Home / PHÁP ÂM MP3 / Sách hay / Con đường thoát khổ / Chương sáu: LÝ THUYẾT VÔ NGÃ

Chương sáu: LÝ THUYẾT VÔ NGÃ

cửu, tồn tại, vĩnh viễn, bất biến, và ta sẽ biện hữu như thế cho đến vô tận thời gian”, quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?”
Ở đây Phật nói rõ rằng một Àtman, hay linh hồn, hay Ngã, thì không thể tìm thấy đâu trong thực tại, và thật điên rồ để tin tưởng rằng có một chuyện như thế.
Những người tìm kiếm một cái Ngã trong giáo lý Phật trích ra một ít ví dụ mà trước hết họ dịch sai, rồi giải thích một cách lầm lẫn. Một trong những ví dụ ấy là câu danh tiếng attà hi attano nàtho trong kinh Pháp cú (XII, 4 hay câu thơ 160), đã được dịch là “Ta là chua tể của ta”, và được giải thích rằng nó có nghĩa cái Ngã lớn là chúa tể của cái ngã nh.
Trước hết, lối dịch ấy không đúng. Attà đây không có nghĩa là ngã trong nghĩa linh hồn. Trong tiếng Pàli, danh từ attà thưởng được dùng như một đại danh từ, trừ số ít trường hợp được dùng theo nghĩa đặc biệt triết học để chỉ thuyết linh hồn như đã thấy ở trên.
Theo cách dùng thông thường, như trong chương XII của Pháp cú, từ đấy câu
được trích, và trong nhiều nơi khác, “atta” được dùng như một đại danh từ hay đại danh từ bất đinh có nghĩa ‘‘chính tôi”, “chính anh”, “chính nó”, “chính ta”, “chính . người ta” v.v…
Kế đến, chữ nàtho không có nghĩa là “chúa tể”, mà là “nơi nương tựa”, “trú ẩn, giúp đỡ, che chở”. Bởi thế Attà hi attano thật sự có nghĩa “Ta là chỗ nương của chính ta”. Nó không dính dáng gì đến một cái ngã hay linh hồn siêu hình nào cả. Nó chỉ có nghĩa bạn phải nương cậy vào chính bạn chứ đừng ỷ lại vào kẻ khác.
Một ví dụ khác về sự cố đưa ý tưởng về ngã vào giáo lý Phật là câu danh tiếng Attadìpà viliaratha,
saranà được tách khi mạch văn kinh Đại Bát Niết-bàn. Câu này dịch sát ý có nghĩa: “Hãy là hòn đảo cho chính ngươi, là nơi trú ẩn cho chính ngươi, và đừng xem ai khác là nơi nương cậy”. Những người muốn tìm ngã trong Phật giáo đã giải thích từ ngữ -attadìpà và attasaranà là “lấy ngã làm ngọn đèn”, “lấy ngã làm nơi nương tựa”
Ta không hiểu trọn ý nghĩa lời Phật khuyên A-nan (Ànanda) nếu không xét đến bối cảnh và mạch văn trong đó những lời này được thốt ra.
Lúc ấy đức Phật đang nghỉ tại một khu làng gọi là Behuva, ba tháng trước khi Ngài mất, bát Niết-bàn (pariniruàna). Bấy giờ Ngài đã 80 tuổi, đang lâm bệnh nặng. Nhưng Ngài nghĩ không nên chết mà không từ giã những môn đệ vốn gần gũi yêu mến Ngài. Bởi thế, một cách can đảm, cả quyết, Ngài chịu đựng tất cả đau đớn, thắng lướt cơn bệnh, và bình phục. Nhưng sức khỏe Ngài còn kém. Sau khi bình phục, một ngày kia Ngài ngồi trong bóng mát ở bên ngoài chỗ Ngài lưu trú. A-nan, vị thị giả tận tụy nhất của Phật, tiến đến đức Đạo sư quý mến của mình, ngồi bên cạnh đức Thế Tôn và bạch:
“Bạch đức Thế Tôn, con đã săn sóc sức khỏe đức Thế Tôn, con đã hầu hạ Ngài trong khi Ngài lâm bệnh. Nhưng khi thấy bệnh tình của Ngài, bầu trời đối với con trở nên mờ mịt, và các giác quan của con không còn sáng suốt nữa. Tuy nhiên con còn một điều an ủi nhỏ này: Con nghĩ đức Thế Tôn sẽ không nhập Niết-bàn mà không để lại những lời di giáo đề cập đến đoàn thể Tăng già.”
Khi ấy dức Phật đầy từ bi và nhân ái, đã khoan hòa nói với người thị giả tận tụy thân yêu: “A-nan, đoàn thể Tăng già còn chờ đợi gì nơi Ta nữa? Ta dã nói pháp (chân lý) không phân biệt cao thấp, về phương diện chân lý, Như Lai không có gì như nắm tay khép chặt của một ông thầy (àcariyamutthi). Này A-nan, nếu người nào có ý nghĩ muốn lãnh đạo Tăng già, Tăng già phải tùy thuộc vào họ, thì dĩ nhiên họ sẽ đặt ra những chỉ dẫn. Nhưng Như Lai không có ý nghĩ ấy. Vậy thì sao Như Lai phải lưu lại những lời chỉ dẫn liên hệ đến tổ chức Tăng già? Nay Ta đã già, A-nan, đã 80 tuổi. Như một chiếc xe cũ cần phải sửa chữa mới chạy được, cũng thế, thân xác của Như Lai bây giờ cũng chĩ tiếp tục điều hành nhờ sửa chữa. Bởi thế, này A-nan, hãy tự làm hòn đảo cho chính ngươi, hãy lấy chính ngươi làm nơi nương tựa, không nương tựa vào ai khác; hãy lấy Pháp làm hòn đào lấy Pháp làm nơi nương tựa, không ai khác có thể làm nơi nương tựa cho ngươi.”
Những gì đức Phật muốn truyền dạy A-nan thật quá rõ ràng. A-nan đang buồn sầu đau đớn. Ông nghĩ rằng mình sẽ hoàn toàn cô độc, không người giúp đỡ, không nơi nương tựa, không người hướng dẫn, sau khi đức Đạo sư vĩ dại qua đời. Bởi thế đức Phật ban cho ông những lời an ủi, khuyên ông can đảm, tin tưởng, dạy rằng nên nương vào chính đạo và nương vào “Pháp” Ngài đã truyền, chứ đừng nương vào ai khác, vào cái gì khác. Ở đây vấn đề về một Àtman siêu hình, hay ngã, là hoàn toàn không nhằm chỗ.
Sau đó, đức Phật giảng giải cho A-nan làm thế nào để có thể là hòn đảo hay chỗ trú ẩn cho chính mình: Ấy là nhờ sự đào luyện tâm chú ý quán sát thân, cảm thọ, tâm và các pháp (4 pháp quán, xem chương kế tiếp về Quán tưởng). Ở đây cũng thế, không có một chữ nào liên hệ đến ngã hay linh hồn.
Một tài liệu khác cũng rất thường được trích dẫn bởi những người muốn tìm Ngã trong giáo lý Phật. Một hôm dức Phật ngồi dưới bóng cây trong một khu rừng trên đường đi từ Benarès (Ba-la-nại) đến Uruvelà. Vào ngày ấy, có 30 hoàng tử trẻ tuổi đang đi cắm trại cùng với những người vợ trẻ của họ trong cùng khu rừng ấy. Một ông hoàng chưa vợ mang theo một gái giang hồ. Trong khi những người khác đang vui đùa, thì cô ta trộm một vài đồ vật quý giá và trốn mất. Trong khi đi tìm cô ấy trong cánh rừng, trông thấy Phật đang ngồi dưới gốc cây họ hỏi Ngài có thấy một người đàn bà đi qua không. Ngài hỏi có chuyện gì, và sau khi nghe giải thích đức Phật hỏi họ: Các ngươi nghĩ sao, hỏi những người trẻ tuổi? Điều gì tốt hơn cho các ngươi: Đi tìm một người đàn bà, hay đi tìm chính mình?
Đây cũng lại là một câu hỏi rất giản dị và tự nhiên, không có lý do gì để đưa vào
những ý tưởng xa xôi về Ngã hay Linh hồn. Họ trả lời tốt hơn nên tìm kiếm chính mình. Phật liền bảo họ ngồi xuống và giảng pháp cho họ nghe. Theo bài pháp mà Phật đã giảng cho họ còn ghi lại trong kinh điển nguyên thủy, không có một chữ nào nói về ngã.
Người ta đã viết nhiều về đề tài “sự im lặng của Phật”, khi một du sĩ tên Vacchagotta hỏi Ngài có ngã hay không. Câu chuyện như sau:
Vacchagotta đi đến đức Phật và thưa hỏi
– Thưa Ngài cồ Đàm, có ngã hay không?
Đức Phật lặng im.
– Thế thì thưa Ngài, không có ngã sao? Đức Phật lại im lặng.
Vacchagotta đứng dậy bỏ đi.
Sau khi du sĩ (parivràjaka) rời khỏi A-nan hỏi Phật vì sao Ngài đã không trả lời câu hỏi của Vacchagotta. Phật giải thích thái độ của Ngài như sau:
– Này A-nan, khi du sĩ ấy hỏi: “Có ngã hay không?”, nếu trả lời: “Có” là ta đã đứng về phe các Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương thuyết trường tồn (sassầtaụàdà). Và này A-nan, khi du sĩ ấy hỏi: “Không có ngã hay sao? nếu trả lời “Không” là ta đã đứng về phe các Sa-môn Bà-la-môn chủ trương thuyết đoạn diệt (uccheda udda).
Lại nữa, này A-nan, khi du sĩ ấy hỏi:
“Có ngã không?”, mà ta trả lời: “Có” thì như thế có phù hợp với sự thấy biết của ta rằng vạn pháp là vô ngã hay không?
– Bạch Thế Tôn, hẳn là không.
– Lại nữa, này A-nan, khi du sĩ ấy hỏi: Không có ngã hay sao?” mà ta trả lời: “Không”, thì sẽ làm cho Vacchagotta dã hoang mang lại càng hoang mang thêm nữa. Vì y sẽ nghĩ: “Trước kia quả thật ta có ngã, nhưng bây giờ ta không có nữa.”
Bây giờ hẳn là ta phải hiểu rõ vì sao Phật im lặng. Nhưng ta sẽ còn hiểu rõ hơn nếu xét toàn thể bối cảnh và cách Phật xử trí về những câu hỏi và người hỏi – điều mà những người bàn đến vấn đề ấy hoàn toàn bỏ qua.
Phật không phải như một máy tính tuôn ra đáp số cho bất kỳ câu hỏi nào, do bất cứ ai đặt ra, không cần suy xét. Ngài là một bậc Đạo sư thực tiễn, đầy từ bi và trí tuệ. Ngài không trả lời câu hỏi để phô bày kiến thức và thông minh của mình, mà để giúp ngưởi hỏi trên đường đạt đến thực chứng. Khi nói với. người nào Ngài luôn luôn quan tâm đến trình độ phát triển của họ, khuynh hướng của họ, cấu tạo tâm thức của họ, tính tình họ và khả năng họ để lĩnh hội vấn đề.
Theo Phật, có bốn cách đáp câu hỏi: 1. Có khi nên trả lời thẳng câu hỏi. 2. Có câu hỏi cẩn trả lời bằng cách phân tích. 3. Có khi nên trả lời bằng cách hỏi ngược lại. 4. Và cuối cùng, có những câu hỏi nên dẹp, không đáp.

About namcuulong

Check Also

Chương Bốn: DIỆU ĐẾ THỨ BA: DIỆT: SỰ CHẤM DỨT KHỔ

DIỆU ĐẾ THỨ BA: DIỆT (Nirodha): Sự chấm dứt khổ Chân lý cao cả thứ ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *