(21) CA RA ĐẾ
Ca ra đế, chính là vị đế thần to lớn sắc đen
DỊCH: (Ca ra đế) có nghĩa là lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn và hưng đạo nghiệp
GIẢI: (Ca ra đế) có nghĩa là tâm bền vững, được đại trí tuệ
GIẢNG: câu này bao hàm lòng từ bi của đức Bồ Tát, đưa người vào cõi tu đạo và nơi thắng địa, được thành Phật Tác Tổ không phải là điều hiếm hoi kỳ lạ, mà chỉ cần một lòng một dạ. Theo nguyên tắc, tâm đã định thời khí được bình, giống như nước đã được lọc trong, hết thảy sẽ tự nó được phong quang. Vì lẽ đó, một người tu đạo chân chính, bất kể khi gặp phải tai nạn lớn hay bất kể một khó khăn nào, đều được bình yên vô sự, hoàn toàn yên ổn. Chỉ có hình thức này mới có thể biến hung thành cát, chuyển họa thành phúc
(22) DI HÊ DỊ
Di hê dị đó chính là đức Ma Tề Thủ La Thiên Thần lãnh thiên binh sắc xanh trong ba mươi ba cõi trời
DỊCH: (Di hê dị) có nghĩa là thuận giáo, là vô tâm
GIẢI: (Dị) là bình, ngoại di (Hê) là chúng sinh (Dị) là quảng hóa phố biến rộng rãi
GIẢNG: Bồ đề tức là lòng từ bi không bờ bến, chủ sự lợi nhân tế vật, phổ hóa hết thảy chúng sinh nào bị lạc lõng bơ vơ bất hạnh, đức Bồ Tát sẽ theo âm thanh mà phổ hóa, mà nguyên cớ chính là một thứ xuẩn động hàm linh đều có Phật tính.
(23) MA HA BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA
Ma ha bồ đề tát đỏa nghĩa là thực tâm không có tạp loạn tâm
DỊCH: (ma ha bồ đề tát đỏa) là theo đại đạo, có tâm đạo dũng mãnh. Từ chữ Đát điệt tha cho đến câu này, biểu lộ cái đức định tuệ, lưỡng túc của đức Bồ Tát (đủ hai phương diện trí tuệ và yên tĩnh). Muôn ngàn đạo hạnh đều chứa chất ở trong thân. Đó là cái tâm của chúng sinh không bị tướng rang buộc. Vì thế ngài đã đủ ba mươi hai ứng thâu thân để tế độ chúng sinh
GIẢNG: (ma ha) có nghĩa là Phật Pháp hết sức quảng đại, tất cả mọi người đều có thể tu hành (Bồ đề) có nghĩa là nhìn thấy thế giới đều là không (tát đỏa) tức là không có đạo nào ở trên, vạn pháp đều không
GIẢNG: Câu này là đức Bồ Tát chỉ cho những người tu đạo trước hết phải gạt bỏ mọi ham mê về công danh phú quý, và coi những thứ đó như bọt nước. Có vậy sau mới có thể nghiêm chỉnh, thanh tịnh thân tâm, và khiến cho không một mảy may tạp niệm phát sinh. Đặc biệt với những kẻ mới học, phải có chân tâm vững vàng và gắng công, chịu khổ đề tìm đường siêu thoát. Cần nhất đừng vướng mắc bởi sắc tướng. Người và Pháp đều không thể tiến sâu vào đạo pháp, nếu không coi hết thảy đều là không, thân tâm đều bị thanh sắc ràng buộc, thời không có cách nào thoát khỏi vòng sinh tử.
(24) TÁT BÀ TÁT BÀ
Tát bà tát bà đó chính là Hương Tích Bồ Tát bắt quỷ binh năm phương phải theo hầu đó là điều không thể chối cãi được
DỊCH: (tát bà tát bà) có nghĩa là phật pháp tay mắt đều có ấn báu
GIẢI: (tát bà) có nghĩa là Phật Pháp bình đẳng. lợi lạc cho tất cả chúng sinh, hết thảy mọi kẻ có duyên đều có thể được hưởng lợi lặc
GIẢNG: câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát, biểu thị rõ cái tướng mạo không thể bàn cãi với những biện tài không bị trở ngại, và lợi lạc hết thảy đều có duyên. Đương lúc ngài phổ độ chúng sinh trên khắp mặt đất, ngài có răn dạy chúng ta cần nhất không được coi rẻ chính bản thân mình, cũng như không được coi rẻ kẻ khác, hết lòng hết dạ, dù cho đất sập cũng không ngại gian nan. Một lòng tiến lên phía trước , có thế mới có thể làm lợi lạc cho chúng sinh. Nết gặp được Phật duyên nhưng không gắng công tu trì, hoặc vẫn ham quý sắc tướng, quên hẳn việc lớn là sống chết, hoặc trước cần sau biếng, chí hướng không được chuyên nhất, nửa tin nửa ngờ dùng dằng không tiến lên được. Như vậy không những không thể tu được đạo, mà còn bị đày đọa vào chốn bụi trần, vĩnh viễn không bao giờ siêu thoát được.
(25) MA RA NA RA
Ma ra na ra , chính là phạt ngữ của Đức Bạch Y Bồ Tát, tay cầm như ý tướng
DỊCH: (Ma ra na ra) có nghĩa là tăng trưởng, như ý, tùy ý, tức là chỉ về ý chí Châu Thủ Nhãn
GIẢI: (ma ra) có nghĩa là những kẻ tu đạo tất nhiên sẽ được ngọc báu như ý. Câu thứ hai (ma ra) nói là Như Ý châu trong suốt, sáng tỏ tròn trịa không ráp
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của Đức Bồ Tát, khuyên những người tu đạo, nếu muốn được Như Ý bảo châu cần phải giữ gìn chân ngôn về như ý quả. Ý thường do tâm mà phát khởi. Vì thế chúng ta thông thường cho rằng một khi có một ý nghĩ phát xuất thời cho đó là ý. Vậy thì kẻ tu đạo, cần nhất phải quét sạch mọi tạp niệm, rửa hết mọi sự lo lắng để tìm sự chân thực. Trong lòng cần được trong sạch bình thản, tuyệt đối không được để cho mảy lông hay sợi tóc làm trở ngại