiệu lực của chữ Thuận. Nếu chỉ muốn đạo làm công cụ, không chịu tu hành, làm những chuyện dấu diếm kỳ quái, tham lợi ngoài phận mình, đắm mình trong danh lợi tài sắc . Như vậy muốn thành Phật Tát Tổ là cũng cuồng vọng
(37) THẤT NA THẤT NA
Thất na thất na nghĩa cũng giống như trên
DỊCH: (Thất na thất na) là bực đại trí hoằng thệ, chính là hóa thân của đức Bảo Kính Thủ Nhãn Bồ Tát
GIẢI: (Thất na) là nói về đạo tâm luôn luôn kiên định sinh ra đại trí tuệ (thất na thất na) có nghĩa là người tu đạo sẽ nhận được ánh sáng đại trí tuệ
GIẢNG: Câu này với câu Giá La để ở đoạn văn trên có nghĩa giống nhau. Đó chính là chân ngôn của đức Bồ Tát muốn triển khai, làm sáng tỏ cái tôn chỉ từ chỗ định tâm mà sinh ra trí tuệ. Đức Phật có dạy: những người tu đạo luôn luôn trí tuệ sáng suốt. Nếu lấy tâm làm thể, đạo làm dụng, tự nhiên khí chất được thanh minh, nghĩa lý sáng tỏ. Nếu chí hướng không bền vững, đạo tâm lúc còn lúc mất, hoặc bị chao đảo lúc Đông lúc Tây, dao động bất định, không quét sạch mọi tư dục, thời không có cách nào để ánh sáng trí tuệ bản lai được xuất hiện. Vì như một vầng trăng sáng, bị nhiều lớp mây đen che khuất, mây vẫn là mây, trăng vẫn là trăng, cần phải đợi đến lúc mây tan, và trăng xuất hiện. Người ta nếu quyết chí đem tấm lòng thanh khiết để tảo trừ mọi tà niệm tận dụng công phu lâu dài kiên định để soi sáng hết thảy mọi sự, sẽ biết hết được thực tính của sự viên minh. Được như vậy cái ngày thành Phật sẽ không xa. Đó chính là ý nghĩa câu: Bậc đại trí tuệ ánh sáng có thể soi sáng mười phương thế giới vô lượng vô biên
(38) A RA SÂM PHẬT RA SÁ LỢI
A ra sâm phật ra sá lợi, đó chính là đức Quan Thế Âm Bồ Tát, cầm bài, nỏ, cung tên
DỊCH: (A ra sâm) chính là Chuyển Luân Pháp Vương, là Hóa Phật Thủ Nhỡn (Phật ra sá lợi) nghĩa là giác thân tứ, đó chính là Sở Châu Thủ Nhãn. Trọn câu đều là hóa thân của đức Bồ Tát
GIẢI: (A ra sâm) ý nói là vượt ra ngoài đạo pháp mà là pháp vương, tự tại ở trong đạo pháp (Phật ra sá lợi) có nghĩa là tu thành thanh tịnh pháp thân, sẽ được Ngọc Châu của nhà Phật
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát khuyên mọi người tu trì, không nên quá câu nệ về phép tắc. Ví như trong khi đang giữ phương pháp thủ khiếu, chủ yếu là không giữ mà chính là đang giữ, có thể mới được coi là khéo léo giữ phép, có thế mới được coi là khéo léo giữ phép. Nếu như thao trì quá mức, sẽ giơi vào cảnh giữ chặt mà không thủ đắc được phép tắc. Về phương diện phản chiếu thời cũng giống như vậy, cốt làm sao cho đúng ý nghĩa soi ở chỗ không soi mới được coi là soi đúng, soi khéo. Nếu cứ khư khư dùng cách dương quang phản chiếu, tất nhiên sẽ mất hết bản chân. Kinh Hoa Nghiêm có nói: người nên quan sát kỹ Pháp Vương, phép tắc của pháp vương như vậy, sắc tướng không có biên giới, và phổ biến khắp thế gian. Đó chính là điều được gọi là vượt ra ngoài phép tắc, mà là ý nghĩa của hai chữ Pháp Vương. Còn như khi dụng công tu hành, tất phải làm sao cho được Tĩnh mà vô tĩnh, quên sự tĩnh, chính là sự tĩnh vô cùng thuần diệu. Động mà không động, quên được cái động tức là sự động hết sức kỳ diệu. Như vậy có nghĩa là khéo dữ được phép, tự tại ở trong phép, mới có thể chứng được Phật quả. Điều này hết sức rõ ràng mình bạch. Chúng ta nên hiểu rõ cái đại đạo “Liễu sinh thoát tử” . Đã đành khi muốn suất thế, đồng thời cũng phải nhập thế, làm hết đạo con người mới mong thành phật.
(39) PHẠT SA PHẠT SÂM
DỊCH: (phạt sa phạt sâm) là tiếng nói vui, tiếng cười vui, là bậc trượng phu, sĩ phu. Đó chính là hóa thân của đức Bảo Cung Thủ Nhỡn Bồ Tát
GIẢI: (phạt sa) là nói về kẻ sĩ có đạo làm việc nhẫn lại (phạt sâm) ý nói niềm vui của kẻ thành đạo không có gì sánh kịp
GIẢNG: Khi đức Bồ Tát đọc chú đến chỗ này, ngài hết sức thương sót chúng sinh không đủ sức chịu đựng nhận nhục, mà tì khí bị vọng động, vì thề ngài phát lòng từ bi nói rõ: niềm vui của kẻ tu đạo trước hết là phải xuất phát từ chỗ tu luyện gian khổ. Nếu chịu đựng được sự thống khổ, thời sẽ đạt tới bờ cõi cực lạc. Sự nhẫn lại của con người ta không chỉ giới hạn ở chỗ đói khổ vất vả trong thế gian, mà chính ở chỗ cần nhẫn lại khi tâm động hết thảy mọi thứ . Trong đó không những không thể nổi giận mà còn phát khởi cái tinh thần vô úy (không sợ), đem sắc thân bỏ ra ngoài vòng cương tỏa. Hết sức nhẫn nại, khiến tiến tới chỗ vô ngã. Đó chính là yếu quyết NHẪN NHỤC BA LA MẬT
(40) PHẬT RA XÁ DA
Phật ra xá da chính là bản thân đức Phật A Di Đà, sư chủ của đức Quán Thế Âm Bồ Tát
DỊCH: (Phật ra) chính là tấm thân (xá da) là đại tượng. Trọn câu nghĩa là sự tự giác của Tượng Vương. Đó chính là hóa thân của đức Tử Liên Hoa Thủ Nhỡn Bồ Tát
GIẢI: (phật ra xá da) chính là nói về người thành đạo, nếu bỏ được lòng tham, đánh thức được bộ mặt gốc, sẽ khiến cho chư phật mười phương thấy được mặt
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát khuyên toàn thể chúng sinh sớm phát khởi lòng Bồ Đề, tu trì đạo pháp huyền diệu, coi hết thảy mọi sắc tướng đều là không, lấy đạo là Tâm, thời có cùng chư phật mười phương tới lui thấy mặt. Nghĩa là không nhiễm một hạt bụi, đại đạo được tôn vinh, chính là đạo lý nêu trên. Không dè quá nửa số người trên thế gian chấp mê không tỉnh, cam tâm sa đọa nơi bể khổ, cứ lấy giả làm chân, lấy hư làm thực, chỉ tham vợ đẹp thiếp non, vàng bạc châu báu trước mắt. Không vậy, thời cũng chỉ no mua ruộng đất, cất nhà cao. Như vậy, mà họ không biết đó là những vật ở ngoại thân, sự hưởng thụ chẳng qua chỉ vài chục năm mà thôi. Nếu gặp lúc vô thường xảy tới, thời muôn sự đều không. Vì lẽ đó mà cổ nhân đã từng nói: Những bực anh hung xưa kia, bóng dáng nay ở chốn nào? Thuở đó thật là ving hoa phú quý, xét ra cũng chỉ là một trường xuân mộng mà thôi. Con người đến lúc này mới thấy rõ thủa sinh tiền chẳng qua chỉ là một giấc mộng, muốn quay đâu trở lại thì đã muộn quá rồi. Những ai giữ được phú linh tính hậu (phú tính linh thiên thuần hậu), hãy mau mau tỉnh ngộ, khám phá thấy rõ mọi sự tu trì dự trước sẽ trả lại bộ mặt thật của chúng ta . Nếu cứ mãi mãi tham luyến hồng trần, trăm năm chỉ trôi qua trong nháy mắt, sống chết trong khoảng khắc, mới hôm trước cỡi ngựa đầu làng , hôm nay đã thành tử thi trong quan tài, thật đáng thương thay