F. THU SÁU NHẬP

Kinh : Anan, ví như có người dùng lưỡi liếm mép, liếm mãi sanh ra mỏi. Nếu người đó đang bệnh thì thấy có vị đắng, còn người không bệnh thì có chút vị ngọt. Do cảm xúc ngọt, đắng mà hiện ra có căn lưỡi, khi không động thì vẫn có tánh nhạt. Cả cái nếm cùng cái mỏi đều là cái tướng lâu mà sanh mỏi của Đồ Đề.
Nhân hai thứ vọng trần nhạt và ngọt đắng phát ra cái nếm ở bên trong, thu nạp các trần tượng đó mà gọi là cái nếm biết. Cái nếm biết này ngoài hai vọng trần nhạt và ngọt đắng kia, rốt ráo không có tự thể.
“Thật vậy, Anan, phải biết rằng cái nếm biết được đắng, nhạt như vậy không phải từ ngọt đắng mà đến, không phải nhân tánh nhạt mà có, cũng không từ căn lưỡi mà ra, cũng không từ hư không mà sanh. Vì sao thế?
“Nếu từ các vị ngọt, đắng mà đến thì khi nhạt, cái nếm biết đã diệt mất làm sao biết được vị nhạt ? Nếu từ cái nhạt mà ra, thì khi ngọt, cái nếm biết đã mất rồi làm sao biết được vị ngọt đắng ? Nếu do cái lưỡi sanh ra, hẳn không có những vị ngọt, đắng và nhạt, thì cái căn biết mùi vị đó rõ là vốn không tự tánh. Nếu do hư không mà ra thì hư không tự nếm biết, chẳng phải lưỡi ông biết được vị. Hơn nữa, hư không mà tự biết thì có liên quan gì đến chỗ thâu nhập của ông đâu?
“Vậy, nên biết rằng Thiệt Nhâp là hư vọng, vốn chẳng phải là tánh nhân duyên, chẳng phải là tánh tự nhiên.

Thông rằng : Cái căn biết mùi đây, biết ngọt, biết đắng, biết nhạt. Vị ngọt, đắng, nhạt không thường còn nên cáicăn nếm biết cũng tùy theo mà thay đổi. Cái biết vị này không phải từ ngọt, đắng, nhạt mà đến, không phái từ hư không mà ra thì còn dễ biết, nhưng tại sao không từ lưỡi mà sanh ? Cái lưỡi vốn không mùi vị, nên không có tự tánh khá được. Chỉ do tiếp xúc với mùi vị mà nếm biết sanh ra mùi vị hết thì phải diệt, vốn đều là hư vọng. Bám chấp mà cho là có thì không biết nó ở đâu ra ! Bám chấp mà cho là không thì lại rõ ràng ra đó ! Cho nên mới nói là Diệu, ở đây mà chẳng biết mùi vị là cái gì thì không có đủ sức để bàn luận vậy.
Ngài Sam Sơn đang lựa rau quyết, Tổ Nam Tuyền nhặt lên một cọng, nói : “Cái này dùng rất tốt.”
Ngài Sơn nói : “Không những cái này mà món ngon trăm vị hắn ta cũng chẳng thèm đoái tới.”
Tổ Tuyền nói : “Tuy là như thế, mỗi cái phải nên nếm qua mới được.”
Ngài Huyền Giác nói rằng : “Đó là lời tương kiến hay không phải là lời tương kiến ?”
Ngài Thiên Đồng nói : “Hỏi lấy Nam Tuyền Vương Lão sư, ai ai cũng chỉ ăn một cọng rau.”
Có thể nói là biết mùi vị vậy.

About namcuulong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *