Home / PHÁP ÂM MP3 / Sách hay / Con đường thoát khổ / Chương tám – Phụ lục: KINH NIỆM XỨ

Chương tám – Phụ lục: KINH NIỆM XỨ

Phụ lục: KINH NIỆM XỨ
Satipatthànasutta

Đây là những gì tôi được nghe: Một thời, đức Thế Tôn trú tại xứ Kurus trong một thị trấn tên Kammàssadhamma. ở đây, đức Thế Tôn cho gọi các Tỳ-kheo và dạy như sau: “Này các Tỳ-kheo, có con đường duy nhất khiến cho chúng sinh được thanh tịnh, vượt qua sầu não, hủy diệt các khổ của thân và tâm, đưa đến cách hành xử chân chính, đến sự thực chứng Niết-bàn. Đấy là bốn Niệm xứ.
Bốn Niệm xứ là gì?
I. Quán thân
1. Niệm hơi thở
Ở đây, này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo quán sát thân thể như là thân thể(1), nhiệt tâm, tĩnh giác, chính niệm để gột rửa tham dục lo sầu liên hệ đến thế gian. Quán thọ trên cốc thọ, nhiệt tâm, tỉnh giầc, chính niệm để gột rửa tham dục lo sầu liên hệ đến thế gian. Quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chính niệm để gột rửa tham dục lo sầu liên hệ đến thế gian. Quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tĩnh giác, chính niệm để gột rửa tham dục lo sầu liên hệ đến thế gian.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là một Tỳ-kheo quán sát thân thể như là thân thể?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo đi vào rừng, hay dấn một gốc cây, hay ngôi nhà trống, ngồi kiết già, lưng thẳng, đặt chính niệm trước mặt(2). Tỉnh giác vị ấy thở vào, tỉnh giác vị ấy thở ra. Khi thở vào một hơi dài, vị ấy rõ biết “tôi đang thở vào một hơi dài.” Khi thở ra một hơi dài, vị ấy rõ biết “tôi đang thở ra một hơi dài.” Khi thở vào một hơi ngắn, vị ấy rõ biết “tôi đang thở vào một hơi ngắn.” Khi thở ra ngắn, vị ấy rõ biết “tôi đang thở ra một hơi ngắn.” Vị ấy tập “cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào”(3). Vị ấy tập “cám giác toàn thân, tôi sẻ thở ra.” Vị ấy tập “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vào.” Vị ấy tập “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra.”
Này các Tỳ-kheo, cũng như một người thợ quay hay đệ tử ông ta, khi quay chậm, rõ biết mình đang quay chậm, khi quay nhanh rõ biết mình đang quay nhanh. Cũng thế, này các Tỳ-kheo, khi một Tỳ-kheo thở vô dài, vị ấy rõ biết mình thở vô dài; khi thở ra dài, vị ấy rõ biết mình thở ra dài. Vị ấy tập làm cho thân hành được an tịnh như thế.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân; quán sự diệt tận trên thân; quán sự sinh và diệt trên thân. “Thân thể là như vậy.” Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chính tri, chính niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như thế ấy là vị Tỳ-kheo sống quán thân thể như là thân thể.
2. Niệm bốn uy nghi
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo khi đi, tuệ tri mình đang đi; khi đứng tuệ tri mình đang đứng; khi ngồi tuệ tri mình đang ngồi; khi nằm, tuệ tri mình đang nằm; thân thể ở trong tư thế nào, vị ấy đều tuệ tri.(4)
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khỏi trên thân; quán sự diệt tận trên thân; quán sự sinh và diệt trên thân. Thân thể là như vậy.” Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chính tri, chính niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là một Tỳ-kheo sống quán thân thể như là thân thể.
3. Niệm thân hành
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo hoàn toàn tỉnh giác lúc đi tới đi lui; tỉnh giác lúc nhìn trước mặt hay nhìn quanh; tỉnh giác khi co duỗi tay chân; tỉnh giác lúc đắp y mang bát; tỉnh giác lúc ăn, uống, nhai, nếm; tỉnh giác lúc đại tiện tiểu tiện; lúc đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im, vị ấy hoàn toàn tỉnh giác, rõ biết việc mình đang làm.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân; quán sự diệt tận trên thân; quán sự sinh và diệt trên thân. “Thân thể là như vậy.” Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chính tri, chính niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là vị Tỳ-kheo sống quán thân thể như là thân thể.
4. Quán các thân phần
Lại nữa này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo quán sát thân này dưới từ hai gót chân lên đến đình đầu, được bao phủ bởi da và chứa dầy những vật bất tịnh khác nhau: “Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da; thịt, gân, xương, tủy, thận; tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi; ruột, màng ruột, bao tử, phân; mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi; mỏ, nước mắt, mỏ nước, nước miếng, niêm dịch; nước khớp xương, nước tiểu.” Này các Tỳ-kheo, như một túi xách có hai đầu đựng đầy những hạt ngũ cốc khác nhau như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, lúa đã xay; một người tỏ mắt mở nó ra mà quan sát: “Đây là gạo, đây là lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là lúa đã xay.” Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo quan Sát thân này dưới từ gót chân lên đến đinh đầu bao phủ bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh khác nhau: Trong thân này có tóc lông, móng, răng, da; thịt, gân, xương, tủy, thận; tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi; ruột, màng ruột, bao tử, phân; mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi; mỏ, nước mắt, mỏ nước, nước miếng, niêm dịch, nước khớp xương, nước tiểu.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân; quán sự diệt tận trên thân; quán sự sinh và diệt trên thân. “Thân thể là như vậy.” Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chính tri, chính niệm, và vị ấy sống không nương tựạ bám víu gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là một Tỳ-kheo sống quán thân thể như là thân thể.
5. Phân tích bốn yếu tố
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo quán thân thể theo các giới: “Trong thân này có địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.” Này các Tỳ-kheo, như một đồ tể khéo tay hoặc đệ tử ông ta, sau khi giết một con bò, cắt nó thành nhiều mảnh đến ngồi ở ngã tư đường; cũng vậy một Tỳ-kheo quán sát thân này có những yếu tố: “Trong thân này, có địa giới thủy giới hỏa giới phong giới.”
Như vậy vị Tỳ-kheo sống quán thân trên nội thân, quán thân trên ngoại thân, quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khỏi trên thân, quán sự diệt tận trên thân, quán sự sinh diệt trên thân. “Thân thể là như vậy.” Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chính tri, chính niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là một Tỳ-kheo sống quán thân thể như là thân thể.
6. Quán các giai đoạn tử thi
Lại nữa này các Tỳ-kheo, khi một Tỳ-kheo thấy một thi thể quăng bỏ ngoài nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, sình lên, xanh bầm, hôi thôi, vị ây quán sát thân này như sau: “Thân này cũng một tính chất như vậy, nó sẽ ra như vậy, không thể nào khác hơn.”
Như vậy vị Tỳ-kheo sống quán thân trên nội thân, quán thân trên ngoại thân, quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khỏi trên thân, quán sự diệt tận trên thân, quán sự sinh diệt trên thân. “Thân thể là như vậy.” Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chính tri, chính niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là một Tỳ-kheo sống quán thân thể như là thân thể.

About namcuulong

Check Also

Chương Bốn: DIỆU ĐẾ THỨ BA: DIỆT: SỰ CHẤM DỨT KHỔ

DIỆU ĐẾ THỨ BA: DIỆT (Nirodha): Sự chấm dứt khổ Chân lý cao cả thứ ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *