Kinh Phó pháp tạng ghi: “Tì-kheo A-nan giáo hóa, giúp các chúng sinh đều được độ thoát. Cuối cùng, khi Ngài đến tinh xá Trúc Lâm nghe một vị tì-kheo tụng bài kệ trong kinh Pháp cú:
Nếu người sống trăm năm
Chưa thấy chim hạc nước
Không bằng sống một ngày
Mà được thấy chim hạc.
Ngài A-nan nghe thế, buồn than: ‘Con mắt thế gian tại sao hủy diệt nhanh vậy! Các phiền não ác sao lại chóng phát sinh! Điều này trái lời dạy của Đức Phật, tự ông khởi các vọng tưởng. Đây không phải lời dạỵ của Đức Phật, không thể tu tập theo. Ông phải biết! Có hai hạng người phỉ báng Đức Phật, một là hạng người tuy học hiểu nhiều mà tà kiến; hai, hạng người không hiểu nghĩa lí sâu xa, luận bàn sai lầm. Nếu rơi vào hai loại trên thì tự hại mình, lại không thể dẫn dắt người xa rời ba đường ác. Ông hãy lắng nghe ta nói bài kệ Đức Phật dạy:
Nếu người sống trăm năm
Không hiểu pháp sinh diệt
Không bằng sống một ngày
Hiểu rõ pháp sinh diệt.
Nghe xong, tì-kheo ấy liền đến gặp thầy mình và đọc bài kệ của ngài A-nan dạy. Vị thầy bảo:
– Ngài A-nan đã già nua, trí tuệ suy giảm, nói năng lẩm cẩm, không nên tin theo, con cứ tụng như trước.
Thời gian sau A-nan lại nghe tì-kheo ấy ngồi trong rừng trúc tụng bài kệ trước đây. Ngài A-nan liền đến hỏi. Tì-kheo đáp:
– Thầy tôi nói ngài A-nan đã già, lời nói có nhiều lầm lẫn, cứ y theo bài kệ trước mà tụng!
Ngài A-nan suy nghĩ: ‘Tại sao tì-kheo này xem thường lời nói ta, mà nghe theo lời dạy của người khác?’. Ngài A-nan liền nhập tam-muội để tìm người có đức cao, nhưng không thấy ai có thể chuyển đổi tâm ý tì-kheo này. Ngài liền thốt lên:
– Lạ thay! Sức vô thường thật lớn, hủy hoại vô lượng hiền thánh nhanh như thế, khiến thế gian rỗng không, để chúng sinh đi trong tối tăm lo sợ; tà kiến bất thiện tăng trưởng, phỉ báng Như Lai, đoạn dứt chính giáo, họ phải chìm trong biển sinh tử. Đường ác thú mở toang, cửa trời người đóng kín, chịu các khổ não trong vô lượng kiếp! Hôm nay ta sẽ nhập niết-bàn”.
Luận Tân-bà-sa ghi:
Hỏi: Sao nói chính pháp trụ?
Đáp: Vì người thực hành chính pháp đang trụ.
Hỏi: Sao nói chính pháp diệt?
Đáp: Vì người thực hành chính pháp đã diệt.
Hỏi: Vì sao viết ra luận này?
Đáp: Vì muốn phân biệt rõ ý nghĩa của khế kinh.
Khế kinh ghi: “Ca-diếp-ba nên biết! Tì-nại-da mà Như Lai thông đạt và giảng thuyết thì địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới không thể diệt được. Nhưng có hạng người xuất hiện ở đời, tâm đầy dục vọng, chuyên làm việc ác pháp; không phải chính pháp nói là chính pháp, đúng là chính pháp nói không phải chính pháp, không phải giới luật nói là giới luật, giới luật nói không phải giới luật. Hạng ngưới đó đã diệt hoàn toàn ba vô số kiếp chính pháp của ta kết tập”.
Khe kinh chỉ nói như vậy, nhưng không phân biệt vì sao chính pháp trụ, vì sao chính pháp diệt? Khế kinh chính là chỗ y cứ căn bản của luận này. Điều mà khế kinh không phân biệt thì ở đây phải phân biệt, cho nên mới tạo luận này. Trong đây có hai loại chính pháp:
1. Thế tục chính pháp: danh thân, cú thân, văn thân tức kinh, luật, luận
2. Thắng nghĩa chính pháp: thánh đạo tức ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi vô lậu.
Người tu hành theo giáo pháp cũng có hai loại:
1. Trì giáo pháp: người đọc tụng, giảng giải nghĩa kinh.
2. Trì, chứng pháp: người tu chứng thánh đạo vô lậu.
Nếu người trì giáo nối tiếp không gián đoạn thì chính pháp thế tục trụ lâu ở đời? Nếu người trì chứng cũng nối tiếp không dứt thì chính pháp thắng nghĩa trụ lâu ở đời. Nếu người trì diệt thì chính pháp cũng diệt.
Khế kinh ghi: “Chính pháp trụ lâu dài không phải nhờ vào tường vách, trụ cột, chỉ do người thực hành chính pháp nối tiếp không gián đoạn”.
Hỏi: Vì sao Thế Tôn không nói chính xác thời gian pháp trụ?
Đáp: Vì Thế Tôn muốn chỉ rõ chính pháp tùy theo người thực hành mà pháp được trụ lâu hay mau. Nghĩa là, nếu người hành pháp luôn tu tập theo chính pháp, như lúc Phật còn tại thế hay sau khi niết-bàn không lâu, thì chính pháp của Đức Phật vẫn thường trụ ở đời, không bị hoại diệt. Nếu không như thế, chính pháp sẽ mau chóng diệt mất. Nếu Đức Phật độ người nữ xuất gia mà không dạy họ hành Bát kinh pháp thì chính pháp của Phật sẽ giảm năm trăm năm. Nhờ Phật dạy họ thực hành Bát kỉnh pháp, nên chính pháp trụ ở đời trọn một nghìn năm.
Bài kệ Ca-chiên-diên thuyết pháp diệt tận:
Tôn giả Ca-chiên-diên
Ngộ đạo tu giới luật
Thấy những người hung bạo
Liền thuyết kệ khai pháp.
Khi chính pháp sắp diệt
Đời người chỉ trăm tuổi
Ánh sáng của chỉnh pháp
Trụ thế còn không lâu.
Khi chính pháp diệt rồi
Các tì-kheo mê muội
Sẽ bỏ các kinh pháp
Của Đức Phật đã giảng.
Xa rời nghĩa lí kinh
Lại cùng nhau tìm lỗi
Chính ta được nghe truyền
Độc hành không bạn lữ.
Đoạn giữa đặt vào sau,
Lời sau để vào giữa
Không biết rõ thứ lớp
Lời Phật quí vô cùng.
Nêu chứng cứ sai lầm
Lại nói không gốc ngọn
Nghe nhận đều sơ suất
Giảng thuyết không rõ ràng
Mỗi mỗi cùng tranh luận
Sinh khởi tâm độc hại
Tham lợi dưỡng cúng dường
Nổi chìm theo thế tục
Vui thích nơi ồn náo
Không ưa chỗ thanh nhàn
Lần lượt dối gạt nhau
Để nuôi dưỡng vợ con
Hoặc có các tì-kheo
