KINH PHÁP CÚ THÍ DỤ
QUYỂN THỨ NHẤT – PHẨM THỨ NHẤT VÔ THƯỜNG
1- THIÊN ĐẾ THÍCH TỰ QUY Y TAM BẢO
Xưa, có vị vua trời Đế Thích khi năm tướng lìa thân (năm tướng suy hao) tự biết mạng mình sắp chết sẽ sanh xuống nhơn gian đầu thai vào loài lừa tại nhà anh thợ đồ gốm. Thế nào là năm tướng suy hao ? Một là : hào quang tắt; hai là : hoa trên đầu héo; ba là : không ưa chỗ ngồi; bốn là: nách rịn mồ hổi; năm là : bụi dính nơi thân.
Vì thấy năm điềm ấy, tự biết phước mình sắp hết, nên rất sợ sệt suy nghĩ: Trong ba cõi chỉ có Phật mới cứu được nạn này ! Nghĩ xong, ngài bèn chạy đến chỗ Phật ngự.
Lúc bấy giờ, .Phật đang nhập định phổ tế trong hang đá tại núi Kỳ Xà, Thiên Đế thấy Phật liền cúi đầu lễ sát đất lòng rất chí thành, tự quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Thời gian chưa dậy thần thức của ông xuất đến nhập vào làm con loài lừa, tại nhà anh thợ đồ gốm.
Lừa mẹ bỗng bứt dây nhảy đạp bể đồ gốm rất nhiều. Ông thợ gốm nổi giận bèn cầm gậy đánh con lừa mạnh tay đến nỗi nó hư thai. Nhờ vậy, thần thức của Thiên Đế trở về nhập vào thân cũ, ngũ tướng tự nhiên hoàn lại như xưa.
Phật vừa xuất định, khen : “Lành thay ! Lành thay ! Thiên Đế mạng ông sắp chết một lòng hướng về Tam Bảo, tội kia đã hết khỏi cần khổ nhọc !”,
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói bài kệ :
Sở hành phi thường
Vị hưng suy pháp
Phù sanh chiếp tử
Thử diệt vi lạc.
Thí như đào gia
Diên thực tác khí
Nhứt thiết yếu hoại
Nhơn mạng diệc nhiên.
Hành là vô thường
Gọi pháp thịnh suy
Vừa sanh liền chết
Diệt ấy là vui.
Thí như nhà gốm
Vừa nặn thành đồ
Tất cả đều bể
Mạng người cũng thế.
Thiên Đế nghe kệ biết yếu chỉ vô thường, thấu rõ lẽ biến chuyển của tội phước, hiểu rõ được gốc thịnh suy, tôn trọng hạnh tịch diệt, vui vẻ lãnh thọ giáo pháp, ngay lúc ấy chứng đạo quả Tu-đà-hoàn.
2- MẸ VUA BA TƯ NẶC CHẾT
Thuở xưa, Phật ở nơi Tinh xá tại nước Xá-vệ, thuyết pháp cho hàng người, rồng, quỷ thần nghe,
Lúc ấy, mẹ vua Ba-tư-nặc tuổi trên chín mươi, nhuốm bệnh nặng,’thuốc thang sai lạc thành ra mạng một.
Vua và các quan theo phép tống táng tại nơi phần mộ. Chôn cất xong trên đường trở về đi ngang qua chỗ Phật ở, vua bỏ giày đi chân không vào lễ dưới chân Phật. Phật mời vua ngồi rồi hỏi : “Bệ hạ đi đâu về mà quần áo thô kệch, hình dáng khác thường, chẳng hay có việc gì ?”. Vua cúi đầu đáp :“Hoàng Thái hậu tuổi quá chín mươi, gần đây” trọng bệnh nên đã mất rồi. Tôi đưa linh cữu đi chôn, mồ mả lo xong nay trở về ghé hầu Thế Tôn”.
Phật nói với nhà vua : “Từ xưa đến nay có bốn cái đáng sợ nhứt : Một là sanh, hai là già, ba là bệnh, bốn là chết. Bốn cái ấy muốn đến lúc nào là đến, không có kỳ hẹn, bởi lẽ vạn vật vô thường, khó thể ở lâu, làm gì rồi cũng lui vào quá khứ. Mạng người cũng thế, qua nhanh như ngựa chạy, khác nào dòng nước năm sông, ngày đêm chảy mãi không dừng. Nói xong, Phật đọc bài kệ :
Như hà sử lưu
Vãng nhi bất phản
Nhơn mạng như thị
Thệ giả bất hoàn.
Như dòng nước sông kia
Một qua không trở lại
Mạng người cũng như thể
Chết rồi không tái hoàn.
Phật nói với vua :“Thế gian không gì trường tồn, tất cả đều về cái chết chẳng ai thoát khỏi. Từ ngàn xưa các bậc vua chúa, các Đức Phật, Tiên, đều không ai ở mãi nơi này. Vì vậy mà không nên đau xót, làm chết thân hình. Nếu là người con hiếu, thương cha kính mẹ, thì nên làm phước, lấy phước đức ấy mà quy về cho người chết, như cấp lương tiền cho người đi xa”.
Phật nót xong, vua quan không ai không vui vẻ, hết buồn rầu ra người người mang theo một ít đạo lý.
3-BẦY BÒ BỊ GIẾT THỊT
Tích Phật tại vườn Trúc, nước La – duyệt-kỳ cùng các đệ tử vào thành thuyết pháp theo lời người thỉnh, Thọ trai xong, Thế Tôn xuất hành và trên đường cái gặp một người lùa một bầy bò thịt vào thành, con nào cũng mập béo, chạm sừng nhảy múa. Thấy thế, Phật liền nói bài kệ!
Như người đuổi bò kia
Nuôi bò để ăn thịt
Nuôi mạng để làm gì
Để cấp cho già chết.
Trăm ngàn chẳng có một
Họ hàng nam cùng nữ
Của cải nhiều tích trữ
Không vật nào không mất
Sống một ngày một đêm
Mạng tự gọt tự chuốt
Tuổi thọ khi tiêu hết
Còn gì ? Cái giếng không
Về đến Trúc Lâm, Phật rửa chân rồi lên ngồi. A-nan đến trước Phật cúi đầu bạch nói : “Bạch Thế Tôn, lúc nãy Thế Tôn hướng về người đi đường nói ba bài kệ, ý nghĩa thế nào, xin Thế Tôn dạy cho”.
Phật đáp ;
– Ông có thấy người ấy đuổi bầy bò không ?
– Bạch con có thấy.
– Bầy bò ấy là của người hàng thịt, trước kia đông đến ngàn con. Ngày nay chủ saỉ người đuổi ra ngoài thành kiếm cỏ ngon nước ngọt cho chúng ăn uống, để rồi lựa con nào mập nhứt đem ra làm thịt bán. Đến nay phần nửa bầy bò bị giết mà đám còn lại nào có biết đâu, chúng cứ vui vẻ, nhảy múa đấu, sừng la rống. Thấy vậy, Ta thương hại nên nói ba bài kệ ấy.
Phật nói tiếp :
– Này A-nan ! Nào chỉ có đám bò đó đâu, người đời cũng vậy. Cứ chấp ta, dốt lẽ vô thường, ăn uống ngủ nghỉ, nuôi dưỡng thân hình, khoái tâm vừa ý nuôi giặc không hay, vô thường vôn sẵn, chết đến không kỳ, thế mà mờ tối không hay, so với bầy bò, nào có chi khác.
Lúc ấy, trong hội có hai trăm Tỳ-kheo “tham dưỡng” nghe pháp phấn khởi được sáu thần thông, đắc quả A-la-hán. Đại chúng vừa cảm vừa vui, cung kính lễ Phật.