G. THU MƯỜI HAI XỨ

Kinh : Anan, ông lại nghe trong vườn Kỳ Đà này, khi thức ăn dọn rồi thì đánh trống, khi chúng nhóm lại thì đánh chuông. Tiếng chuông, tiếng trống trước sau nối tiếp nhau. Ý ông thế nào ? Như vậy là cái tiếng đến bên cái nghe hay cái nghe đến chỗ cái tiếng?
“Anan, nếu như cái tiếng đó đến bên cái nghe, thì cũng như ta khất thực trong thành Thất La Phiệt, ở rừng Kỳ Đà không có ta nữa. Cái tiếng đó đã riêng đến bên cái nghe của Ông Anan, thì lẽ ra Ông Mục Liên, Ông Ca Diếp không cùng nghe được một lần. Huống gì trong này có một ngàn hai trăm năm mươi vị Sa môn, một khi nghe tiếng chuông thì đồng đến chỗ ăn cơm cả.
“Lại như cái nghe của ông đến chỗ cái tiếng, dù cũng như ta đã về rừng Kỳ Đà rồi, trong thành Thất La Phiệt không còn ta nữa. Vậy, khi ông nghe tiếng trống, cái nghe của ông đã đến nơi tiếng trống rồi, thì khi có lúc tiếng chuông phát ra, đáng lý ông không thể cùng nghe, huống nữa, ông còn nghe được cả tiếng( voi, ngựa, bò, dê và nhiều tiếng khác. Còn nếu chúng không đi đến với nhau thì lại là không có nghe gì cả.
“Thế nên, phải biết rằng cái nghe và cái tiếng đều không có xứ sở. Tức cái nghe và thanh trần, hai xứ đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.

Thông rằng : Câu “Cũng như Ta khất thực trong thành Thết La Phiệt, tại rừng Kỳ Đà không có Ta nữa” để ví dụ cho cái tiếng đến bên cái nghe, thì các chỗ khác không còn có cái tiếng, vậy sao một ngàn hai trăm năm mươi vị Sa môn lại còn cùng nghe ? Câu “Cũng như ta đã về rừng Kỳ Đà rồi, trong thành Thết La Phiệt không còn có ta nữa” để ví dụ cho cái nghe đến chỗ cái tiếng thì các chỗ khác phải không còn cái nghe, vậy thì tại sao lại nghe tiếng voi, ngựa, bò, dê và nhiều tiếng khác nữa ? Câu “Nếu không đi đến với nhau” tức là rơi vào ngoan không. Nghĩa nghe không thành lập được, thì cái tiếng và cái nghe đều không có dấu tích. Uyển chuyển mà cùng khắp, gặp chỗ đều thông suốt, có xứ sở nào đâu ? Cho là nhân duyên, thi không có chỗ duyên. Cho là tự nhiên, thì cũng chẳng có chỗ nào mà tự. Ngay ấy là hư vọng, bèn là không có gì chẳng phải là chân thể, nên gọi đó là Tánh Chân Như Nhiệm Mầu vậy.
Tổ Huyền Sa nhân có người đang tham học, nghe thấy tiếng chim én, bèn nói: “Bàn sâu thật tướng, khéo thuyết pháp yếu!”
Liền xuống tòa giảng.
Khi ấy, có một vị sư hỏi thêm : “Thưa, tôi chẳng hiểu.”
Tổ Sa nói: “Đi đi, ai tin được ông !”
Lại có Tổ Báo Từ lên tòa giảng, nghe chim tu hú kêu, bèn hỏi nhà sư: “Tiếng gì thế ?”
Sư đáp: “Tiếng chim tu hú.”
Tổ Từ nói: “Nếu muốn không chiêu vô gián nghiệp, chớ báng Như Lai chánh pháp luân.”
Rồi xuông tòa.
Tất cả âm thanh lầ Phật Thanh. Thế còn hiểu được.
Còn, Tổ Huyền Sa nói: “Trong chuông không có tiếng trống, trong trống không có tiếng chuông, chuông trống chẳng có xen lẫn nhau, mỗi mỗi không sau trước”
Hiểu thế nào ? Đây là ý chỉ vô sanh duyên khởi. Ngộ đó thì cái chỗ nói là thật tướng, là pháp yếu, có thể thấy rồi.

About namcuulong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *