Home / PHÁP ÂM MP3 / Sách hay / Con đường thoát khổ / Chương bảy: Phật giáo và thế giới ngày nay

Chương bảy: Phật giáo và thế giới ngày nay

chồng, phải gìn giữ tiền của chồng kiếm được, phải khôn khéo và có nghị lực trong mọi công việc.
– Thứ tư, liên hệ giữa bạn bè, bà con, láng giềng: Họ phải tử tế nhân từ với nhau, phải nói lời hòa nhã dễ nghe, phải làm lợi ích cho nhau, phải hòa hiếu với nhau đừng gây gổ, phải giúp nhau khi cần, và đừng bỏ nhau trong khi hoạn nạn.
– Thứ năm, liên hệ giữa chủ và tớ: Chủ nhà có nhiều bổn phận đối với tôi tớ hay người làm công: phải giao công việc tùy theo khả năng và sức lực, phải trả lương thích đáng, phải cung cấp thuốc men, thỉnh thoảng phải cho quà tặng. Đối lại người giúp việc hay làm công phải chuyên cần không được biếng nhác, phải lương thiện, vâng lời và đừng lường gạt chủ, phải siêng năng trong công việc làm.
– Thứ sáu, liên hệ giữa tu sĩ với người thế tục: Với niềm yêu thương kính trọng, người thế tục phải coi sóc những nhu cầu vật chất của sa-môn, Bà-la-môn; với tâm bi mẫn, tu sĩ phải ban bố kiến thức và hiểu biết cho người thế tục, và dẫn dắt họ theo đường chính, xa đường tà.
Như vậy ta thấy theo đức Phật, đời sống thế tục với những liên hệ gia đình xã hội cũng được bao gồm trong “thánh giới luật”, và cũng nằm trong khuôn khổ lối sống Phật giáo.
Bởi thế trong Tương ưng bộ kinh Samyuttanikàya, một trong những kinh Pàli xưa nhất, Đế thích (Sakka), vua của những vị trời (Devas) tuyên bố rằng không những ông sùng kính các tu sĩ sống đời thánh thiện đức hạnh mà còn kính trọng những cư sĩ thế tục (ưu-bà-tắc, upàsaka) làm những việc công đức, có đức hạnh và duy trì gia đình của họ một cách đúng pháp.
Nếu muốn trở thành một Phật tử người ta không cần gì phải qua một lễ dẫn nhập (hay rửa tội). Nhưng muốn trở thành Tỳ-kheo, một phần tử của đoàn thể Tăng già, người ta phải qua một thời gian dài tuân giữ kỉ luật và học đạo. Một người nếu hiểu giáo lý Phật, tin chắc đây là chính đạo, và nếu nỗ lực .tuân theo giáo lý ấy, thì họ thành một Phật tử.
Nhưng theo truyền thống ngàn xưa trong cốc xứ Phật giáo, một người được xem là Phật tử nếu quay về nương tựa Phật, Pháp (giáo lý) và Tăng (đoàn thể tăng già) – gọi là Tam bảo, ba ngôi báu – và bắt đầu tuân giữ ngũ giới (PancasilcO, những bổn phận tinh thần tối thiểu của một Phật tử tại gia: 1. Không sát sinh (giết hại sinh mạng), 2. Không trộm cắp. 3. Không tà dâm (ngoại tình), 4. Không nói dối, 5. Không uống những chất làm say sưa. Người Phật tử quỳ gối chắp tay trước một tượng Phật hay bảo tháp (stùpa dàgàba) lặp lại công thức quy y thường bằng tiếng Pàli, theo lời một tu sĩ. Tại các lễ lớn, thường cả hội chúng tụng những lời này theo một vị Tăng.
Không có một lễ tục bề ngoài nào một Phật tử bắt buộc phải làm. Đạo Phật là một lối sống, và điều cốt yếu là tuân giữ Bát chính đạo. Dĩ nhiên trong tất cả các xứ Phật giáo đều có những lễ tục rất đẹp và đơn giản vào những ngày lễ Phật. Trong tu viện thường có một bảo tháp (stùpa, dàgàba), là một lễ đài có hình vòm cung trong có xá-lợi Phật, cây bồ đề, tượng Phật (patitnàghara). Bảo tháp, cây bồ đề, tượng phật, ba vật ấy đều được thờ cúng. Phật tử thường đi chùa vào các ngày rằm trăng tròn, ngày mồng một, mồng tám, hăm ba âm lịch. Họ tụng ba quy y và năm giới, quỳ trước một trong ba vật thờ kể trên. Rồi họ thắp đèn dâng hoa và đốt hương, tụng những bài kệ ca ngợi công đức của Phật, Pháp, Tăng. Không nên xem đấy cũng như sự cầu nguyện trong các tôn giáo hữu thần. Đây chỉ là một cách chiêm ngưỡng, tưởng nhó vị đạo sư đã chỉ dạy Con Đường. Rồi họ nghe giảng pháp.
Vào những ngày rằm, mồng một, hàng ngàn Phật tử tuân giữ Bồ tát hay Bát quan trai giới (uposathasìla, atthangasila): 1. Không sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không dâm dục; 4. Không nối dối; 5. Không uống rươu; 6. Không ân sau ngọ; 7. Không nằm ngồi giường cao đẹp; 8. Không múa, hát, chơi đùa, dùng tràng hoa và hương thơm. Thông thường phật tử thọ Bát quan trai ở suốt ngày đêm tại chùa để hành thiền, nghe pháp, tụng kinh và thảo luận về Pháp.
Cuộc lễ Phật giáo lớn nhất trong năm là lễ Vesak vào Rằm tháng Tư âm lịch, để mừng ngày Phật đản sinh, giác ngộ và bát Niết-bàn. Vào ngày ấy, mọi nhà, chùa, đường phố được trang hoàng bằng hoa, đèn và những lá cờ Phật giáo sáu màu. Hàng ngàn nam phụ lão ấu đến chùa; hàng trăm quán ăn miễn phí được mở ra do những hội đoàn Phật tử để phục vụ khách hành hương. Ngày ấy một tinh thần từ bi, thương yêu, hòa điệu, thanh bình và hoan hỉ tràn ngập khắp nhân gian.
Trong Phật giáo không có lễ rửa tội-nhưng khi một đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ nó đưa đến chùa để làm chuyến xuất hành đầu tiên, đặt hài nhi dưới chân tượng Phật, để chư Tăng tụng kinh cầu phúc cho nó. Ngay cả trước khi đứa bé ra đời, người ta cũng thỉnh chư Tăng đến nhà để cầu an cho sản phụ, bà mẹ tương lai.
Chư Tăng không làm lễ cho các đám cưới. Hôn lễ tại các nhà Phật tử là một lễ thuộc dân sự, chỉ liên hệ đến xã hội; nhưng người ta cho nó một tính tôn giáo bằng cách đưa vào đấy những yếu tố Phật giáo, tỉ như cho một nhóm thanh niên hay thiếu nữ tụng những bài kệ chúc lành. Chính những tu sĩ thì không bao giờ dự đám cưới, nhất là ở các xứ theo Nam tông. Nhưng người ta có thể thỉnh Tăng về nhà cúng dường bố thí (dàna) một hoặc hai ngày trước hay sau lễ cưới; vào dịp ấy một tu sĩ nói một pháp thoại khuyên cặp vợ chồng mới sống một đời hạnh phúc hòa thuận theo lời Phật dạy.
Ngược lại, tu sĩ Phật giáo thường làm lễ cho các đám tang, và thuyết một bài pháp để úy lạo tang gia.
Khi một Phật tử bị bệnh, rất thường khi người ta mời chư Tăng đến tụng kinh cầu an gọi là Paritta hay Pirit (cò nghĩa là che chở, gia hộ). Lễ tục này rất phổ thông đối với Phật tử. Trong hầu hết các chùa, thỉnh thoảng người ta lại cử hành lễ này xem như lễ cầu an chung cho tất cả; cuộc lễ có thề kéo dài suốt ngày đêm không nghỉ, trong một hai ngày hoặc cả tuần lễ hay lâu hơn.
Những sự lễ bái cổ truyền này, mặc dù không thiết yếu, vẫn có giá trị ở chỗ thỏa mãn những cảm xúc và nhu cầu tôn giáo nơi những người chưa phát triển về tinh thần và tâm linh, giúp họ dần bước theo Chính đạo.
Những người nghĩ rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến những lý tưởng cao siêu, tư tưởng triết lý và đạo đức siêu phàm, không kể gì đến phúc lợi xã hội và kinh tế của con người, là sai lầm. Đức Phật rất quan tâm đến hạnh phúc của con người. Đối với Ngài, không thể có hạnh phúc nếu không sống một đời trong sạch, dựa trên những nguyên tắc đạo đức và tâm linh. Nhưng Ngài biết rằng sống một đời như vậy rất khó trong những điều kiện xâ hội và vật chất không thuận lợi
Phật giáo không xem hạnh phúc vật chất tự nó là cứu cánh: nò chỉ là một phương tiện để đạt đến một cứu cánh cao quý hơn. Nhưng đấy là một phương tiện rất cần thiết để hoàn thành một mục đích cao hơn cho hạnh phúc nhân loại. Bởi thế Phật giáo công nhận vài điều kiện vật chất tối thiểu là cần thiết để tu tập cò kết quả -ngay cả đối với một thầy tu thiền định trong một nơi cô tịch.
Đức Phật không xét đời sống tách biệt với bối cảnh kinh tế và xã hội. Ngài nhìn đời toàn diện, trong tất cả mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị của nó. Những, lời dạy của Ngài về những vấn đề đạo đức, triết lý và tâm linh đã được khá nhiều người biết đến. Nhưng người ta biết rất ít về giáo lý của Ngài trong những vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Tuy vậy có rất nhiều bài giảng của Ngài bàn về những vấn đề ấy rải rác khắp các bản kinh cổ xưa của Phật giáo. Ta hãy lấy một vài thí dụ:
Kinh Chuyển luân sư tử hống [Cakkavattisìhanàda- sutta, Trường Bộ kinh 26] nói rõ rằng sự nghèo khổ (dàliddiya) là nguyên nhân của vô đạo và tội ác như trộm cắp, tà vạy, bạo động, thù hằn, độc ác V.V.. Xưa cũng như nay các tội lỗi đều bị trừng trị bằng hình phạt. Kinh Kùtadantasutta cùng thuộc bộ ấy giải thích sự VÔ ích của hình phạt, nói rằng phương pháp ấy sẽ không bao giờ thành công. Thay vì vậy, đức Phật đề nghị muốn diệt tân gốc tội lỗi, cần phải cải thiện điều kiện kinh tế của con người, cần phải cung cấp cho tá điền và nông phu bạt giống và phương tiện trồng trọt; vốn phải được cung cấp cho những thương gia và người buôn bán; lương hướng thích đáng phải được trả cho những người làm công. Khi mọi người đều được cung cấp cơ hội để kiếm được, lợi tức đầy đủ họ sẽ bằng lòng, không sợ hãi lo âu, và do đó xứ sở sẽ thanh bình, không có các tội lỗi.
Bởi vậy đức Phật thường dạy những cư sĩ tại gia tầm quan trọng của sự cải thiện hoàn cảnh kinh tế. Điều này không có nghĩa Ngài tán đồng sự tích trữ tài sản với sự tham lam ràng buộc, vì nó trái ngược với giáo lý Ngài, cũng không phải Ngài tán đồng bất cứ phương tiện sinh nhai nào, Có vài nghề thương mại như sản xuất và mua bán khí giới bị Ngài cấm chỉ, xem như những phương tiện sinh nhai bất chính như ta đã thấy trước đây.
Một người tên Dìghajànu một hôm đến viếng Phật và bảo: “Bạch Thế Tôn, chúng con là những người thế tục tầm thường, sống đời gia đình, có vợ con. Xin đức Thế Tôn chĩ dạy cho con vài lý thuyết để giúp chúng con được hạnh phúc trong đời này và đời sau.”

About namcuulong

Check Also

Chương Bốn: DIỆU ĐẾ THỨ BA: DIỆT: SỰ CHẤM DỨT KHỔ

DIỆU ĐẾ THỨ BA: DIỆT (Nirodha): Sự chấm dứt khổ Chân lý cao cả thứ ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *