Home / PHÁP ÂM MP3 / Sách hay / Con đường thoát khổ / Chương năm: DIỆU ĐẾ THỨ TƯ: ĐẠO: CON ĐƯỜNG DỨT KHỔ

Chương năm: DIỆU ĐẾ THỨ TƯ: ĐẠO: CON ĐƯỜNG DỨT KHỔ

DIỆU ĐẾ THỨ TƯ: ĐẠO
(Magga): Con Đường dứt khổ

Chân lý cao cả thứ tư là Con Đường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Con đường này được gọi là Trung đạo (Majjliimà Patipadà) vì nó tránh hai cực đoan: cực đoan tìm hạnh phúc bằng cách theo đuổi khoái lạc giác quan, một điều “thấp kém, tầm thường, không lợi ích, đường lối của những kẻ hạ liệt”, và cực đoan tìm hạnh phúc bằng cách tự ép xác dưới nhiều hình thức khổ hạnh, điều này cũng “đau khổ, không xứng đáng, không lợi ích:” Vì đã đích thân thử hai cực đoan ấy và thấy chúng vô dụng, Phật đã tìm ra Trung đạo bằng kinh nghiệm của chính ngài và thấy nó “đem lại tri kiến, đưa đến an tịnh, trí tuệ, giác ngộ, Niết-bàn.” Trung đạo này thường được gọi là Bát chính đạo (ariya attangika magga): con đường thánh tám ngành, vì nó gồm có tám phần:
1. Chính kiến csammàditthi): thấy đúng
2. Chính tư dựy ầ&nmàscmhappa): nghĩ đúng
3. Chính ngữ (aammàvàca). nói đúng
4. Chính nghiệp (samm kaimmata): làm đúng
5. Chính mạng (samniààjiva)\ sống đúng
6. Chính tinh tiến (aammààyàma): siêng năng đúng
7. Chính niệm (sarnnià aatti) nhớ đúng
8. Chính định (sammà samảdhi): tập trung đúng
Hầu hết giáo lý Phật giảng dạy guốt 45 năm đều đề cập con dường ấy cách này hay cách khác. Ngài giảng giải nó theo nhiều hình thức khác nhau, dùng những danh từ khác nhau tùy người nghe, tùy trình độ phát triển và khả năng lãnh hội của họ. Nhưng tinh túy của hàng ngàn bài thuyết pháp rải rác trong các kinh điển Phật giáo đều nằm trong Bát chính đạo.
Đừng tưởng ta phải lần lượt tu tập tám loại hay tám ngành của Con đường ấy theo thứ tự kể trên, mà nên cố tu tập đồng thời cả tám, tùy theo khả năng mỗi người. Vì tất cả tám ngành đều quan hệ lẫn nhau, mỗi ngành đều giúp cho sự tu luyện những ngành, khác.
Tám yếu tố ấy nhằm mục đích giúp phát triển và kiện toàn ba khía cạnh cốt yếu trong sự tu tập và giới luật Phật giáo là Giới (sìla), Định (samàdhi) và Tuệ ipannà). Bởi thế ta sẽ hiểu rõ hơn về Bát chính đạo nếu phân nhóm và giải thích theo ba đề mục ấy.
Giới được xây dựng trên căn bản của đạo Phật là từ (tình yêu phổ quát) và bi (thương xót) đối với tất cả mọi sinh vật. Tiếc thay nhiều học giả đã quên đi lý tưởng vĩ đại này của Phật giáo, mà chỉ chuyên chú vào những phiêu lưu triết lý, siêu hình khi họ nói hay viết về dạo Phật. Đức Phật ban bố giáo lý của Ngài “vì lợi ích cho nhiều người, vì an lạc cho nhiều người, vì thương tưởng thế gian” (bahụịanahitàya. bahujana-sukhàya lokànukampàya).
Theo Phật giáo, con người toàn thiện phải có hai đức tính cần phát triển song hành: bi (karunà) và trí (pannà). ở dây, bi bao gồm lòng thương, bác ái, sự tử tế, bao dung và tất cả những đức tính của một tâm hồn cao thượng, đây là phương diện cảm xúc của trái tim; còn trí có nghĩa là phương diện tri thức hay những đức tính của khối óc. Nếu chỉ phát triển phần cảm xúc mà quên phần tri thức, người ta dễ trở thành một người ngu tốt bụng; nhưng nếu chỉ phát triển khía cạnh tri thức mà bỏ quên cảm xúc, người ta dễ trở thành một người trí có trái tim khô héo không chút cảm thương nào đối với tha nhân. Bởi thế muốn toàn thiện, người ta phải phát triển đồng đều cả hai khía cạnh. Đấy là mục đích của lối sống theo đạo Phật, trong đó trí tuệ và từ bi liên quan mật thiết với nhau như ta sẽ thấy.
Giới căn bản trên từ và bi bao gồm 3 yếu tố của Bát chính đạo: Chính ngữ, chính nghiệp và chính mạng (số 3, 4, 5 trong bảng kê trên).
Chinh ngữ có nghĩa là:
1. Không nối dối.
2. Không nói xấu, vu khống, hay nói những lời có thể gây thù ghét, bất hòa, tan rã giữa những cá nhân hay những nhóm người.
3. Không nói cứng cỏi, thô lỗ, vô lễ ác dộc, thóa mạ người.
4. Không nói lời mách lẻo, vồ ích, xuẩn ngốc.
Khi tránh được những hình thức ngôn ngữ sai quấy và có hại ấy, tất nhiên người ta phải nói sự thật, phải dùng những từ ngữ thân thiện, khoan hòa, êm ái, và nhã nhặn, có ý nghĩa và lợi ích. Người ta không nên nói năng bừa bãi, mà phải nói đúng lúc và đúng chỗ. Nếu không thể nói điều gì lợi ích, tốt hơn nên giữ sự “im lặng cao quý”.
Chính nghiệp nhằm phát sinh lối hành xử hợp đạo dức, khả kính và hòa bình. Chính nghiệp là nên từ bỏ giết hại sinh mạng, từ bỏ trộm cắp, bỏ việc buôn bán giao dịch bất lương, bỏ tà dâm và giúp kẻ khác sống một đời hòa bình đáng kính theo chính đạo.
Chinh mạng có nghĩa người ta nên từ bỏ sinh nhai bằng một nghề nghiệp có hại cho kẻ khác, như buôn bán khí giới, chất uống say sưa, độc dược, giết hại súc vật, lừa dối V.V.. và nên sống bằng nghề nghiệp đáng kính, vô tội, không có hại cho người, vật. ở đây ta có thể thấy rõ đạo Phật cực lực chống đối bất cứ loại chiến tranh nào, khi lập nguyên tắc rằng buôn bán khí giới là một phương tiện sinh sống xấu xa bất chính.
Ba yếu tố này (chính ngữ, chính ; nghiệp, chính mạng) của Bát chính đạo lập thành Giới. Cần nhận chân rằng giới luật Phật giáo cốt nhằm mục đích đem lại hạnh phúc, an lạc cho đời sống cá nhân và xã hội. Không thể có sự phát triển tâm linh nào nếu không có căn bản đạo đức ấy.
Kế đến là kỉ luật tám linh bao gồm 3 yếu tố khác của Bát chính đạo là chính tình tiến, chính niệm và chính định (số 6, 7, 8).
Chính tinh tiến là ý chí mạnh mẽ để ngăn ngừa những điều xấu chưa sinh; để từ bỏ những điều xấu đã sinh; để làm phát sinh những điều ‘thiện chưa sinh; và tăng trưởng những điều thiện đã sinh.
Chính niệm (sự để ý, chú ý chân chính), là luôn luôn rõ biết, đầy đủ ý thức và chú ý về:
1. Những hoạt động của thân xác (kàya);
2. Những cảm giác hay cảm xức (thọ vedanà).
3. Những hoạt động của tâm (citta);
4. Ý tưởng, tư tưởng, quan niệm và sự vật {pháp, dhamma).
Sự thực hành pháp quán hơi thở ra vào (ànàpànasati) là một trong những pháp tập luyện nổi tiếng liên quan đến thân xác để phát triển tâm linh. Có nhiều cách khác để phát triển sự chú tâm liên quan đến thân xác, như các phương pháp thiền quán.

About namcuulong

Check Also

Chương Bốn: DIỆU ĐẾ THỨ BA: DIỆT: SỰ CHẤM DỨT KHỔ

DIỆU ĐẾ THỨ BA: DIỆT (Nirodha): Sự chấm dứt khổ Chân lý cao cả thứ ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *