TÓM THU VỀ NHƯ LAI TẠNG – I. TÓM THU

Kinh : Anan, ông còn không biết rằng hết thảy các tướng huyễn hóa của tiền trần ngay nơi chỗ mà sanh ra, tùy theo chỗ mà diệt mất. Hư huyễn vì mê vọng nên nói là tướng, chứ thật tánh chúng là Diệu Giác Minh Thể. Như vậy, cho đến năm Ấm, sáu Nhập, mười hai Xứ và mười tám Giới đều là : – nhân duyên hòa hợp: in tuồng có sanh ra ; ‘ nhân duyên chia lìa : in tuồng diệt mất. Quyết chẳng biết rằng sanh, diệt, đến, đi vốn là Như Lai Tạng Tánh thường trụ, mầu sáng, bất động, tròn khắp, tánh diệu Chân Như. Trong tánh Chân Thường ấy mà tìm cầu cho ra tướng đến, đi, mê, ngộ, sanh, tử rốt là không chỗ được.

Thông rằng : Ở đây bày thẳng Đốn Môn, mở ra con đường Diệu Bồ Đề, tức là ngay trong phù trần huyễn hóa mà chứng Chân Như. “Trong Tánh Chân Thường mà tìm cầu cho ra tướng đến, đi, mê, ngộ, sanh, tử rốt là không chỗ được.”
Các thứ Âm, Nhập, Xứ, Giới chỉ có tướng huyễn vọng. Huyễn không tự tánh, nương Chân mà lập như hoa đốm khởi lên giữa hư không, toàn thể hoa đốm là hư không. Như sóng sanh trên nước, toàn sóng là nước, Cho nên kinh nói ‘Tánh của chúng thật là Diệu Giác Minh Thể”, thể này chính là Pháp thân. Tự nó gồm chứa vô lượng công đức nên gọi là Như Lai Tạng. Vốn chẳng đến đi, nên gọi là Thường Trụ. Vốn chưa từng mê muội, nên gọi là Điệu Minh, vốn không sanh diệt, nên gọi là Bất Động. Vốn tự sẵn đủ nên nói làTròn Khắp, Châu Viên. Một vị Thường Trụ nên đến đi bất khả đắc. Một vị Diệu Minh nên mê ngộ bất khả đắc. Một vị Bất Động nên sanh tử bất khả đắc. Một vị Tròn Khắp nên Chân Thường.
Cái gọi là Tánh Chần Như Mầu Nhiệm ở đây kỳ thật là cái “Xưa nay không một vật” vậy.
Có nhà sư hỏi Tổ Hoàng Bá : “Kẻ học nhân này chẳng hiểu, Hòa thượng chỉ bày như thế nào ?”
Tổ Hoàng Bá nói : “Ta không có một vật nào hết. Từ xưa đến giờ chẳng từng đem ra một món vật cho người. Ông từ vô thủy đến nay chỉ vì bị người ta chỉ bày rồi tìm kiếm chuyện khê’ hợp, tìm kiếm chuyện hiểu ngộ. Như thế thì chẳng phải cả thầy trò đều lọt vào nạn vua sao ? Ông chỉ cần biết rằng, một niệm chẳng thọ tức là không có cái thân thọ. Một niệm không tưởng đến tức là không có cái thân tưởng. Quyết chẳng có trôi theo sự tạo tác, tức là không có cái thân hành. Chẳng có nghĩ suy, so sánh, phân biệt tức là không có cái thân thức. Nay ông vừa khởi ra một niệm tức thì có ngay vòng Thập Nhị Nhân Duyên : vô minh duyên ra hành, vừa nhân vừa quả ; cho đến lão, tử cũng vừa nhân vừa quả.
“Cho nên Đồng tử Thiện Tài đi một trăm mười nơi cầu thiện tri thức, chỉ là hướng vào Thập Nhị Nhân Duyên mà cầu. Sau Tốt gặp Đức Di Lặc. Đức Di Lặc lại chỉ đến gặp Đức Văn Thù. Văn Thù ấy, chính là cái Bổn Địa Vô Minh của ông. Nếu tâm tâm riêng khác, hướng ngoài mà tìm cầu thiện tri thức, thì một niệm vừa sanh liền diệt, vừa diệt liền sanh. Bởi thế, Tỳ kheo các ông cũng sanh, cũng lão, cũng bệnh, cũng tử. Trả nhân đền quả xưa nay, tức là sự sanh diệt của năm tụ. Năm tụ là năm ấm. Một niệm chẳng khởi tức là mười tám giới bèn không, ngay thân là hoa trái BồĐề, ngay tâm tức là Bát Nhã. Nếu có chỗ dừng bám, thì ngay thân là xác chết, cùng gọi là quỷ giữ xác chết.”
Lời nói này của Tổ Hoàng Bá chẳng phải làm sáng tỏ câu kinh “Hư huyễn vì mê vọng nên nói là tướng, chứ thật tánh của chúng chính là Diệu Giác Minh Thể” đó sao?
Ông Hạo Nguyệt cúng dường, hỏi Tổ Trường Sa : “Rõ thì nghiệp chướng vốn là không. Chưa rõ, nợ xưa đành trang trải(1) vậy thì Tổ Sư Tử Tôn giả và Nhị Tổ Huệ Khả vi sao phải trả nợ xưa?”
Tổ Sa nói: “Đại đức chẳng biết Bổn Lai Không”(2)
Hỏi: “Như thế nào là Bổn Lai Không ?”
Đáp: “Là nghiệp chướng”
Hỏi: “Như thế nào là nghiệp chướng ?”
Đáp : “Là Bổn Lai Không”
Rồi Tổ Sa dùng bài kệ chỉ bày:
“Giả Có, vốn chẳng Có
Giả diệt, cũng chẳng Không
Nghĩa Niết Bàn, trả nợ
Một tánh, chẳng khác gì.”
(Giả Hữu nguyên phi Hữu
Giả diệt diệc phi Vô
Niết Bàn, thường trái nghĩa
Nhất tánh, cánh vô thù.)
Lời dạy này của Tổ Trường Sa chẳng phải làm rõ câu “Sanh diệt, đến đi đều vốn là Tánh Chân Như tròn khắp, bất động, mầu sáng, thường trụ của Như Lai Tạng” đó sao ?
Lai Tổ Giáp Sơn về Tổ Định Sơn vừa đi vừa nói chuyện
Tổ Định Sơn nói : “Trong sanh tử mà không có Phật thì không có sanh tử.”
Tổ Giáp Sơn nói : ‘Trong sanh tử mà có Phật thì chẳng mê sanh tử.”
Hai bên chẳng chịu nhau, bèn có đến Tổ Đại Mai.
Giáp Sơn bèn thuật lại và hỏi chỗ thấy, hiểu của ai gần hơn.
Tổ Mai nói : “Một gần, một xa.”
Giáp Sơn lại hỏi : “Cái nào gần.”
Tổ Mai rằng : “Thôi về đi, ngày mai đến.”
Hôm sau, Giáp Sơn lại tới hỏi nữa.
Tổ Mai nói : “Gần thì chẳng hỏi, hỏi thì chẳng gần.”
Sau này, Ngài Giáp Sơn tự bảo : “Lúc đó mất một con mắt lẻ.”
Đây là một tắc, chẳng phải làm rõ câu “Trong Tánh Chân Thường mà cầu cho ra những cái đến đi, mê ngộ, sanh tử rốt là không được” đó sao ?
Bản chú giải xưa cho rằng : Từ bảy chỗ trưng tâm và biện ra cái thấy cho đến đây là rộng phá chấp ngã, là pháp Quán Không, Xa Ma Tha. Từ đây trở xuống là rộng phá chấp pháp, tức là pháp Quán Giả, Tam Ma Đề. Đối với chỗ “Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật” còn cách xa một đoạn đường.
Như thế là chưa hiểu rằng pháp Diệu Xa Ma Tha mà Ông Anan hỏi, thì ở đây, được đáp là Diệu Chân Như Tánh. Chỉ một chữ Diệu, thật khó hình dung, người ngộ tự biết lấy.

About namcuulong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *