DUYÊN KHỞI CỦA KINH

Cô thân vạn lý du
Thanh mục đỗ nhân thiển
Vấn lộ bạch vân đầu.)
Nếu khế hợp được chỗ ấy, có thể nói là dược nghi thức của chư Phật vậy.
Một hôm, Đức Phật bảo Anan : “Đã đến giờ, ông nên vào thành đi trì bát.(10)
Anan vâng lời. Thế Tôn nói: “Ông đã ôm giữ bát thì phải y theo nghi thức của bảy vị Phật đời quá khứ.”
Ông Anan mới hỏi : “Như thế nào là nghi thức của bảy vị Phật đời quá khứ ?”
Thế Tôn gọi lớn : “Anan !”
Ông Anan ứng dạ.
Thế Tôn rằng: “Ôm bát đi!”
Ôi, nếu Ông Anan sớm hiểu chỗ này, thì đâu có việc Ma Đăng Già !

Kinh : Khi đi khất thực, Ông Anan đi qua nhà người dâm nữ Ma Đăng Già, bị phép huyền thuật của cô ta, là tà chú Ta Tỳ Ca La của ngoại đạo, bắt vào giường riêng dựa kề vuốt ve làm cho ông gần phá giới thể.
Đức Như Lai biết Ông Anan mắc phải dâm thuật, dùng trai xong liền trở về. Vua cùng đại thần, trường giả cư sĩ đều đi theo Phật, mong được nghe pháp yếu.
Khi ấy, trên đỉnh Thế Tôn phóng ra ánh sáng rực rỡ vô úy, trong hào quang hiện ra tòa sen báu nghìn cánh, trên có Hóa Thân của Phật ngồi kiết già, tuyên thuyết thần chú khiến Ngài Văn Thù Sư Lợi đem chú này đến giúp đỡ, tiêu diệt tà chú rồi đưa Ông Anan và nàng Ma Đăng Già về chỗ của Phật.

Thông rằng: Bộ Hiệp Luận nói : “Đức Phật thương xót chúng sanh bị trôi lăn trong tam giới đều do mắc vào dục.” Trong các thứ dục, chỉ có cái dâm dục là nặng hơn hết, nên bộ kinh này mở đầu bằng việc Cô Ma Đăng Già. Để nhấn manh là nếu bị chìm đắm vào đó là một hoạn nạn lớn, mà diệt trừ được lại là một lợi ích lớn. Ví như chăn dê thì đánh ờ sau, nên hễ có cơ hội là răn nhủ cẩn thận.

“Có vị Tỳ kheo ni tên là Bảo Hương, thọ Bồ tát giới mà lại lén làm chuyện dâm, lại nói xằng rằng dâm dục chẳng phải giết hại hay trộm cắp nên chẳng có sự trả nghiệp. Liền từ nữ căn sanh ra ngọn lửa lớn rồi dần dần thiêu luôn cả cơ thể, đọa vào Vô Gián địa ngục.
“Còn Ngài Ô Sắc Ma thì nghe Phật dạy rằng người đa dâm như đống lửa lớn, nên tu mà hóa tánh dâm thành Hỏa Quang Tam Muội, chứng quả A La Hán. Ngài nói rằng : “Các phiền não đã tiêu, sanh ra ngọn lửa quý báu, lên bậc Vô Thượng Giác.”
“Ôi ! Vô Thượng Giác là địa vị Phật mà nhờ quán sát dâm tánh thì có thể lên được ! Địa ngục Vô Gián là đường dữ mà vì theo chuyện dâm nên đang còn sông mà đã bị đọa vào. Luận về mười loại tập nhân thì dâm tập đứng đầu. Nói là dâm tập đứng đầu vì đó là sự giao tiếp, phát sinh từ sự cọ xát, nên có ngọn lửa rất mạnh phát ra ở bên trong. Cớ nên Phật bảo sự hành dâm gọi là lửa dục. Sau mới đến những tội tham lam, kiêu mạn. Trong Bộ Luật, nói về ba Nghĩa Quyết Định Tu Hành, đó là nhiếp tâm làm Giới, nhân Giới sanh Định, nhân Định sanh Huệ, gọi là ba Vô Lậu Học(11) Sự đoạn trừ Sát, Đạo, Dâm, Vọng thì kinh này nổi đoạn dâm trước hết.
“Lại nữa, Quán Thế Âm Bồ tát tự kể về ba mươi hai ứng Thân thuyết pháp của Ngài, nói rằng : “Phạm Thiên Vương nhờ dục tâm được minh ngộ mà cùng với Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đồng gọi là Giải Thoát(12) còn hai mươi tám hạng kia chỉ có tên thành tựu mà thôi.” Lại năm thứ mùi cay(13) là thứ làm phát dâm, tăng oán giận nên dạy lập ba món tiệm thứ để đoạn trừ, gọi là tăng tiến đệ nhất. Lại dạy rằng phải quán sát dâm dục hơn cả rắn độc, nếu thành tựu được cấm giới thì với con mắt thịt của cha mẹ sinh ra có thể thấy suốt cả mười phương.”
Đó là gặp cơ hội thì dặn dò kỹ lưỡng vậy. Bộ Luận này quả đã uốn nắn cho ngay ngắn toàn thể mạch lạc của kinh, dặn dò kỹ lưỡng, tỏ liễu sâu xa chỗ mở dạy của bộ kinh mà lấy việc dứt lìa cái dâm dục làm đầu, khiến cho người ta sợ hãi đến dựng tóc gáy, lạnh xương sống. Tuy nhiên, người chứng Thật Trí, thì thấy tất cả thanh, sắc đều như huyễn như mộng, việc dữ kia chẳng có bóng dáng nào cả ở trong ấy.
Kinh Bốn Mươi Hai Chương nói “Người nhiều ái dục như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, tất phải bị cháy tay.” Thiên Thần dâng Ngọc Nữ để thử Phật, muốn xem đạo ý Ngài ra sao. Phật nói: “Cái bao da chứa đồ dơ kia đến đây làm gì. Hãy đi đi! Ta chẳng dùng đến.” Vị Thiên Thần rất kính trọng, thưa hỏi ý đạo. Phật dạy cho, liền đắc quả Tu Đà Hoàn.
Lại cồn Kinh Duy Ma Cật có đoạn : “ông Xá Lợi Phất hỏi Thiên nữ : “Sao cô chẳng chuyển thân nữ ?”
“Thiên nữ đáp : “Từ mười hai năm nay, tôi tìm cầu hình tướng người nữ mà chẳng thể được. Vậy thì phải chuyển cái gì ? Ví như một nhà huyễn thuật, tạo ra một người nữ huyễn. Như có người hỏi cô ấy : “Sao cô không chuyển thân nữ đi ?” Người ấy hỏi có đúng không ?”
“Xá Lợi Phất trả lời : “Không đúng ! Huyễn không có tướng nhất định, thì có gì mà chuyển.”
“Thiên nữ nói : “Tất cả chư Phật cũng lại như thế. Hết thảy đều không có định tướng, tại sao lại hỏi không chuyển thân nữ ?”
“Liền đó, thiên nữ dùng thần thông biến Ông Xá Lợi Phất thành thiên nữ và thiên nữ thì hóa thân thành như Xá Lợi Phất; rồi hỏi rằng : “Sao ông chẳng chuyển thân nữ ?”
“Ông Xá Lợi Phất trong hình tướng thân nữ đáp rằng : “Không hiểu sao tôi lại biến thành thân nữ ?”
“Thiên nữ nói : “Nếu Ông Xá Lợi Phất có thể chuyển thân nữ này, thì hết thảy người nữ cũng có thể chuyển. Như Xá Lợi Phất chẳng phải là người nữ mà lại hiện thân nữ, tất cả người nữ lại cũng như thế, tuy hiện thân nữ mà chẳng phải là người nữ. Thế nên, Đức Phật nói rằng : “Tất cả các pháp chẳng phái nam, chẳng phải nữ.”
“Thiên nữ liền thu lại thần lực, Ông Xá Lợi Phất trở lại như cũ.
“Thiên nữ bảo : “Này, Ông Xá Lợỉ Phất, sắc tướng thân nữ bây giờ ở đâu ?”
“Xá Lợi Phất nói: “Sắc tướng thân nữ không có ở đầu mà không đâu chẳng có.”
“Thiên nữ nói : “Tất cả các pháp lại cũng như thế, không có ở đâu mà không đâu chẳng có.”
Ôi ! Thần lực của thiên nữ có thể chuyển Ông Xá Lợi Phất, còn chú Tiên Phạm Thiên chẳng thể hủy phá giới thể của Ông Anan. Nghĩa hai đoạn kinh có thể so sánh cho rõ ràng vậy.

Kinh : Anan thấy Phật, cúi lạy buồn khóc, căm hận mình từ vô thủy đến nay một bề nghe rộng nhớ nhiều, chưa toàn đạo lực. Tha thiết xin Phật dạy cho những pháp Xa Ma Tha (Chỉ), Tam Ma (Quán), Thiền Na (Thiền, Chỉ Quán Viên Tu) vi diệu, là những phương tiện tu hành đầu tiên nhờ đó mười phương Như Lai đắc thành Bồ Đề.
Lức ấy, lại có hằng sa Bồ tát, Đại A La Hán và Bích Chỉ Phật, từ mười phương đến, thảy đều mong nghe lờỉ Phật dạy, lui về chỗ ngồi, yên lặng lãnh thọ Thánh chỉ.

Thông rằng: Ông Anan phát ra lời hỏi đây, là cái xương sống của toàn bộ kinh. Từ đầu đến cuối, Thế Tôn trả lời không bỏ sót chỗ nào. “Xa Ma Tha” gọi là Chí Tĩnh(14) là Không Quán. “Tam Ma Bát Đề” gọi là Lực Dụng Biến Hóa (Như Huyễn), là Giả Quán. “Thiền Na” là Tịch Diệt, nghĩa là chẳng giữ cái huyễn hóa cũng chẳng trụ tướng tịnh, tức là Trung Quán. Kinh Viên Giác nói: “Tịch tĩnh Xa Ma Tha, như kính soi muôn tượng. Như Huyễn Tam Ma Đề, như mầm giống dần dần tăng trưởng. Thiền Na là Tịch Diệt, như tiếng vang trong chuông. Ba loại diệu Pháp Môn gọi là Giác Tùy Thuận, nhờ chúng mà mười phương Như Lai cùng chư Đại Bồ tát được thành đạo. Viên chứng được cả ba thứ là rốt ráo Niết Bàn.”
Ông Anan một bề nghe nhiều học rộng, chứ nếu vẫn tu tập ba pháp môn này thì đâu còn phải hỏi. Nay ông bị huyễn thuật ắt là trước đây các công phu quán hạnh, thiền định đều chẳng được gì, nên mới nghĩ mười phương Như Lai hẳn phải có điều vi diệu về các thứ này. Xét một chữ “Diệu”, tợ hồ phảng phất thoáng thấy : nào phải mượn đến sự tu hành khó nhọc lao khổ ! Chỉ vì chẳng biết cái phương tiện ban đầu hết là do ngộ nhập đó vậy.
Kinh Viên Giác cũng có nói “Chỉ trừ bậc Đốn Giác, thì không theo pháp môn.” Vốn có một pháp môn đốn ngộ, chỉ lấy việc Thấy Tánh (Kiến Tánh) làm Tông. Cho nên, nếu thấy được Tánh, thì vô tâm đối với Chỉ, Quán mà Chỉ Quán tự có sẵn. Không thây Tánh, tuy hàng ngày có tu Chỉ Quán cũng khó địch với cảnh ma. Chỉ có “Thấy Tánh” mới dược “Diệu” vậy. Đoạn kinh sau có nói đến Diệu Minh

About namcuulong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *