Kinh: “Ông hãy xét cái tánh của địa đại: thô lớn thì làm đất liền, nhỏ nhặt thì làm vi trần, cho đến lân hư trần, do chia chẻ cái sắc cực vi nhỏ nhất làm bảy phần mà thành. Nếu chẻ lân hư trần nữa, thì thật là tánh hư không.
“Anan, nếu cái lân hư trần đó chẻ ra thì thành hư không, vậy thì biết hư không sanh ra sắc tướng. Nay ông hỏi rằng: Do hòa hợp mà sanh ra các tướng biến hóa trong thế gian, thì ông hãy xét một cái lân hư trần dùng bao nhiêu hư không hòa hợp lại mà có? Không lẽ lân hư trần hợp lại thành lân hư trần? Mà lân hư trần đã chẻ ra được thành hư không, thì dùng bao nhiêu sắc tướng đế hợp thành hư không ? Nếu sắc hợp lại thì hợp sắc không thể thành hư không. Nếu hư không hợp lại, thì hợp hư không làm sao ra thành sắc ? Sắc có thể chẻ ra được, chứ hư không làm sao mà hợp lại được ?
“Ông vốn chẳng biết, trong Như Lai Tạng : tánh sắc là Chân Không, tánh Không là Chân sắc, bản nhiên thanh tịnh, tròn khắp pháp giới, tùy tâm chứng sanh ứng ra chỗ hay biết, theo nghiệp mà hiện bày, Thế gian không biết, lầm cho là nhân duyên hay tự nhiên. Đó đều là thức tâm phân biệt, đo lường : chỉ có lời nói, danh tự, toàn không có thật nghĩa.
Thông rằng: Bài tụng Pháp Giới rằng ;
“Có ai muốn biết lý Chân Không
Chân Như trong thân hiện khắp ngoài
Tình với vô tình chung một thể
Chốn chốn đều đồng Pháp Giới chơn!”
Đây là yếu chỉ của bảy đại.
Chân Không là cái Thể Nhất Như vậy. Bảy đại là cái dụng duyên theo nghiệp vậy. Thể, dụng không hai, nương nhau mà hiển, chẳng lìa Diệu Tánh, nên mỗi mỗi đều là Tánh. Duy chỉ một Tánh. Không là tánh Không, sắc là tánh Sắc, bèn Tức Không, Tức sắc, đó là Diệu Hữu, đó là Diệu Chân Như Tánh vậy. Không sa vào Hữu, Vô nên nói là thanh tịnh, mà chưa từng chẳng Hữu, Vô nên gọi là bản nhiên. Là trong sạch, tức nhân duyên chẳng thể ô nhiễm. Là bản nhiên, tức chẳng phải hòa hợp mà thành. Cái gì mà từ nhân duyên hay hòa hợp sanh, đó chỉ là hình tướng, có nơi chốn làm sao mà đầy khắp pháp giới ? Duy chỉ chẳng từ nhân duyên hay hòa hợp mà sanh thì không hình tướng, không xứ sở nên toàn khắp pháp giới. Toàn khắp pháp giới là Tánh, thì có gì chẳng phải là thất đại ? Toàn khắp pháp giới là thất đại thì có gì chẳng phải là Tánh ?
Tâm Như Lai chỉ một vị thanh tịnh, chỉ một vị bản nhiên, chỉ một vị toàn khắp nên không thể biết, không thể lường. Tâm của chúng sanh thì ở nơi cái thanh tịnh ấy lại có thời gian mà ô nhiễm. Ở trong cái bản nhiên ấy lại có thời gian mà chẳng như nhiên. Ở trong cái toàn khắp ấy, lại có thời gian mà hạn hẹp. Tùy cái tâm năng tri, xứng vừa với cái lượng sở tri. Biết cho lắm thì tích tụ thành nghiệp, nghiệp tích tụ thành quả, có thiện, có ác mà biến tạo ra cái Y báo, Chánh báo mười cõi. Tâm của chúng sanh tán loạn không bờ nên nghiệp của chúng sanh cũng đầy dẫy không bờ. Tâm ây nếu không có cái Tánh toàn khắp pháp giới làm thể thì làm sao tùy nghiệp mà phát hiện, để càng phát ra thì càng vô cùng ư ?
Nghiệp lực của chúng sanh mỗi mỗi chẳng đồng. Nhưng đồng ở trong cái Thanh Tịnh Bổn Nhiên, một mảy lông cũng chẳng hề thêm bớt, nên nói rằng xuẩn động hàm linh đều có Phật Tánh. Thế gian mê lầm chẳng ngộ Tam Giới Duy Tâm, Vạn Pháp Duy Thức. Thế nên, ở nơi những sự việc phát hiện ra theo nghiệp, thấy ra là có nhân duyên sanh, mà lầm cho là tánh nhân duyên ; còn thấy ra là không có nhân duyên sanh thì lầm cho là tánh tự nhiên. Chẳng rõ cái Thanh Tịnh Bổn Nhiên thì sự Có Không đều lìa, cả nhân duyên hay tự nhiên đều không có ở nơi nào để bám níu.
Nói là nhân duyên sanh ư ? Thế thì lân hư duyên với cái gì để sanh ra hư không, hư không duyên với gì mà sanh ra hư ? Chỉ có hư không duyên với hư không, chỉ có Sắc mới duyên với sắc. Dù cho lân hư chẻ ra thành hư không, thì phải bao nhiêu hư không để hiện thành lân hư Lân hư chẳng phải do hư không mà có, thì hư không cũng chẳng phải nhân lân hư chẻ thành, sắc, không đã chẳng thể sanh lẫn nhau, thì sự sanh ra của địa đại là vô tự tánh
Thế nên, nói nhân duyên hòa hợp sanh là sai lầm vậy
Nói là tự nhiên sanh ư ? Hư không nào có vô cớ mà có hư không, sắc nào có vô cớ mà có sắc. Chẳng có nhân chẻ lân hư, thì nào có thấy được hư không ? Chẳng nhân gom tụ lân hư, làm sao thành địa đại ? Thế thì sự sanh ra của địa đại nào phải không có nguyên nhân mà tự nhiên bỗng có đâu ?
Do đó, nói tự nhiên sanh là sai lầm.
Cả hai thuyết đều là do thức tâm phân biệt suy lường, không phải nhân duyên mà gượng nói nhân duyên ; không phải tự nhiên mà gượng cho là tự nhiên, chỉ là lời nói, toàn là hý luận không có căn cứ. Nào có biết rằng Như Lai Tạng Tánh chẳng có khởi lên đối với cái thấy, chẳng bám vào cái tướng. Không khởi nơi cái thấy, cho nên suy tính không thể tới nổi. Không bám nơi cái tướng nên lời nói không thể thấu đến. Đó là cái chỗ mà tâm hành xứ diệt(23) ngôn ngữ hết đường, ấy mới là Thật Tướng, mới là Đệ Nhất Nghĩa Đế vậy.
Thiền sư Tần Bạt Đà hỏi Pháp sư Sanh : “Thầy giảng kinh luận gì ?”
Thầy Sanh đáp : “Kinh Đại Bát Nhã.”
Sư Đà nói : “Làm thế nào nói nghĩa sắc không ?” Thầy Sanh đáp : “Các vi trần tụ lại là sắc, các vi trần vô tự tánh là Không.”
Sư Đà nói: “Vi trần chưa tụ, gọi là gì?*
Thầy Sanh không giãi bày được.
Thiên sư Đà lại hỏi: “Còn giảng kinh nào khác nữa ?”
Thầy Sanh đáp : “Kinh Đại Niết Bàn.”
Sư Đà nói: “Nói nghĩa Niết Bàn như thế nào ?”
Thầy Sanh đáp : “Niết mà chẳng sanh, Bàn mà chẳng diệt, nên gọi đó là Niết Bàn.”
Sư Đà nói : “Cái ấy là Niết Bàn của Như Lai, cái gì là Niết Bàn của Pháp sư ?”
Thầy Sanh đáp : “Nghĩa của Niết Bàn há có hai sao ?
Tôi chỉ như thế này, chưa hiểu Thiền sư nói Niết Bàn như thế nào ?”
Sư Đà đưa cây hốt như ý lên, rồi nói: “Thấy chăng ?” Đáp : “Thấy,”
Sư Đà nói : “Thấy cái gì ?”
Đáp : “Thây cái hốt như ý trong tay Thiền sư.”
Sư Đà ném cái hốt như ý xuống đất, rồi hỏi: “Thấy không ?”
Đáp : “Thấy,”,
Sư Đà nói: “Thấy cái gì ?”
Đáp : “Thấy cái hốt trong tay Thiền sư rớt xuống đất/’ Thiền sư chê rằng : “Xem qua chỗ thấy hiểu của ông, chưa ra khỏi đám thường tình, sao gọi được là làm ồn náo vũ trụ.”(24)
Rồi phất tay áo bỏ đi.
Các đệ tử của pháp sư nghi ngờ chưa dứt, bèn chạy theo níu Thiền sư Đà lại, hỏi: “Thầy tôi nói sắc không, Niết Bàn chẳng khế hợp, chưa rõ Thiền sư nói nghĩa sắc không như thế nào ?”
Thiền sư Đà nói : “Ta chẳng nói thầy các con thuyết không được đúng, nhưng thầy các con chỉ nói sắc không trên quả vị, mà chẳng biết nói cái sắc không ngay chỗ nguyên nhân”
Đệ tử thưa : “Như thế nào là sắc không ngay chỗ nguyên nhân ?”
Thiền sư Đà nói : “Một vi trần Không nên chúng vi trần Không. Chúng vi trần Không nên một vi trần Không. Trong một vi trần Không, không có chúng vi trần. Trong chúng vi trần Không, không có một vi trần.”
Đây không phải là lời Thiền sư Đà đặt ra, vì kinh nói: Một căn thanh tịnh nên các căn thanh tịnh. Các căn thanh tịnh nên một căn thanh tịnh. Trong một căn thanh tịnh không có các căn. Trong các căn thanh tịnh không có một căn.
Lấy chỗ này phát minh thì chẳng phải khó hiểu. Bèn cùng với “Tánh sắc Chân Không, Tánh Không Chân sắc” chỉ ngay đường vào.