– Kinh luật dị tướng và mục lục, năm mươi lăm quyển; Danh tăng truyện tịnh tự mục, ba mươi mốt quyển; Chúng kinh cộng thánh tăng pháp, năm quyển; Chúng kinh mục lục, bốn quyển; Chúng kinh hộ quốc quỉ thần danh lục, ba quyển; Chúng kinh chư Phật danh, ba quyển; Chúng kinh ủng hộ quốc độ chư long danh lục, một quyển; Chúng kinh sám hối diệt tội pháp, ba quyển; Xuất yếu luật nghi, hai mươi quyển. Chín bộ này gồm có 122 quyển, do, Lương Vũ đế ban chiếu thỉnh sa-môn Thích Bảo Xướng v.v..soạn ở chùa Trang Nghiêm.
– Đại bát-niết-bàn kinh tử chủ, bảy mươi quyển, do sa-môn Thích Tuệ Minh soạn ở chùa Kiến An, triều Lương.
– Nghi lâm, tám mươi quyển, do Giản Văn đế, triều Lương ban chiếu thỉnh hai mươi đại đức ở chùa Khai Thiện, như sa-môn Thích Trí Tạng V.V.. soạn.
– Nội điển bác yếu, bốn mươi quyển, do quan Kí thất của Tương Đông vương là Ngô Hiếu Kính soạn, giống với bộ Hoàng lãm loại uyển chi lưu. về sau, ông xuất gia đổi tên là Tuệ Mạng.
– Cao tăng truyện, mười bốn quyển, do sa-môn Thích Tuệ Giảo ở chùa Gia Tường, cối Kê, soạn vào đời Lương.
– Phạt ma chiếu, một quyển, do ngài Tăng Hội soạn vào đời Lương.
– Chuyển pháp luân luận, một trăm tám mươi quyển, do vua ban chiếu mời các đại đức và học sĩ soạn vào triều Lương.
– Bà-la-môn thiên văn, hai mươi quyển, do sa-môn Thích Đạt-ma và pháp sư Lưu-chi, người nước Ma-lặc, dịch vào niên hiệu Thiên Hòa đời Lương Vũ đế.
– Đại phẩm kinh tự chú, năm mươi quyển hoặc một trăm quyển, do Lương Vũ đế chú thích.
– Pháp bảo liên bích, hai trăm quyển. Bộ này, do Giản Văn đế Tiêu Cương, đời Lương, hằng ngày ở cung thái tử, đích thân xem xét, điều động các học sĩ biên soạn. Có chỗ đồng với Hoa lâm biến lược.
– Kinh sư tháp tự kí, hai mươi quyển, do Thượng thư binh bộ lang trung kiêm sử học sĩ Lưu cầu phụng chiếu soạn.
– Thần bất diệt luận, một quyển, do Trịnh Đạo Tử soạn vào triều Lương.
– Bà-tẩu-bàn-đậu truyện, một quyển; Phiên ngoại quốc ngữ, bảy quyển; Chúng kinh thông tự, hai quyển. Ba bộ này gồm mười quyển, do Tam tạng pháp sư Câu-na-la, người nước Ưu-thiền-ni, Tây Thiên Trúc soạn vào đời Trần.
– Lạc Dương địa già-lam kí, năm quyển, do quận thú Kì thành, Nghiệp đô Dương Huyễn Chi soạn vào đời Nguyên Ngụy.
– Ngũ minh luận (Thanh minh luận, Y phương luận, Công xảo luận, Chú thuật luận, Nhân Minh luận). Năm bộ luận này do Tam tạng luật sư Nhương-na-bạt-đà-la và Xà-na-da-xá, người nước Ba-đầu-ma dịch tại cựu thành Trường An, đời Ngụy Minh đế (?-239).
– Chu chúng kinh yếu, hai mươi hai quyển; Nhất bách nhị thập pháp môn. Hai bộ này gồm hai mươi ba quyển, do Thừa tướng nhà Ngụy là Vũ Văn Mặc Thái thỉnh sa-môn Thích Đàm Hiển V.V.. soạn.
– Thích Lão tử hóa hồ truyện, Thập bát điều nan đạo chương. Hai quyển này do sa-môn Thích Tăng Mãnh ở chùa Nguyên Quả, Tân châu soạn vào đời Chu.
– Tán hoa luận, tám quyển, sa môn Thích Tuệ Thiện ở chùa Thê Huyền, Dương châu soạn vào đời Chu.
– Chí đạo luận, Thuần đức luận, Khiển chấp luận, Bất sát luận, Khứ thị phi luận, Tu không luận, Ảnh dụ luận, Pháp giới bảo nhân minh, Yếm thực tưởng văn, Tăng Nhai bồ-tát truyện, Thiều pháp sư truyện, Nghiệm thiện tri thức truyện. Hai mươi quyển này do sa-môn Thích Vong Danh trước tác vào đời Vũ đế nhà Chu.
– Tam bảo tập, mười một quyển, sa-môn Thích Tỉnh Ái căn cứ theo các kinh, soạn vào đời Vũ đế nhà Chu (557-581).
– Tam giáo luận, một quyển, sa-môn Thích Đạo An soạn vào đời Vũ đế nhà Chu.
– Tiếu đạo luận, ba quyển. Đời Chu, Vũ đế sắc lệnh Tiền tư lê Mẫu Cực bá Chân Loan khảo cứu Phật giáo và Đạo giáo mà soạn thành.
– Chu Cao tổ vấn nạn Phật pháp, hai quyển. Nhân có cuộc nghị luận giữa Vũ đế nhà Chu và vị tăng ở Nghiệp đô là Nhâm Đạo Lâm, Vũ đế ban chiếu ghi chép lại mà thành sách này.
– Vương thị phá tà luận, một quyển. Đời Vũ đế nhà Chu, ở Tương châu, sa-môn Vương Minh Quảng đối đáp với Vệ Nguyên Tung về việc phá hoại Phật pháp. Nhân đó có bộ này.
– An dân luận, mười hai quyển; Đào thần luận, mười quyển; Nhân quả luận, hai quyển; Thánh tích kỉ, một quyển. Bốn bộ này gồm có hai mươi lăm quyển, do sa-môn Thích Linh Hựu ở chùa Đại Từ, Tương châu soạn vào đời Tùy.
– Đối căn khởi hạnh tạp lục tập, ba mươi sáu quyển; Tam giai vị biệt lục tập, bốn quyển. Hai bộ này do sa-môn Thích Tín Hạnh ở chùa Chân Tịch Tây kinh soạn vào đầu đời Tùy.
– Chúng kinh mục lục, bảy quyển, do hai mươi đại đức như sa-môn Thích Pháp Kinh ở chùa Đại Hưng Thiện v.v.., phụng chiếu soạn vào niên hiệu Khai Hoàng mười bốn (594), đời Tùy,
– Thập chúng Đại thừa luận, một quyển, sa-môn Thích Tăng Xán ở chùa Đại Hưng Thiện, soạn vào đời Tùy.
– Luận tràng, ba mươi mốt quyển, sa-môn Thích Tăng Côn ở chùa Đại Hưng Thiện soạn vào đời Tùy.
– Phàm thánh lục hạnh pháp, hai mươi quyển, (cũng có bản mười quyển, bảy quyển, năm quyển, ba quyển, một quyển; gồm bốn mươi sáu quyển), do sa-môn Thích Đạo Chính ở Thương châu soạn vào Tùy soạn.
– Đạt-ma cắp-đa truyện, bốn quyển; Thông cực luận, một quyển; Biện giáo luận, một quyển; Biện chính luận, một quyển; Thông học luận, một quyển; Thiện tài đồng tử chư tri thức lục, một quyển; Tân dịch kinh tự, Phúc điền luận, một quyển; Tăng quan luận, một quyển; Tây Vức huyền chí, mười quyển. Mười bộ này gồm hai mươi hai quyển, do sa-môn Thích Ngạn Tông ở chùa Nhật Nghiêm soạn vào Tùy.
– Thuật Thích Đạo An Trí độ luận giải, hai mươi bốn quyển; Tồn phế luận, một quyển; Thương học luận, một quyển; Yểm tu luận, một quyển. Bốn bộ này gồm hai mươi bảy quyển, do sa-môn Thích Tuệ Ảnh ở chùa Xá Vệ, Trường An soạn vào Tùy.
– Tinh dị truyện, hai mươi quyển, do tú tài Nho lâm lang Hầu Quân Tố ở Tương châu, đời Tùy, phụng chiếu của Văn hoàng đế mà biên soạn.
– Thông mạng luận, hai quyển, do Tế tửu Từ Đồng Khanh ở Tấn vương phủ, nhà Tùy soạn.
– Ngoại nội bàng thông tỉ giảo số pháp, một quyển, do phiên kinh học sĩ Lưu Bằng ở Kinh Dương soạn vào Tùy.
– Khai hoàng tam bảo lục, mười lăm quyển, do phiên kinh học sĩ ở Thành Đô Phí Trường Phòng soạn vào Tùy.
– Chúng kinh pháp thức, mười quyển, do Văn đế sắc lệnh hữu ti soạn vào niên hiệu Khai Hoàng mười lăm (595), nhà Tùy.
– Phiên kinh pháp thức luận, mười quyển; Chư tự bi minh, ba quyển. Hai bộ này gồm mười ba quyển, do sa-môn Thích Minh Tắc soạn vào Tùy.
– Tự nội pháp, một quyển; Nội huấn, một quyển. Hai quyển này do sa-môn Thích Hành Cự soạn vào Hậu Tùy soạn.
– Hương thành cam lộ, năm trăm quyển, do sa-môn Thích Trí Quả và Hữu ti phụng chiếu soạn ở đạo tràng Tuệ Nhật, đời Hậu Tùy.
– Tam đức luận, một quyển; Nhập đạo phương tiện môn, hai quyển; Cảnh dụ luận, một quyển; Vô ngại duyên khởi, một quyển; Thập chủng đọc kinh nghi, một quyển; Vô tận tạng nghi, một quyển; Phát giới duyên khởi, hai quyển; Pháp giới đồ, một quyển; Thập bất thoái luận, một quyển; Lễ Phật nghi thức, một quyển. Mười bộ này gồm mười hai quyển, do sa-môn Thích Huyền Uyển ở chùa Diên Hưng, Tây Kinh soạn vào Đại Đường.
– Phả tà luận, một quyển; Biện chính luận, tám quyển. Hai bộ này do sa-môn Thích Pháp Lâm ở chùa Long Điền, núi Chung Nam soạn vào Đường.
– Tích nghi luận một quyển, Tục thi uyển anh hoa, mười quyển; Chủ Kim cang Bảt-nhã kinh một quyển, Chư kinh giảng tự một quyển. Bốn bộ này gôm mười ba quyển, do sa-môn Thích Tuệ Tịnh ở chùa Kỉ Quốc, Tây kinh soạn vào Đường.
