Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 99 – CHƯƠNG TẠP YẾU

PUCL QUYỂN 99 – CHƯƠNG TẠP YẾU

Kinh Chính pháp niệm ghi: “Nếu có chúng sinh nào thấy người bệnh, bố thí thuốc men chữa trị lành bệnh cho họ, sau khi qua đời sẽ được sinh về cõi trời Dục, hưởng thụ năm thứ dục lạc; ở cõi trời mạng chung sẽ tái sinh làm người giàu có. Nếu chúng sinh nào bố thí nước đường phèn, nước lạnh cho người bị khát nước sắp chết, thì sau khi qua đời sẽ được sinh về cõi trời Thanh Lương, hưởng thụ nhiều khoái lạc, ở cõi trời mạng chung sẽ tái sinh làm người, sẽ không bị nạn đói khát”.
Luật Ngữ phần ghi:“Người nấu, muốn nếm thức ăn mặn hay lạt, sống hoặc chín thì cho phép để thức ăn trong lòng bàn tay rồi dùng lưỡi nếm” (Theo kinh Trai pháp, thì không cho nếm thức ăn vì sợ khởi tâm tham mà phạm tội).
99.5. HỘ TỊNH
Luật Thập tụng ghi: “Súc miệng như thế nào?
Đức Phật dạy:
– Ngậm nước vào miệng đảo ba lần”.
Luật Tăng-kì ghi: “Đức Thế Tôn thuyết pháp trong pháp hội lớn, có một tì-kheo bị hôi miệng, ngồi ở dưới gió. Phật biết mà vẫn cố hỏi:
– Tì-kheo đó sao lại ngồi một mình?
– Bạch Thế Tôn! Vì Thế Tôn chế giới không cho dùng cây chà răng, vì thế miệng hôi, sợ ảnh hưởng đến người khác, nên con phải ngồi dưới gió.
Đức Phật dạy:
– Từ nay cho phép dùng cây chà răng, dài nhất là mười sáu lóng tay, ngắn nhất bốn lóng tay. Khi chà phải rửa tay sạch và ở chỗ vắng vẻ. Chà xong phải rửa cây chà rồi mới được bỏ. Không được nuốt nước chà răng. Nếu tì-kheo bị bệnh, thầy thuốc bảo phái nuốt thì cho phép. Nếu người không có răng thì dùng tro, muối, đất, gạch, gừng, cỏ, cây làm cho sạch miệng rồi mới ăn.
Khi ăn muốn rót nước, trước hết phải rửa tay, rửa bát, sau mới rót. Nếu tay bẩn thì phải dùng lá lót bát. Khi uống, không được ngậm miệng vào bát, không được để cho bát chạm vào trán, phải tựa môi vào uống, không được uống hết, phải chừa lại một ít nước để súc miệng rồi nhổ đi. Người rót nước phải khéo giữ bát nước cho sạch. Nếu thấy vành bát đã bị ngậm rồỉ hoặc đã đụng vào trán, thì phải để riêng một chỗ, lấy cỏ làm dấu để cho người khác biết là bát nước không sạch. Nếu rót nước phi thời thì cách thức cũng giống như trên”.
Luật Tăng-kì ghi: “Tì-kheo sáng sớm thức dậy phải rửa tay sạch sẽ, không được rửa qua loa, nên rửa năm đầu ngón tay trước, không được rừa tới nách mà chỉ rửa từ cổ tay trở xuống, không được rửa một cách vội vàng, không nên chà xát quá mạnh, khiến chảy máu. Nên dùng đá, cỏ hoặc tro mà rửa. Nếu dùng tro hoặc xà phòng thì phải kỳ cho ra tiếng. Sau khi đã rửa tay sạch, nếu hai tay lại chà xát nhau, thì trở thành bất tịnh, phải rửa lại. Tì-kheo trước bữa ăn phải giữ tay cho sạch. Nếu gãi đầu hoặc cầm y V.V.. thì phải rửa tay lại (Tì-kheo mà còn như vậy thì cư sĩ cũng phải làm như vậy). Khi tụng kinh, thụ trai cũng vậy, tay sạch mà vẫn làm như thế huống gì tay thường hay giết hại chúng sinh, ăn uống máu thịt, thân miệng hôi hám, buông lung mà truyền pháp, tâm chẳng được thanh tịnh!”.
Luật Tứ phần ghi: “Bấy giờ các tì-kheo sợ trong phòng có mùi hôi. Đức Phật dạy: “Nên rưới nước quét dọn, nếu còn hôi thì trét bùn thơm. Nếu vẫn còn hôi thì treo hương thơm ở bốn góc phòng”.
Luật Thập tụng ghi: “Bấy giờ có tì-kheo không chịu chà răng, nên miệng hôi, đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
– Cho phép tì-kheo chà răng. Vì chà răng có năm điều lợi ích: Miệng không đắng, miệng không hôi, trừ bệnh phong, trừ bệnh nhiệt, trừ đàm.
Lại có năm điều lợi ích: Trừ bệnh phong, trừ nhiệt, phân biệt được các vị, ăn ngon miệng, mắt sáng.
Luật Tứ phần ghi: “Không chà răng có năm lỗi: Miệng hôi, không phân biệt được mùi vị, bệnh nóng sốt không giảm, ăn không ngon miệng, mắt không sáng.
Luật Ngũ phần ghi: “Chà răng xong thì phải rửa cho sạch cây chà rồi mới bỏ, vì sợ trùng ăn vào sẽ chết”.
Tam thiên oai nghi ghi: “Có năm điều cần phải biết khi sử dụng cây chà răng: Đúng kích thước, đập nát đầu chà đúng như pháp, đầu chà không quá ba phân; răng thưa, nên chà trong kẽ ba lần; nên dùng các loại nước tro, nước táo đậu để chà răng.
Nạo lưỡi có năm việc: Không được nạo quá ba lần, trên lưỡi chảy máu thì phải ngừng; không vung tay, khiến vấy bẩn Tăng-già-lê và chân; không được bỏ cây nạo lưỡi nơi đường đi; phải bỏ ở chỗ khuất”.
99.6. HÔ CHUÔNG
Kinh Phó pháp tạng ghi: “Bấy giờ có vua Kế-ni-trá tham lam, bạo ngược, vô đạo, thường đem quân đi chinh phạt các nước, bắt dân chúng sai dịch khổ sở mà không biết dừng. Nhà vua muốn thống nhất thiên hạ, nên đem quân đóng ngoài biên ải, khiến cho thân thích bị chia lìa, nỗi khổ ấy không biết khi nào mới hết. Do đó, quan dân đồng tâm trừ diệt vị vua này đề được an vui. Nhân lúc nhà vua bị bệnh nặng, họ liền lấy mền trùm vua lại, rồi ngồi đè lên, lát sau vua tắt thở. Nhờ lúc trước vua đã từng nghe tì-kheo Mã Minh thuyết pháp, nên tái sinh vào trong biển lớn làm thân cá nghìn đầu. Cá này luôn bị vòng kiếm chém đứt đầu, đứt rồi lại mọc ra, rồi lại bị chém đứt, phải chịu vô số lần sinh ra rồi bị chém như thế, trong bỗng chốc thì đầu đầy cả biển lớn.
Một hôm, cá thưa với một vị a-la-hán duy-na trong chùa:
– Con nghe tiếng kiền chùy thì vòng kiếm chém con liền dừng lại, ngay lúc đó nỗi khổ tạm ngừng. Cúi mong đại đức rủ lòng thương xót, nếu đánh kiền chùy thì ngài hãy đánh cho thật dài.
Vị a-la-hán từ bi, nên đã đánh kiền chùy rất dàị trải qua bảy ngày cá liền thoát khỏi tội khổ. Do vị vua này, mà cách đánh kiền chùy thật dài của chùa này truyền cho đến ngày nay”.
* Lời bàn
Theo ý kinh, đánh chuông để cứu khổ chúng sinh, lại còn dùng để nhóm họp chúng tăng. Vị duy-na đánh chuông, chắp tay trang nghiêm phắt nguyện lợi ích chúng sinh. Chúng sinh nhờ nghe tiếng chuông liền nghĩ nhớ đến điều thiện, dứt hết các khổ đau.
Kinh Tăng nhất A-hàm ghi: “Lúc đánh chuông, nên nguyện cho tất cả những đau khổ trong đường ác đều dứt. Nếu nghe tiếng chuông và bài kệ thì trừ được tội nặng sinh tử trong năm trăm ức kiếp.
Diệt trừ sức ma oán,
Dứt sạch mọi não phiền,
Đất trống đánh kiền chùy’,
Tì-kheo nghe, vân tập.
Người được nghe pháp này,
Vượt qua biển sinh tử,
Nghe âm vi diệu này,
Hãy mau đến nhóm họp
Kinh Tạp thí dụ có bài kệ:
Nghe chuông, nằm không dậy,
Hộ pháp thiện thần giận,
Hiện đời phúc bảo mỏng,
Đời sau đọa làm rắn.
Ngay lúc nghe tiếng chuông,
Đang nằm phải ngồi dậy,
Chắp tay khởi tâm lành,
Hiền thánh đều hoan hỷ.
Hồng chung vang vọng khắp muôn nơi,
Thức tỉnh chúng sinh thoát cõi đời,
Sinh tử đêm dài bao tội khổ,
Nghe chuông phiền não thảy đều vơi.
Sáu thức mê mờ vô cùng khổ,
Vô minh che lấp vạn mê đồ,
Đêm ngày nghe chuông bừng giác ngộ,

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 96 – CHƯƠNG XẢ THÂN

QUYỂN 96 Quyển này có một chương Xả thân. 96. CHƯƠNG XẢ THÂN 96.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *