Home / TRÌ TRÚ / Chú Đại Bi / Chú Đại Bi câu 11 – 15

Chú Đại Bi câu 11 – 15

dai-bi-chu11(11) BÀ LÔ KIẾT ĐẾ THẤT PHẬT RA LĂNG ĐÀ BÀ
Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà chính là đức Viên Báo Thân Lư Xá La Phật.
DỊCH: (bà lô kiết đế) nghĩa là Quán. (thất Phật) có nghĩa là Thế Âm. (lăng đà bà) có nghĩa là hải đảo, nơi đại từ đại bi, cung từ ái. Sách Tây Vực Ký có nói: ở Thù Lạc Già, nơi biển Nam Hải, có Thạch Thiên Cung, nơi đó chính là nhà cửa của Quán Tự Tại Bồ Tát. Từ chữ Nam Mô cho đến câu này có nghĩa là: Chúc nguyện gia hộ, hiển hóa núi báu công đức, trang nghiêm thắng cảnh.
GIẢI: (Bà lô kiết đế) có nghĩa là tâm với đạo cùng hòa hợp, có thể được ánh sáng đại viên mãn. (Thất Phật ra) có nghĩa là ra vào hay đi dạo chơi, đều được tự tại theo ý muốn. (Lăng đà bà) có nghĩa là khi đã được thành đạo, thời tất cả thế giới mười phương nghe thấy âm thanh là một lòng tín ngưỡng.
GIẢNG: Tất cả những điều nói trên đều là lời chân ngôn của đức Bồ Tát khuyên người ta nên tu đạo. Cần phải ngưng tụ tinh thần và một lòng chuyên nhất dũng cảm tiến lên. Tham thiền tĩnh tọa chính là công phu rèn luyện tâm thần cho được thống nhất. vì thế khi tu luyện, cần sao đầu thẳng mình ngay, tâm định khí bình, trong lòng không có mảy may rung động. Chủ yến là lòng thẳng thắn, không cần mượn hình thức bên ngoài. Làm như vậy tất nhiên sẽ được ánh sáng viên mãn. Vì lòng không có điều hổ thẹn, ý không có gì dối trá, luôn luôn được quảng đại khoan hòa, bình ổn, nhờ vậy, thân được thư thái, đứng đi nằm ngồi các loại tà ma không dám xâm phạm, hết thảy mọi sự đều được tự tại theo ý muốn.

dai-bi-chu12(12) NAM MÔ NA RA CẨN TRÌ
Nam mô na ra cẩn trì, đó chính là bản thân đức Thanh Tịnh Pháp Thần Tỳ Lô Ra La Phật, cần phải hết sức dụng tâm
Dịch: (Nam mô) là quy mệnh. (Na ra) là hiền. (cẩn trì) là yêu. Chọn câu có nghĩa là: Quy y lòng tự bi hiển ải, lòng cung kính, lòng vô thượng bồ đề.
GIẢI: (Na ra cẩn trì) có nghĩa là yêu quý che chở người hiền, người thiện.
GIẢNG: Câu này là do lòng từ bi của đức Bồ Đề, khuyên mọi người trên thế gian nên quy y Tam Bảo, và cần trước hết là thực hành chân ngôn nhân đạo. người tu đạo trước hết phải lấy chính bản thân mình làm mẫu lực là người tiêu biểu những đức tính tốt, để dìu dắt kẻ hậu học. có một số người tu đạo chỉ trăm lo siêu thoát bản thân, đó thuộc về lối tu cũng những người theo giáo phái Tiểu Thừa. Chúng ta nên mở rộng cõi rộng cõi lòng, học tập đạo hành Đại Thừa của đức Bồ Tát. Lấy việc cứu đời độ người làm nhiệm vụ của mình. Nên tâm niệm câu nói: Địa ngục còn có người, thời ta quyết chưa thành Phật, nhằm siêu độ toàn thể chúng sinh. Nếu tất cả mọi người đều phát được lời hoằng nguyện như vậy, thời thế giới này sẽ biến thành một thế giới thanh tịnh lưu ly (trong sáng như ngọc lưu ly). Những ai được mọi người tôn quý, chính là người có tư tưởng nhân nghĩa và lòng chung thứ. Chúng ta là những người học tập đạo Phật, thời này càng phải phát động lòng từ bi, với lòng Bồ Đề để cứu thế độ nhân. Vì thế người ta thường nói: một lòng yêu mến giữ gìn điều lành, rộng đường dìu dắt, ngõ hầu không phụ khổ tâm của đức Bồ Tát hết lòng giảng thuyết lòng đại từ bi Đà La Ni. Đó chính là ý nghĩa câu gánh nặng đường xa.

dai-bi-chu13(13) HÊ RỊ MA HA BÀN ĐA SA MẾ
Hê rị ma ha bàn đa sa mế, đó chính là Dương Minh Dương Đầu Thần Vương và mọi thiên ma làm quyến thuộc
DỊCH: (Hệ rị) là tâm, chủ yếu nói tâm không bị ô nhiễm. (Ma ha bàn đà sa mế) nghĩa là đại quang minh, trường chiếu minh , không quan tâm
GIẢI: (Hê rị ma) là nói về lòng từ bi quảng đại có thể cứu khổ và ban phát sự an vui. (Bàn đà sa mế) nói những kẻ công đức thường được cát thần che chở, muôn loại ma quỷ không thể xâm phạm
GIẢNG: Đức Bồ Đề thấy người đời thường coi nặng đường danh lợi, ham mê phú quý, đó là chuốc lấy sự khổ não. Vì thế ngài nói ra lời chân ngôn này. Vì lẽ đó những người tu đạo trước hết phải lạnh nhạt với những dục vọng kể trên và phải một lòng một ý ngộ đạo, mới hy vọng thành công. Nếu lòng tục phai nhạt, thời lòng đạo thâm nồng. Lòng người hư không thời lòng đạo kiên định. Như vậy làm cho tâm được không, và sinh cơ sẽ bộc phát đầy cõi lòng, tất nhiên sẽ thoát khỏi khổ ải, tới nơi an lạc. Chúng sinh cũng giống như bản thân ta, vạn vật cũng là một thể. Lòng ta thanh tịnh, thời ma quỷ bên ngoài không thể quấy phá. Chính mình đạt được thành quả, thời mọi sự khổ ải đều được giải cứu. Vì thế kinh có nói: dựa vào lòng đại từ đại bi mà tu muôn nết, phúc báo tự nhiên sẽ tới thân mình, ma quỷ đều xa lánh. Tu đạo không hoàn toàn dựa vào điều hữu vi hay vô vi, cũng không được dựa vào tam thế, tức là quá khứ, vị lai, hiện tại. Nên biết rằng mọi duyên kiếp đều là không, là hự vọng điên đảo. Cái gọi là nhân duyên thực ra không phải là nhân duyên. Vì thế, kinh Kim Cương có giải thích: đến pháp còn có thể bỏ được, huống chi là phi pháp. Cảnh quan cao bổng hậu trên thế gian, chẳng qua chỉ là sự vinh hiển một lúc một đời, có sá gì để tham luyến, ước mơ, ngưỡng mộ

dai-bi-chu14(14) TÁT BÀ A THA ĐẬU DU BẰNG
Tát bà a tha đậu du bằng, đó chính đức Cam Lộ Bồ Tát, cũng là đức Quan Thế Âm Bồ Tát, cùng các bộ lạc được coi là quyến thuộc.
DỊCH: (Tát bà) có nghĩa là hết thảy, đó là lời nói chỉ về sự bình đẳng. (A tha đậu) là giàu có an vui không bị nghèo khó, mọi việc đều được như ý không bị tiêu diệt, đó cũng có nghĩa là lòng vô vi. (Du bằng) là nghiêm túc, thanh tịnh, không có điều lo, bao hàm ý nghĩa không có lòng tiến thủ.
GIẢI: (Tát) có nghĩa là xem thấy. (Bà) có nghĩa là bình đẳng. (A) có nghĩa là hết thảy mọi Pháp đều thanh tịnh (Tha đậu du bằng) có nghĩa đạo pháp vô biên, rất lợi ích cho lục đạo tứ sinh, và tất cả đều được thấm nhuần nước Cam Lồ.
GIẢNG: câu này phát xuất từ lòng đại từ đại bi của đức Bồ Tát, chính ngôn là chân ngôn khuyên mọi người nên bền lòng tu đạo. Tất cả chúng sinh đều có thể tu đạo và cùng chứng được Phật quả. Đặc biệt không có sự phân biệt sang hèn giàu nghèo, chỉ cần phát tâm tu đạo, kiên định một lòng không hai, độ cho bản thân và người khác. Tu cả trong lẫn ngoài, như vậy sẽ được chính quả của đức Kim Cương. Điều được gọi là chư pháp bình đẳng, tức là ở gần bực thánh không làm tăng tiến mà gần kẻ phàm không bị suy giảm. chủ yếu là ở nơi có chí hay không có chí. Vì thề hết thảy người phàm tục hay thánh nhân chẳng hạn như Trời, dục A Tu La, địa ngục, quỷ đói, cho đến mọi loài chúng sinh, khi nghe được đạo này thời từng giờ từng khắc chẳng quên, tất cả lời ăn tiếng nói đều tỉnh táo không mê muội, tất cả mọi ý nghĩ đều tốt lành, khế hợp với đạo, đến chết chẳng rời. Có như vậy mới đặt tới thể Kim Cương một cách lâu dài và không bao giờ bị hủy hoại. Nếu hướng về trời hay người, thời được trời và người đều tôn trọng. nếu hướng về Tu La, thời mọi ác tâm đều bị điều phục. nếu hướng về phía địa ngục, địa ngục sẽ tự nhiên bị tiêu diệt. Nếu hướng về phía quỷ đói, quỷ đói sẽ được no nê. Nếu hướng về phía phục sinh, mọi chúng sinh đều được đại trí tuệ. Nếu hướng về phía côn trùng xuẩn động hàm linh (chứa tính thiêng liêng) tất cả những loài này đều được giải thoát. Do đó ta thấy rõ đạo pháp thuật là bao la không bờ bến, và tất nhiên không còn gì để bàn cãi.

dai-bi-chu15(15) A THỆ DỰNG
A thệ dựng, đó chính là đức Phi Bằng Dạ Xoa Thiên Vương tuần lịch bốn phương để soi xét mọi điều thị phi.
DỊCH: (A thê dựng) là Pháp có một không hai, và Giáo có một không hai, chính là lòng ti bệnh và vô tạp tâm (từ chữ Nam mô đến câu thứ tư này, chính là tâm pháp bà nhược của đức Bồ Tát). Đó chính là mười loại tâm trong kinh Đại Bi và Đà La Ni tướng mạo cố, nên kính cẩn tu hành.
GIẢNG: (A thệ dựng) câu này chính là chân ngôn của đấng Bồ Tát thương xót chúng sinh không biết tu đạo, cam lòng sa ngã ở nơi bể khổ. Vì sợ chúng sing biếng nhác, bất ngờ có các đức Khiển Phái Thi Thiên, Dạ Xoa Vương, ngày đêm đi tuần lịch bốn phương không ngừng và tỏ oai linh để cảnh giới chúng sinh và hẹn cho chúng sinh phải sớm lánh dữ tìm lành, bỏ điều hung ác và giữ điều lương thiện. nói chung tất cả những người quyết chí tu đạo , phải lấy đó mà kinh sợ, làm điều răn, sớm phát lời đại nguyện, bỏ tà quy chính, bỏ điều dối trá, giữ niềm thành thực, không được để cho ngoại cảnh chi phối mà sinh ra những tình cảm không chính đáng. Đối với những người chưa được nghe Pháp mà sua đuổi được mọi ác niệm, thành tâm tu niệm bản chú này, tự nhiên sẽ được Trời Phật phù hộ. còn những người tạo nên ác nghiệp, nếu biết hối cải kịp thời, đức Bồ Tát cũng sẽ sẵn lòng dẫn độ, và bỏ qua mọi lỗi lầm trong quá khứ. Tóm lại, chủ yếu trong việc tu đạo, không ngoài việc sửa lỗi, tìm lành, và làm cho mọi ý niệm được thanh tịnh. Đó là đường tắt tiến với việc tu đạo.

 

About namcuulong

Check Also

Chú Đại Bi câu 66 – 70

(66) TA BÀ MA HA A TẤT ĐÀ DẠ Ta bà ma ha a tất ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *