H. THU MƯỜI TÁM GIỚI

Kinh :Anan, lại như chỗ ông bày tỏ : Thiệt căn và vị trần làm duyên, sanh ra thiệt thức. Thức ấy nhân sanh ra, lấy thiệt căn làm giới, hay lấy nhân vi trần sinh ra, lấy vị trần làm giới?
Anan, nếu nhân thiệt căn sanh ra, thì trong thế gian mía ngọt, mơ chua, hoàng liên đắng, muốn mặn, tế tân, gừng, quế hết thảy đều không có vị, ông tự nếm cái lưỡi, là ngọt hay đắng? nếu cái lưỡi là đắng, thì lấy cái gì để nếm cái lưỡi? Lưỡi chẳng tự nếm, thì lấy gì mà có hay biết? Nếu lưỡi không đắng, vị tự chẳng sanh ra, làm sao lập thành giới?
Nếu nhân vi trần mà sanh ra, thì thiệt thức đã là vị rồi, đồng như thiệt căn, không thể tự nếm, làm sao mà biết là vị hay chẳng phải vị? Lại tất cả các vị lại chẳng phải do một vật sanh ra. Các vị đã do nhiều vật sanh ra, thì cái thiệt thức nếu do vị trần sanh, cũng phải có nhiều tự thể. Nếu thiệt thức là một thể và thể đó do vị sanh ra, thì các vị mặn, không thể phân biệt. không có phân biệt, thì không có thức, làm sao còn gọi là thiệt thức giới? Chẳng lẽ hư không sanh ra cái thức phân biệt của ông?
Thế thì cái thức ở giữa do thiệt căn và vị trần hoà hợp mà sanh, vốn không tự tánh, làm sao mà cái giới có được?
Vậy lên phải biết: Thiệt căn, vị trần làm duyên, sanh ra thiệt thức, cả ba xứ đều không. Tức là thiệt giới, vị giới và thiệt thức giới vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên

Thông rằng: Ban đầu, bác bỏ “nhân thiệt căn sanh” là phá cái lý tự sanh. Thứ hai là bác bỏ “nhân vị trần sanh” là phá cái lý khác sanh. Thứ ba là bác bỏ “hư không sanh” là phá cái lý không nguyên nhân mà sanh. Thứ tư bác bỏ “Lưỡi và vị hòa hợp mà sanh”, là phá cái lý chung nhau sanh. Tức ở trong đó, vốn không tự tánh, thiệt căn chẳng thể tự nếm mùi, mùi vị cũng chẳng tự nếm biết, thì thức do đâu mà sanh ? Chính là hiển bày ý chỉ vô sanh. Biết thiệt thức vốn vô sanh, thiệt căn vốn tự trong sạch, tức là Diệu Chân Như Tánh vậy.
Xưa, có vị Thiền sư ăn uống hỗn tạp, không chọn lựa, nhiều đệ tử bắt chước theo. Một bữa nọ, bày một bữa cúng ở chỗ thiêu xác người chết, rồi lấy thịt thiêu còn sót, gồm chung vào rồi ăn. Đệ tử đều ói mửa, chạy mất.
Sư bèn nói : “Ta nhiều đời thanh tịnh, nên mới không chọn lựa. Các ông có thể cùng với ta ăn món này, mới nên duy trì việc ăn uống.”
Từ đó, cả chúng sợ hãi mà lo vâng giữ giới luật.
Tổ Tào Sơn cũng ưa rượu.
Có vị tăng hỏi: “Áo linh không khoác thì như thế nào ?”
Đáp : “Tào Sơn này trọn hiếu!(19)
Hỏi : “Trọn hiếu rồi thì như thế nào ?”
Tổ đáp : “Tào Sơn khoái rượu từ Tôn Đảnh.”
Có đệ tử tên là Thuế Thanh, bạch hỏi: “Đệ tử cô bần, xin thầy cứu giúp.”
Tổ Sơn gọi lớn : “Thuế Xà lê !”
Sư Thuế ứng tiếng: “Dạ !”
Tổ Sơn nói : “Rượu Thanh Nguyên(20) trắng trong, uống rồi ba chén sao còn bảo chưa thấm môi !”
Tổ Huyền Giác nói: “Ở chỗ nào mà cho là có uống!”
Ba tắc này là : Tánh của vị vốn Không, thiệt thức vốn Không. Liễu đạt mới gọi rằng “biết mùi vị”.

About namcuulong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *