Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 100 – CHƯƠNG TRUYỆN KÍ

PUCL QUYỂN 100 – CHƯƠNG TRUYỆN KÍ

Chu, thì đản sinh cũng phải dùng ngày tháng Chu. Nên ông nói tháng hai thì cũng không đúng. Nếu như tháng mười một lịch Chu chính là tháng giêng, thì Đúc Phật không thể mười một tháng mớỉ đản sinh. Người thế gian tháng giêng mang thai thì tháng mười sinh, tháng tư mang thai thì tháng giêng sinh. Đức Phật đã thị hiện đồng thế gian, nên ‘ phải là tháng bảy gá thai và đến tháng tư đản sinh.
Tề chí của Vương Thiệu ghi: “Tháng tư nhà Chu, tức tháng sáu nhà Hạ”. Theo đây mà tính thì tháng tư sinh phải là tháng bảy gá thai, nay nói là tháng sáu là lấy theo thời tiết nơi này. Tuy chấp nhận tháng bảy, nhưng cuối cùng là tháng sáu. Vậy biết Vương Thiệu nói không sai. Phí Trường Phòng còn nói Đức Phật thành đạo vào đêm tháng hai năm Quí Sửu, nhằm năm thứ mười chín đời Chu Tuệ vương (656 BC) khi sao mai vừa mọc. Đây cũng là một sai lầm lớn. Vì sao? cổ Cựu nhị lục của Lưu Hướng ghi: “Thời Chu Tuệ vương, Phật giáo đã được truyền sang. Một trăm năm mươi năm sau Lão Tử mới thuyết Ngũ thiên văn”. Nếu cho rằng thời Chu Tuệ vương, Đức Phật mới thành đạo thì không có việc kinh điển đã truyền đến kinh đô Lạc Dương. Lại, Tuệ vương là cháu của Trang vương, lấy năm Quí Sửu mà suy thì chỉ cách nhau ba mươi năm, không lí nào Đức Phật vừa thành đạo mà kinh điển của ngài đã truyền đến Trung Quốc. Lại nữa, Như Lai thuyết pháp giáo hóa bốn mươi chín năm, ngài Ca-diếp kết tập kinh điển sau khi Đức Phật diệt độ. Vậy giáo pháp Như Lai được truyền sang đông chính là vào thời Chu. Lời của Lưu Hướng quả không sai. Sự ghi chép của Phí Trường Phòng không thể y cứ theo.
Nên biết, Đức Phật ứng hiện cùng khắp, thật khó suy lường. Huống là đông tây cách biệt, niên đại xa xôi, lại gặp thời Lục quốc phân tranh, Tần đốt hết kinh sách. Vì thế người viết lại niên đại không ít, người ghi lịch của đế vương cũng rất nhiều, từ đó dẫn đến sai trái lẫn lộn, thêm bớt trước sau, nhưng đều cho mình là đúng, đều cho là kim chỉ nam. Nay bần đạo tạm trình bày nhưng điều đã thấy nghe, thuật lời trong kinh sử để lược định xa gần, xác thật trước sau.
100.7. CẢM ỨNG
100.7.1. Những điềm lành do Tam bảo cảm hiện: Tam bảo hộ trì thế gian, mỗi ngôi đều có chủ đích riêng, như hai ngôi Phật và tăng biểu thị sự tiếp nối giữa thầy và trò, một ngôi giáo pháp hiển bày trọng tâm giáo hóa. Vì thế Phật và tăng tùy cơ, nên duyên cảm biết có lúc ẩn lúc hiện; giáo pháp là để trừ phiền não, nên điềm diệt nghiệp chướng luôn hiện. Vì thế, kệ xả thân luôn được thuyết tại bờ vực thẳm, giáo pháp của đấng Đại Từ thường được gom giữ tại cung rồng. Thật là Tam thánh thật đáng tôn kính, nhờ công dưỡng dục khổ lao; kẻ còn người mất đã nhờ ân, vui VÌ có phương tiện hay dẹp sạch điên đảo. Cho nên, người biết thụ trì đọc tụng tôn kinh ắt sẽ được điềm lành, tu tập đúng pháp sẽ được cảm ứng.
Chuyện xưa ở Ấn Độ thường được luận bàn, điềm hiển linh tại Trung Quốc luôn Luôn có. Như chuyện ngài Chu Sĩ Hành ném kinh vào đống lửa lớn, đến lúc lửa tắt mà kinh vẫn nguyên vẹn. Chuyện tên trộm lẻn vào phòng trộm chỉ một quyển kinh, nhưng lại nhấc lên không nổi. Chuyện hòm kinh bỗng nhiên bay lên trời, hoặc hiện điềm báo cho vua quan, hoặc cứu người thoát được bảy nạn, hoặc hai mong cầu do đây được thỏa mãn V.V.. Những việc như thế rất nhiều, không thuật thì khó biết, nên xin được tùy duyên ghi chép lại để trình bày cho người đời sau. Kinh há không ghi: “Chỉ ban cho những người có niềm tin, không nói cho những ai còn nghi ngờ.” Đến như bắn tên xuyên qua đá, là do tâm kiên quyết mà được; suối tự nhiên vọt, bước trên băng qua sông, khiến lòng nghi chóng dứt, Đây là những việc thế gian truyền tụng, huống là bậc trí tuệ vút trời cao, đạo đức siêu các cõi, tâm lượng thật vô cùng.
Nghiệp báo nhân quả như bóng theo hình, thì điềm lành ứng hiện, ắt sẽ khế hợp. Như vậy theo lí không được giấu giếm, vì thế xin được thuật và tập hợp lại. Những những chuyện xưa, phần lớn đều được trích từ những bộ truyện kí như Chí quái, Minh tường, Tinh dị, Trưng ứng…, có thể xem đọc đầy đủ trong đó. Nhưng sợ người đời không tin vào văn này, nên một lần nữa tôi khuyên mọi người cần tin kính.
100.7.2. Hán Minh đế cảm mộng lành: Cạnh một ngôi đại già-lam gần sông Đạt-li-la, trong thành đô cũ của nước Ô-trượng-na có một pho tượng Phật Di-lặc gỗ cao hơn trăm thước, kim dung tươi sáng tuyệt mỹ, rất có thần khí. Tương truyền, a-la-hán Mạc-điền-để-ca đã dẫn thợ điêu khắc bay lên cõi trời Đâu-suất-đà, tận mắt chiêm ngưỡng sắc tướng đoan nghiêm của Ngài. Ba lần lên xuống, ông ta mới tạc thành một pho tượng như thế.
Phật pháp truyền đến Trung Quốc bắt đầu từ thời Viêm Hán. Minh Đế nội kí ghi: “Tháng chín, mùa thu năm Giáp Tý, nhằm niên hiệu Vĩnh Bình thứ bảy (64), mọi người đều thấy một ngôi sao mai sáng ngời xuất hiện ở phía tây. Đêm ấy, Hán Minh đế mộng thấy một vị thần cao một trượng sáu, mặt màu vàng ròng, đỉnh đầu có hào quang chiếu tỏa, bay trên hư không một cách tự tại, ẩn hiện vô ngại. Đến sáng, Minh đế kể lại điềm mộng, quần thần nghe thế thảy đều vui mừng. Bấy giờ, Thái tử xá nhân Đôn Hoàng Phó Nghị tâu:
– Thần nghe ở Ấn Độ, có thái tử con vua Tịnh Phạn, tên là Tất-đạt-đa, từ bỏ ngôi Chuyển luân vương để xuất gia. Đến khi thành đạo có tên là Thích-ca Văn. Điềm mộng của bệ hạ hẳn là cảm điều này!
Vua liền sai sứ giả sang Tây Trúc. Vượt qua hơn bốn mươi quốc gia, sứ giả mới đến được thành Xá-vệ, Hỏi thăm một vị tăng, thì được nghe đáp:
– Đức Phật đã nhập niết-bàn từ lâu!
Sứ giả bèn sao chép lại thánh giáo, được sáu mươi vạn năm ngàn lời, rồi dùng ngựa trắng chuyển về. Đường đi rất gian nan hiểm trở, những con vật khác đều chết, riêng ngựa trắng thì vẫn ngoan cường chở kinh về đến đất nước. Để tán dương sự thần dị của con bạch mã, Hán Minh đế cho xây dựng tại Lạc Dương một ngôi chùa, đặt tên là chùa Bạch Mã.
Kinh văn Tây Trúc truyền vào Trung Hoa khởi đầu từ đây, ánh sáng Phật pháp chiếu sang Đông Độ bắt đàu từ thời kì này. Thế là giáo lí thấm nhuần khắp nơi, nhanh chóng tạo thành rừng phúc. Đạo pháp phát dương mạnh mẽ, lan truyền khắp cả nước. Giềng mối Phật pháp được kiến lập từ buổi ban đầu này.
Chu thư cũng có ghi: “Thân cao một trượng sáu, màu xích đồng, cho là điềm đặc biệt. Lòng thầm cảm chưa thuần mà Phật giáo cũng đã truyền đến”.
100.7.3. Đời Tống, sa-môn cầu-na-bạt-đà-la cảm ứng được thay đầu: cầu-na-bạt-đà-la Trung Hoa dịch là Công Đức Hiền. Sư người Trung Thiên Trúc, đời Tống, đã đến ở chùa Trung Hưng tại kinh đô.
Thuở nhỏ, sư đã học tập các bộ luận về Ngũ minh, thông hiểu âm dương chú thuật. Sau khi xuất gia, sư tinh chuyên tu học, thấu suốt ba tạng. Bản tính sư từ hòa, nghiêm cẩn, dốc lòng hầu thầy. Không lâu sau, sư từ biệt thầy Tiểu thừa, tìm cầu pháp Đại thừa. Vị thầy Đại thừa thử cho sư chọn một quyển trong tráp kinh, thì được quyển Đại phẩm Hoa nghiêm. Vị thầy khen:
– Con rất có duyên với Đại thừa!
Từ đó, sư đọc tụng giảng nói, đi khắp nơi thuyết pháp, không ai ứng đối lại được.
Đời Tống, niên hiệu Nguyên Gia thứ mười hai (162), sư đến Quảng châu. Thứ sử Xa Lãng dâng biểu, Thái tổ truyền chỉ nghinh tiếp trọng thể. Vào đến kinh đô, Thái tổ cùng sư trò chuyện rất vui vẻ, như bạn tâm giao.
Ban đầu sư ở chùa Kì-Hoàn. Sau đó Tiều vương trấn nhậm Kinh châu, đã thỉnh sư cùng đi. Sư đến ở chùa Tân, Tiều Vương thỉnh sư giảng các bộ kinh như Hoa nghiêm v.v… Sư lo lắng, và cảm thấy hổ thẹn vì không thông thạo tiếng Trung Hoa, nên ngày đêm sám hối cầu xin bồ-tát Quán Thế Âm cảm ứng. Không lâu sau, sư mộng thấy một người mặc y phục trắng, tay cầm thanh kiếm và mang một cái đầu người đến bên sư, hỏi:
– Vì sao lại buồn phiền?
Sư kể lại đầy đủ mọi việc. Nghe xong, người ấy nói:
– Không có gì phải quá to buồn!
Rồi dùng kiếm chặt đầu sư, đặt lên một cái đầu mới, bảo sư quay qua quay lại, rồi hỏi:
– Có đau không?
Sư đáp:
– Không đau.
Khi ấy, sư chợt tỉnh giấc, tinh thần trở nên vui vẻ phân chấn. Sáng hôm đó, sư xem đọc kinh điển, thông suốt ngữ nghĩa, thành thạo tiếng Trung Hoa. Nhân đây, sư thăng tòa thuyết giảng.
Niên hiệu Nguyên Gia cuối cùng (432), Tiều vương nhiều lần mộng thấy những điều quái dị, ông ta đem việc này đến hỏi, sư đáp:
– Kinh đô sắp loạn lạc.
Quả thực, chưa đến một năm, Nguyên Hung mưu đồ phản nghịch.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 96 – CHƯƠNG XẢ THÂN

QUYỂN 96 Quyển này có một chương Xả thân. 96. CHƯƠNG XẢ THÂN 96.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *