Home / TRÌ TRÚ / Chú Đại Bi / Chú Đại Bi câu 26 – 30

Chú Đại Bi câu 26 – 30

dai-bi-chu26(26) MA HÊ MA HÊ RỊ ĐÀ DỰNG
Ma hê ma hê rị đà dựng, đó chính là bản thân đức Bạch Phát Di Đà là thung dung.
DỊCH: (Ma hê ma hê) có nghĩa là vô tâm cực ý , đại tự tại, có ý chỉ về Ngũ Sắc Văn Thủ Nhỡn (Rị đà dựng) là tâm hoa sen, có ý chỉ thanh Hoa Liên Thủ Nhỡn. Câu này chính là hóa thân của đức Bồ Tát
GIẢI: (Ma hê) với (Ma ha) có nghĩa giống nhau là đại tự tại tức thời. Còn (Ma hê) có nghĩa là người tu đạo không lúc nào là không tự tại. (Rị đà dựng) nói khi tu thành Kim Cương Pháp thân, sẽ được ngồi bảo tọa hoa sen
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát, hy vọng toàn thể chúng sinh mau chóng tu đạo, mọi việc được bắt nguồn từ trung đạo. Lòng người ta như cõi thái hư, trong ngoài đều trong trắng như nước chảy mây trôi, mảy may không bị ngưng trệ. Như vậy, thời không có ý nào trở thành thân Kim Cương thất hoại. Chỉ hiềm lỗi người đời tham lam chấp mê thái quá, vì thề đã đánh mất cơ hội thành Phật. Hãy nghĩ kỹ xem: người ta dù có sống lâu đến đâu cũng không quá được trăm tuổi, từ nhỏ đến khi khôn lớn, rồi khôn lớn đến già, rồi suy yếu. Kinh qua những giai đoạn kể trên chịu biết bao nhiêu phiền não, vất vả, luôn luẩn quẩn trong vòng anh hùng khí đoản, nhi nữ tình thường. Trong thời gian này, nếu không chìm đắm trong danh lợi, ái ân, thời cũng sa vào vòng tửu sắc tài khí, tiêu phí thì giờ, như vậy có gì đáng quý: như vậy chúng ta cần phải mỗi ngày ba lần tự sét

dai-bi-chu27(27) CU LÔ CU LÔ KIẾT MÔNG
Cu lô cu lô kiết mông, đó chính là đức Không Thân Bồ Tát, Áp Thiên Đại Tướng Quân, lãnh hai mươi vạn ức thiên chúng.
DỊCH: (Cu lô cu lô) có nghĩa là tác pháp, tác dụng rất trang nghiêm, thổi ốc kết cõi, bảo loa thủ nhỡn. (Kiết mông) có nghĩa là biệt sự, công đức. Câu này là hóa thân của đức Bồ Tát
GIẢI: Cu lô có nghĩa là phát tâm, tu đạo, có thể làm cảm động đến các vị thiên thần và đến trợ giúp (Kiết mông) là mọi người tu đạo nên vun trồng mọi công đức để làm căn cơ cho sự chứng quả.
GIẢNG: Câu này là chân ngôn của đức Bồ Tát, khuyên mọi người tu đạo, chỉ cần phát thiện niệm, các vị cát thần sẽ theo sát, khiến cho mọi việc làm điều thành tựu. Nếu người ta có thể tích lủy công đức, bền chí tu trì, trước sau như một, sẽ thành pháp thân vô lượng công đức . Tất cả các loại ma quái , oan quỷ, cũng sẽ đều sợ hãi, khuất phục. Thế mới biết lợi ích của việc tu đạo Phật là vô cùng thần diệu, có đủ lực lượng không thể bàn cãi được. Nhưng có một điều vô cùng đáng tiếc, người đời chỉ biết đại đạo khó thành , mà không tự lại, không chịu tu hành, nói ra là thấy vô cùng thảm thương. Người tu hành ví như đắp một cái đài, nếu nền móng không vững, không những không dựng cho chiếc đài đó được tốt, mà còn lo sẽ bị sụp đổ. Vì thế là kẻ tu đạo, cần phải lập chí lớn, chân đạp nơi đất vững chắc, cứ theo từng bước chắc chân mà đi.

dai-bi-chu28(28) ĐỒ LÔ ĐỒ LÔ PHẠT XÀ DA ĐẾ
Đồ lô đồ lô phạt xà da đế, đó chính là đức Nghiêm Tuấn Bồ Tát, áp Khổng Tước Ngọc Man Bình
DỊCH: (Đồ lô đồ lô) có nghĩa là qua bể, trong sáng vượt qua bờ bên kia. Sang mà sau quyết, định rồi sau yên tĩnh. Đó chính là nghĩa chữ Nguyệt Tinh Ma Ni Thủ Nhãn. (Phạt xà da đế) có nghĩa là quảng bác nghiêm tịnh, độ được việc lớn sinh tử, là bàng bài thủ nhãn. trọn câu có nghĩa là hóa thân của đức Bồ Tát.
GIẢI: (Đồ lô) ý nói người tu đạo, cần phải vững vàng đôi chân, một lòng tu trì, đừng để cho ngoại đạo mê hoặc (đồ lô đồ lô) có nghĩa là sáng sủa và quyết đoán, định và thanh tịnh (Phạt xà da đế) có nghĩa là quảng bác nghiêm tịnh, có thể siêu thoát được sự sống chết khổ não.
GIẢNG: câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát giáo hóa người tu đạo, cần nhận rõ con đường phải đi và tìm được cái đạo lý lớn lao thuần chính, một lòng một ý hướng về phía trước mạnh tiến, trước sau không trễ nải. Tiếc thay, những kẻ học đạo trên thế gian, thường không phân biệt tà chính, không sét chân ngụy, không tu chính đức, không hỏi minh sư. Khi gặp phải bàng môn là tu hành tập luyện , nếu nay không học cái này, thời mai sẽ học cái khác, với tư dục đầy lòng, mà mong cầu thành phật, thật đáng tiếc. Chỉ mong cùng các đồng đạo, khi biết tới đạo thời đạo ở trước mắt, Phật ở trong lòng, thấu triệt cái lẽ sơ trung, dần dần tiến bước, sẽ đạt tới cảnh giới tự tại.

dai-bi-chu29(29) MA HA PHẠT XÀ DA ĐẾ
Ma ha phạt xà da đế giống như PL
DỊCH: (Ma ha phạt xà da đế) có nghĩa là đạo pháp rực rỡ bao la không bờ bến, chính là chỉ về hóa thân của đức Bảo Kích Thủ Nhỡn Bồ Tát
GIẢI: (Ma ha phạt xà da đế) chủ yếu nói đạo pháp bao la không bờ bến, có thể giải thoát mọi khổ não cho chúng sinh, không bị mọi thứ độc hại
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát, Ngài không ngần ngại nhắc đị nhắc lại nhiều lần , hiểu dụ người đời, có công đức không thể bàn cãi được. Chủ yếu nói: tất cả mọi người đều có phật tính và mọi người đều có thể thành Phật. Đạo vốn không phải là khó tu, Phật cũng không phải là khó tìm, mà điều khó chính là ở chỗ có thể hay không loại trừ hết thảy mọi vọng tưởng, tất cả mọi tư dục, cởi hết mọi căn duyên. Khi tâm đã thanh tịnh, thời tất cả mọi độc chướng không thể quấy nhiễu, đồng thời có thể loại trừ mọi khổ đau về sinh tử. tiêu trừ hết thảy mọi độc hại. Những kẻ tu đạo, nên biết khi một ý niệm phát khởi, thực là lúc trời và người cùng giao cảm. Còn những tà niệm như tham, sân, si, thời phải tức khắc chế ngự, tuyệt đối không nên để cho tình cảm bị chi phố bởi hoàn cảnh. Nếu dụng công đạt đến mức độ đó, thời việc làm Tổ hay thành Phật có thể định rõ được ngày thành tựu. Vì thế cổ nhân có nói: đạo thành do mình, phật thành ở tâm

dai-bi-chu30(30) ĐÀ LA ĐÀ LA
Đà la đà la , đó chính là tấm thân trượng phu của đức Quán Thế Âm Bồ Tát
DỊCH: (đà la đà la) là tổng trì, là hóa thân của đức Tịnh Bình Thủ Nhỡn Bồ Tát
GIẢI: (Đà la) có nghĩa là những người tu đạo nếu không bị vẩn đục bởi một chút bụi trần, là có thể được lên cõi trời. (Đà la đà la) có nghĩa là khi lòng mình được thái khư, thanh tịnh tự nhiên, tức là có thể thường thường lui tới đất Phật
GIẢNG: Câu này có biểu thị hết thảy tinh túy của đạo pháp. Vì thế đầu tiên coi trọng đừng để cho một chút bụi trần phát khởi. Bụi trần là vật ngăn tre bản tính thiêng liêng sáng láng của loài người, thường thường có tên là tạp niệm. Nếu trong lòng có một chút cặn bã của tà niệm, tất nhiên không có cách nào để thấy rõ đạo và mọi ma chướng sẽ theo gót mà đến. Việc tu đạo chủ yếu là trừ khử mọi tà niệm. Nếu người tu đạo có những tà niệm bất chính, thời mọi vọng tưởng sẽ theo khe hở đó mà xâm nhập . Không những nó làm rối loạn bản tính mà ngay đến cả thân tâm cũng không còn phương chế ngự. Khi bản tính đã không xuất hiện, thời làm sao tìm được sự viên mãn. Vả lại, một tà niệm coi như một kiếp luân hồi, vì thế cái sự động niệm gây tai hại hết sức to lớn. Người học đạo phải luôn lo lắng, mắc phải khuyết điểm này, nếu không kịp thời trừ khử, thời cho đến già việc tu đạo cũng không thành, thật uổng phí công phu

About namcuulong

Check Also

Chú Đại Bi câu 66 – 70

(66) TA BÀ MA HA A TẤT ĐÀ DẠ Ta bà ma ha a tất ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *