Home / KINH - LUẬN / Kinh Lăng Nghiêm Tông Thông / Lăng Nghiêm Tông Thông quyển 2 / Mục 3 / V. TÁNH THẤY KHÔNG CÓ PHẢI HAY CHẲNG PHẢI

V. TÁNH THẤY KHÔNG CÓ PHẢI HAY CHẲNG PHẢI

Kinh : Văn Thù, nay ta hỏi ông : Như ông chính là Văn Thù, vậy thì còn có Văn Thù nào tức là Văn Thù nữa hay không?”
– Bạch Thế Tôn, đúng thế ! Tôi chính thật là Văn Thù, không có cái gì tức là Văn Thù nữa. Tại sao thế ? Nếu có cái tức là nữa thì thành ra hai Văn thù, nhưng giờ đây tôi chẳng phải không là Văn Thù. Trong đó, quả thật không có hai tướng tức là hay chẳng phải.

Thông rằng : Câu “Tôi chính thật là Văn Thù” trả lời nghĩa thứ nhất, bày ra cái Tâm Thể Bồ Đề sáng sạch, nhiệm mầu.
Câu “Không có cái gì tức là Văn Thù nữa” trả lời nghĩa thứ hai, phá cái chấp sắc không là cái thấy.
Câu “Chẳng phải không là Văn Thù” trả lời nghĩa thứ ba, phá cái chấp sắc không chẳng phải là cái thấy.”
Nếu bảo rằng “Sắc không là chòn kiến”, thế là từ vọng mà biện chơn, do đó, đối với Cái chơn của không vọng thành ra hai nghĩa, nên nói: Nếu có Tức là Văn Thù thì thành ra hai Văn Thù.
Nếu bảo rằng “Sắc không chẳng phải là chân kiến”, thế mà toàn thể vọng cảnh là chân, nên mới nói “Giờ đây tôi chẳng phải là không Văn Thù”.
Tổ Lạc Phố bảo với đại chúng : “Nay có một việc muốn hỏi các ông ; nếu nói là phải tức là trên đầu chồng thêm đầu, nếu nói là chẳng phải, tức là chặt đầu mà cầu sống.”
Thầy Đệ Nhất Thủ tòa nói: “Núi xanh thường cất bước, dưới mặt trời chẳng khêu đèn.”
Tổ Phố nói : “Đó là thời tiết nào mà nói lời ấy ?”
Khi ấy, có thầy Thượng tọa Ngạn trả lời rằng: “lìa hai lối ấy, xin Hòa thượng chớ hỏi!”
Tổ Phố nói rằng : “Chưa đúng trong đó. Nói lại đi!”
Thầy Ngạn đáp : “Ngạn này theo thì nói không cùng tận!”
Tổ Phố nói: “Ta chẳng kể ông cùng tận hay chẳng cùng tận !”
Đáp : “Ngạn theo hay không theo ấy, chỉ đối với Hòa thượng.”
Tổ Phố bèn thôi.
Ngài Tu Sơn Chủ kệ rằng :
“Tức là cột, chẳng thấy cột
Chẳng phải cột, chẳng thấy cột
Thị(6)phi(7) đã bỏ hết
Trong thị phi, mời dùng.”
(Thị trụ bất kiến trụ
Phi trụ bất kiến trụ
Thị phi dũ khứ liễu
Thị phi lý tiến thủ.)
Đối với hai tắc trên mà thâu thoát, thì thị, phi có thể tiêu tan hết!
Xưa, Ngài Phong Can muốn đi chiêm bái Ngũ Đài Sơn, hỏi Ngài Hàn Sơn và Thập Đắc rằng : “Các ông cùng ta đithăm Ngũ Đài, tức là đồng lưu của ta ; nếu chẳng cùng ta đi thăm Ngũ Đài thì chẳng phải là đồng lưu của ta !” ,
Ngài Hàn Sơn hỏi : “Ông đi Ngũ Đài làm gì ?”
Ngài Phong Can đáp : “Lễ bái Văn Thù.”
Ngài Hàn Sơn nói : “Ông chẳng phải là đồng lưu củata.”
Ngài Phong Can một mình đi vào Ngũ Đài, gặp một ông lão, bèn hỏi : “Chẳng phải là Văn Thù ư ?”
Đáp : “Há lại có hai Văn Thù ?”
Ngài bèn lễ bái, chưa kịp đứng lên, bỗng nhiên chẳng còn thấy.
Tổ Triệu Châu nói thay rằng : “Văn Thù, Văn Thù, lại Văn Thù ! Ba phen bỏ Hạ, Ông Ca Diếp muốn bạch chùy đuối ra. Vừa cầm dùi lên thì thấy có trăm ngàn, vạn, ức Văn Thù. Ông Ca Diếp dùng hết thần lực mà chùy không dỡ nổi. Đức Thế Tôn bèn hỏi Ông Ca Diếp : “Ông định đuổi Văn Thù nào ?” Ông Ca Diếp không đáp được.”
Tổ Thiên Đồng nêu ra rằng : “Ông Đầu Đà sắc vàng(8) có tâm mà không có mật. Cứ hết lệnh mà làm ! Chớ bảo trăm, ngàn, vạn, ức Văn Thù. Ngay cái Lão Cù Đàm mặt vàng ấy cũng phải đuổi ra ! Nếu có thể như vậy thì không những dựng thẳng Chân Phong mà cũng khiến người sau biết rằng học trò của thầy tu ta khỏi cho rằng ông ngăn cản Phật Tổ chẳng được !”
Khoái thay ! Khoái thay ! Phải nên như vậy mà thấy. Ắt là cái Tâm Thể Bồ Đề sáng sạch nhiệm mầu cũng không có chỗ bám níu, làm sao mà có được hai tướng thị, phi ?

About namcuulong

Check Also

PHẬT NÊU RA TÁNH THẤY NGOÀI CÁC NGHĨA “PHẢI” VÀ “CHẲNG PHẢI” I. NGHI TÁNH THẤY HIỆN Ở TRƯỚC MẮT

Kinh : Ông Anan bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn, nếu cái thấy đó (Kiến ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *