Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 100 – CHƯƠNG TRUYỆN KÍ

PUCL QUYỂN 100 – CHƯƠNG TRUYỆN KÍ

– Nội đức luận, một quyển, do Môn hạ điển nghi Lý Sư Chính soạn vào Đường.
2 Biện lượng tam giáo luận, ba quyển; Thiền quản tứ thuyên luận, mười quyển. Hai bộ này gồm mười ba quyển, do sa-môn Thích Pháp Vân, ở chùa Tây Minh, kinh đô soạn vào Đường.
– Chú tăng ni giới bản hai quyển, Sớ kí bốn quyển; Chú yết-ma hai quyển, Sớ kí bốn quyển; Hành sự san bổ luật nghi, ba quyển; Thích môn chỉnh hạnh sám hối nghi, ba quyển; Thích môn vong vật khinh trọng nghi một quyển, Thích môn chương phục nghi, một quyển; Thích môn qui kính nghi, một quyển; Thích môn hộ pháp nghi, một quyển; Thích thị phả lược, một quyển; Thánh tích kiến tại đồ tán, một quyển; Phật hỏa đông tiệm đồ tán, hai quyển; Thích-ca phương chi, hai quyển; cổ kim Phật Đạo luận hành, bốn quyển; Đại Đường nội điển lục, mười quyển; Tục cao tăng truyện, ba mươi quyển; Hậu tập tục Cao tăng truyện, mười quyển; Quảng Hoằng minh tập, ba mươi quyển; Đông Hạ Tam bảo cảm thông kí, ba quyển; Tây Minh tự lục một quyển, Cảm thông kí một quyển, Kì-hoàn đồ, hai quyển; Di pháp trụ trì cảm ứng, bảy quyển. Hai mươi hai bộ này gồm một trăm mười bảy quyển, do sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn vào Đường.
– Thiền lâm sao kí, ba mươi quyển, do mười vị như sa-môn Hội Ẩn ở chùa Hoằng Phúc, tại Tây Kinh, sa-môn Huyền Tắc ở chùa Tây Minh v.v… phụng chiếu biên soạn vào niên hiệu Lân Đức thứ hai (665), đời Đường, tại Tu thư sở ở Tây Lũng môn, Bắc môn.
– Chú Kim cang Bát-nhã Xá-vệ quốc, hai quyển, do sa-môn Huyền Tắc ở chùa Tây Minh chú thích, vào niên hiệu Lân Đức thứ hai (665), đời Đường.
– Đại Đường Tây Vực truyện, mười hai quyển, do sa-môn Huyền Trang ở chùa Đại Từ Ân, Tây kinh, đời Đường, phụng chiếu biên soạn.
– Pháp uyển châu lâm, một trăm quyển; Chư kinh yếu tập, hai mươi quyển; Đại Tiểu thừa thiền môn quán, mười quyển; Thụ giới nghi thức, bốn quyển; Lễ Phật nghi thức, hai quyển; Đại thừa lược chỉ quán một quyển, Biện ngụy hiển chân luận một quyển, Kính phúc luận, ba quyển; Tứ phần luật thảo yếu, năm quyển; Tứ phần luật ni sao, năm quyển; Kim cang Bát-nhã tập chủ, ba quyển. Ba mươi mốt bộ này gồm một trăm năm mươi bốn quyển, do sa-môn Thích Đạo Thế, pháp tự Huyền uẩn, ở chùa Tây Minh, Tây kinh soạn vào Đường.
– Đại Đường chúng kinh âm nghi, hai mươi quyển. Bộ này do sa-môn Thích Huyên Ưng ở chùa Đại Từ Ân, Tây kinh soạn vào Đường.
– Chú Tân phiên Năng đoạn Kim cang Bát-nhã, một quyển; Chú nhị đế tam tạng thánh giáo tự, một quyển. Hai quyển này do sa-môn Thích Huyền Phạm ở chùa Phổ Quang, Tây kinh soạn vào Đường.
– Tây kinh tự kí, hai mươi quyển; Sa-môn Pháp Lâm biệt truyện, ba quyển; Sa-môn bất kính lục, sáu quyển. Ba bộ này gồm hai mươi chín quyển, do sa-môn Thích Ngạn Tông, ở chùa Hoàng Phúc, Tây kinh soạn vào Đường.
– Chú Bát-nhã tâm kinh, một quyển, do Vũ Thị Cực, tự Mẫn Chi soạn vào đời Đường.
– Chú Niết-bàn kinh, bốn mươi quyển, do Thích sử Lý Huyền Chấn (em của Anh công) ở Biện châu, đời Đường chú thích.
– Trung Thiên Trúc hành kí, mười quyển, do Triều tán đại phu Vương Huyền Sách soạn vào Đường.
– Tây Vực chỉ, sáu mươi quyển; Đồ họa, bốn mươi quyển. Hai bộ này gồm một trăm quyển, do các quan phụng chiếu soạn vào niên hiệu Lân Đức thứ ba (666), đời Đường.
– Minh báo kí, hai quyển, do Nội sử bộ thượng thư Đường Lâm soạn vào niên hiệu Vĩnh Huy (650-656), đời Đường.
– Minh bảo thập di, hai quyển, do Trung sơn lang Dư Lệnh, tự Nguyên Hưu, soạn vào khoảng niên hiệu Long Sóc (661-664), đời Đường.
– Lục đạo luận, mười quyển, do tả vệ Trưởng sử và học sĩ Hoàng Văn quán Dương Thượng Thiện soạn.
– Hiển thường luận, hai quyển, do Lý Huyền Kí soạn vào đời Đường.
– Biện chân luận, một quyển, do Nguyên Vạn Khoảnh soạn vào đời Đường.
– Qui tâm lục, ba mươi quyển, do Hữu uy vệ Lục sự Tiêu Tuyên Từ soạn vào đời Đường
100.4. BÁT-NHÃ BỘ
Bản kinh Đại Bát-nhã tiếng Phạn gồm có hai mươi vạn bài tụng, dịch thành sáu trăm quyển, tổng cộng mười sáu hội, được Đức Phật thuyết tại bốn nơi. Pháp sư Huyền Trang ở chùa Từ Ân dịch.
– Hội thứ nhất, Đức Phật thuyết tại núi Linh Thứu, thành Vương Xá. Bản Phạn có mười ba vạn hai nghìn sáu trăm bài tụng, được dịch thành bốn trăm quyển, bảy mươi chín phẩm (một bản dịch).
– Hội thứ hai, Đức Phật thuyết tại núi Linh Thứu, thành Vương Xá. Bản Phạn có hai vạn năm ngàn bài tụng, dịch ra bảy mươi tám quyển, tám mươi lăm phẩm (nhiều bản dịch), tương đương với ba bản kinh Đại phẩm, Phóng quang, Quang tán, tổng cộng có tám mươi quyển, dịch thành bảy mươi tám quyển, đồng với bản tiếng Phạn.
– Hội thứ ba, Đức Phật thuyết ở núi Linh Thứu, thành Vương Xá. Bản tiếng Phạn có một vạn tám nghìn bài tụng, dịch thành năm mươi chín quyển, ba mươi mốt phẩm (một bản dịch).
– Hội thứ tư, Đức Phật thuyết tại núi Linh Thứu, thành Vương Xá. Bản tiếng Phạn gồm có tám nghìn bài tụng, dịch thành mười tám quyển, hai mươi chín phẩm (nhiều bản dịch), tương đương với bốn bản kinh Tiểu phẩm, Đạo hạnh, Tân đạo hạnh, Minh độ, nay dịch thành mười tám quyển, đồng với bản tiếng Phạn.
– Hội thứ năm, Đức Phật thuyết ở núi Linh Thứu, thành Vương Xá. Bản tiếng Phạn có bốn nghìn bài tụng, được dịch thành mười quyển, hai mươi bốn phẩm (một bản dịch).
– Hội thứ sáu, Đức Phật thuyết ở núi Linh Thứu, thành Vương Xá. Bản tiếng Phạn có hai nghìn năm trăm bài tụng, dịch thành tám quyển mười bảy phẩm (nhiều bản dịch), tương đương với kinh Thắng thiên vương Bát-nhã.
– Hội thứ bảy, Phật thuyết ở vườn cấp Cô Độc, rừng Thệ-đa, thành Thất-la-phiệt. Bản tiếng Phạn có tám trăm bài tụng, dịch thành hai quyển, không phân phẩm (nhiều bản dịch), tương đương với kinh Văn-thù Bát-nhã.
– Hội thứ tám, Phật thuyết ở vườn cấp Cô Độc, rừng Thệ-đa, tại thành Thất-la-phiệt. Bản bằng tiếng Phạn có bốn trăm bài tụng, được dịch thành một quyển, không phân phẩm (một bản dịch).
– Hội thứ chín, Phật thuyết ở vườn cấp Cô Độc, rừng Thệ-đa, thành Thất-la-phiệt. Bản tiếng Phạn gồm có ba trăm bài tụng, dịch thành một quyển, không phân phẩm (nhiều bàn dịch), tương đương với kinh Kim cang Bát-nhã.
– Hội thứ mười, Phật thuyết tại điện Ma-ni Bảo Tạng, ở cung Thiên vương, trên trời Tha Hóa Tự Tại. Bản tiếng Phạn gồm có ba trăm bài tụng, dịch thành một quyển, không phân phẩm (một bản dịch).
– Hội mười một, Đức Phật thuyết về Thí Ba-la-mật-đa, ở vườn Cấp Cô Cộc, rừng Thệ-đa, tại thành Thất-la-phiệt. Bản tiếng Phạn gồm hai nghìn bài tụng, dịch thành năm quyển, không phân phẩm (một bản dịch).
– Hội mười hai, Đức Phật thuyết về Giới Ba-la-mật-đa, ở vườn Cấp Cô Độc, rừng Thệ-đa, thành Thất-la-phiệt. Bản tiếng Phạn gồm hai nghìn bài tụng, dịch thành năm quyển, không phân phẩm (một bản dịch).
– Hội mười ba, Đức Phật thuyết về Nhẫn Ba-la-mật-đa, ở vườn cấp Cô Độc, rừng Thệ-đa, thành Thất-la-phiệt. Bản tiếng Phạn gồm bốn trăm bài tụng, dịch thành một quyển, không phân phẩm (một bản dịch).
– Hội mười bốn, Đức Phật thuyết về cần Ba-la-mật-đa, ở vườn cấp Cô Độc, rừng Thệ-đa, thành Thất-la-phiệt. Bản tiếng Phạn gồm tám trăm bài tụng, dịch thành hai quyển, không phân phẩm (một bản dịch).
– Hội mười lăm, Đức Phật thuyết về Định Ba-la-mật-đa, ở vườn cấp Cô Độc, rừng Thệ-đa, thành Thất-la-phiệt. Bản tiếng Phạn gồm tám trăm bài tụng, dịch thành hai quyển, không phân phẩm (một bản dịch).
– Hội mười sáu, Đức Phật thuyết về Tuệ Ba-la-mật-đa, ở bên ao Bạch Lô, vườn Trúc Lâm, thành Vương Xá. Bản tiếng Phạn gồm có hai nghìn năm trăm bài tụng, dịch thành tám quyển, không phân phẩm (một bản dịch).
Bài tựa của mười sáu hội này do sa-môn Huyền Tắc ở chùa Tây Minh, Trường An soạn.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 96 – CHƯƠNG XẢ THÂN

QUYỂN 96 Quyển này có một chương Xả thân. 96. CHƯƠNG XẢ THÂN 96.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *