Thần đáp với các Phạm Chí :
Kiếp trước ta ở nước Xá-vệ, nước ấy có đại thần tên Tu Đạt, cúng dường cơm nước cho Phật và chúng Tăng, sai người đi chợ mua lạc, lạc lại lên giá, kẻ tả hữu ngoái nhìn ta và mượn số tiền để trả số tăng giá. Khi ta đến Tinh xá, ta bảo khỏi phải trả lại. Ta xin nước tắm rửa sạch sẽ và lắng lòng để nghe pháp, tất cả đều hoan hỷ gọi là lành vô lượng.
Khi ấy, ta vâng giữ trai, chiều chẳng ăn, vợ ta thấy kỳ, bèn nói chẳng ăn chớ có ân hận. Ta đáp : “Chẳng ân hận, ta làm như thế vì thấy Trưởng giả Tu Đạt, ở nơi vườn cúng cơm Phật, ta đến thọ trai giới, gọi là Bát quan trai”. Vợ ta tức giận buồn rầu nói : “Cù Đàm làm loạn thế tục, ta không thể chấp nhận. Ông hủy bỏ pháp tắc, họa từ nơi đó mà hưng thịnh, bức bách luôn chẳng thôi, nên ăn uống đầy đủ”.
Năm xưa tuổi thọ sắp hết, chết lúc nửa đêm, đến đây sanh làm thần, vì bị vợ ngu làm thất bại trai pháp của ta, chẳng trọn nghiệp mới, nhờ có giữ trai pháp trước mới làm thọ thần này, đề hề xuất ra từ tay để ăn uống là do phước từ đời trước, nếu trai pháp trọn đời ắt sanh lên cõi trời, thức ăn uống tự nhiên.
Thọ thần liền vì các Phạm Chí mà nói bài tụng :
Từ tự chúng họa căn
Nhựt dạ trưởng chỉ điều
Đường khổ bại thân bổn
Trai pháp độ thế Tiên.
Dịch :
Thờ cúng tế là gốc họa
Ngày đêm càng thêm lỗi lớn
Chẳng thật thất hại chính thân
Pháp trai độ người thành Tiên.
Các Phạm Chí nghe kệ hết mê, tin: nhận, bèn đi hướng về nước Xá-vệ. Đương đi ngang qua một nước tên là Câu-lam-ni, có Trưởng giả tên là Mỹ Âm, vì là người ân nhân của mọi người, mọi người đều cung kính và ngưỡng mộ, các Phạm Chí ngủ nhờ đêm.
Trưởng giả hỏi :
– Các đại sĩ từ đâu lại, nay muôn đi đến đâu?
Các Phạm Chí nói đủ các việc vừa qua, nhờ công đức của thọ thần, nay muốn đến nước Xá-vệ. Tu Đạt tu tạo trai pháp rất kết qủa và được phước. Trưởng giả Mỹ Âm hết sức mừng, đang đêm đi đến giải thích sự vui sướng cho bà con thân thích nghe, để cùng đi thọ pháp Bát quan trai, hiệp cùng năm trăm người ứng với số mạng, cùng với bổn nguyện, dẫn nhau đi oai nghi rất nghiêm túc cùng nhau đến nước Xá-vệ. Chưa đến Tinh xá Kỳ Hoàn chợt gặp Tu Đạt ở nơi đường, gặp mà không biết, bèn hỏi người tùy tùng vị đại phu nào ?
Tùy tùng đáp : Tu Đạt
Các Phạm Chí vui mừng chạy theo nói :
– Lời nguyện của chúng ta đã thành, cầu người đặng người.
Bèn chạy theo gặp mặt, đồng thanh khen : – Đức của thọ thần rất hoan hỷ. Bèn ngửa mặt lên hư không, tâm hướng về thọ thần nói :
Thọ thần nói không sai, chúng tôi cố gắng đến để nhờ pháp Bát quan trai này như ngồi ở trên xe vậy.
Tu Đạt đáp :
– Sở cầu được lành lớn, tôi có Tôn sư hiệu là Như Lai, giúp chúng độ thoát nhơn loại tài Kỳ Hoàn gần đây, có thể cùng thân thuộc tạo sự vâng lời dạy răn, ở xa nghe thấy bằng sự thực hoan hỷ khó lường.
Khi các vị ấy đến Tinh xá gặp Thế Tôn, năm vóc gieo sát đất, lui ngồi qua một bên đều cùng nhau quỳ dài bạch :
– Bạch Thế Tôn ! Chúng con vốn mới phát tâm, ra khỏi nhà đến ba cái miếu thờ thần ao, tắm gội cầu Tiên, nhờ thọ thần giữ gìn Bát quan trai giới, thế nên nguyện hóa rất linh.
Khi ấy, Đức Thế Tôn nhân chỗ thực hành đó mà nói bài kệ :
Tuy khỏa tiển phát
Trường phục thảo y
Mộc dục cứ địa
Nại nghi kết hà
Bất phạt sát thiêu
Diệc bất cầu thắng
Nhơn ái thiên hạ
Sở thích vô oán.
Tuy lìa thể cắt tóc
Thường mặc quần áo cỏ
Tắm gội ngồi xổm đất
Còn sợ kết hay sao
Chẳng nên tự thiêu chết
Cũng chẳng cầu được thắng
Lòng nhơn yêu mọi người
Đi đến chỗ không oán.
Năm trăm Phạm Chí nghe kệ hoan hỷ, đều xin làm Sa-môn, đồng thời lại được chơn đạo Mỹ Âm và các thân nhân quyến thuộc liền dự Pháp nhãn.
Các Tỳ-kheo bạch :
– Bạch Thế Tôn ! Năm trăm Phạm Chí cùng Trưởng giả và quyến thuộc làm những đức gì mà được đạo rất mau ?
Thế Tôn đáp :
– Từ thuở quá khứ rất lâu, trong đời có Phật ra đời hiệu Ca Diếp, vì các đệ tử thuyết pháp, lúc đời ngũ trược sau này; khi ây có Phạm Chí, Trưởng giả ngàn người, đồng phát lời như vầy: Khiến sau này chúng tôi gấp thấy Phật Thích Ca Văn, và đồng phát tâm tu theo, nay đến lúc gặp vậy. Các Phạm Chí lúc ấy nay là các Phạm Chí này, Trưởng giả ấy nay là Mỹ Âm… vậy. Từ nhân duyên ấy thấy Ta liền được hiểu rõ.
Các Tỳ-kheo hoan hỷ làm lễ phụng hành.