ỌUYỂN 97
Quyển này có một chương Tống chung.
97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG
97.1. LỜI DẪN
Bốn đại là đồ chứa chất độc, đầy dẫy dơ uế; sáu tên giặc là bọn chủ cuồng loạn, luôn tham đắm ngoại cảnh, không có ngày biết ngược dòng sinh tử, cứ chuyển theo thế tuần hoàn của nó. Thậm chí có người bỏn xẻn, không chịu chia một mảnh vải để làm lợi ích chúng sinh; quí tiếc, không sớt bớt một bữa ăn để tiếp lương thực cho người khác. Cho nên, họ chìm đắm mãi trong sinh tử, chấp chặt pháp hữu vi. Vì thế mà các Đức Phật chau mày, bồ-tát tuôn máu lệ,
Trộm nghĩ: Những người giàu sang quyền quý ở đời, khi cha mẹ mạng chung, bày ra nhiều lễ nghi tống táng, giết nhiều sinh mạng, nhóm họp họ hàng, thiết đãi quan khách. Chỉ vì cầu danh tiếng hiện tại mà không tránh nghiệp nhân, hoặc sợ người ngoài chê cười mà không làm theo chính pháp. Vì việc này mà cha chết chất chồng thêm tội khổ, mẹ mất càng nhiều nỗi lầm than, để rồi mãi trôi lăn trong ba cõi, ở mãi nơi sáu đường. Thật là, bốn nẻo dễ vào, muôn kiếp khó thoát ra. Đau đớn thay cho vong linh của mẹ hiền, cha kính; xót xa thay sự báo đáp bằng việc ác của người con bất hiếu!
Hạn hán kéo dài, ắt mong được mưa thấm ướt dịch bệnh nhiều hẳn phải đợi đến thuốc của lương Y. Cha mẹ đã là phàm phu, đâu thể không tạo nghiệp ác.
Nếu không diệt nhân của tội thì nghiệp báo khó trừ.
Nếu không nhờ vào phúc đức thù thắng thì quả vui làm sao có được! Giá như lúc sắp mạng chung mà phát nguyện đưa thân vào rừng Thi-đà, mong giúp loài cầm thú trừ đói khát, dùng tiền của vun bồi công đức thì sẽ tránh khỏi mối nợ đời sau.
97.2. HẾT THỌ MẠNG
Kinh Thập nhị phẩm sinh tử ghi: “Đức Phật dạy:
– Người chết, có mười hai phẩm:
1. Vô dư: bậc A-la-hán không còn chấp trước.
2. Độ dư: bậc A-na-hàm không còn sinh trở lại.
3. Hữu dư: bậc Tư-đà-hàm sau khi qua đời sẽ một lần sinh trở lại nhân gian.
4. Học độ: bậc Tu-đà-hoàn thấy được lý đạo.
5. Vô khi; hàng bát đẳng.
6. Hoan hỷ: tu hành nhất tâm.
7. Sác sác: người phá giới.
8. Hối: hàng phàm phu.
9. Hoạnh tử: người khổ cô đơn.
10. Phược trước: loài súc sinh.
11. Thiêu chước: chúng sinh ở địa ngục.
12. Cơ khát: ngạ quỷ.
Tì-kheo nên biết rõ các phẩm bậc này, chớ nên buông lung!”.
Kinh Tịnh độ tam-muội ghi: “Người tạo nghiệp thiện hoặc ác, được sinh lên trời hay đọa địa ngục, lúc sắp mạng chung, mỗi mỗi đều có người đến rước. Nếu là người được sinh lên trời thì thấy chư thiên cầm y phục của trời và trỗi âm nhạc đến rước. Còn người sinh vào phương khác thì thấy người tôn quý đến nói lời hay. Nếu người tạo nghiệp ác bị rơi vào địa ngục, sẽ thấy binh sĩ cầm đao kiếm, mâu kích đến vây quanh mình. Cảnh tượng mỗi người trông thấy đều khác nhau, khi ấy miệng họ không nói được, chỉ tùy theo nghiệp đã tạo mà thụ quả báo. Phép trời bình đẳng không xử oan ai, theo nghiệp đã tạo mà trị”.
Kinh Hoa nghiêm ghi: “Người sắp mạng chung thấy thân trung ấm hiện ra. Nếu tạo nghiệp ác, sẽ thấy chịu khổ trong ba đường ác, hoặc thấy vua Diêm-la cầm các binh khí bắt tội nhân dẫn đi, hoặc nghe tiếng rên xiết đau khổ. Nếu tạo nghiệp thiện, sẽ thấy những việc thù thắng như cung điện cõi trời, các thiên nữ trang sức rực rỡ, nô đùa vui vẻ”.
Kinh Pháp cú dụ ghi: “Ngày xưa, Đức Phật ở tại tinh xá Kì-hoàn thuyết pháp cho trời và người nghe. Bấy giờ, có vị trưởng giả sống ở bên đường gần tinh xá; ông rất giàu, của cải vô số, nhưng chỉ có một người con trai vừa tròn hai mươi tuổi, mới cưới vợ chưa được bảy ngày. Hai vợ chồng rất thương yêu nhau. Vào tháng ba, hai vợ chồng đến khu vườn sau nhà ngắm cảnh dạo chơi. Trong khu vườn ấy có môt cây táo lớn, trổ hoa rất đẹp. Người vợ muốn có hoa đó mà không có ai hái giúp, nên người chồng leo lên cây mới bước ra một cành nhỏ thì cành gãy, rơi xuống đất chết. Cả nhà. trưởng giả chạy đến kêu gào khóc lóc thảm thiết, ngất xỉu một hồi lâu mới tỉnh lại. Mọi người nghe thấy đều đau lòng. Sau khi liệm xong đưa về nhà mà mọi người vẫn khóc mãi không thôi.
Đức Thế Tôn thương xót họ ngu muội, nên đến hỏi thăm và an ủi. Cả nhà ông trưởng giả trông thấy Đức Phật, xúc động buồn thương, đỉnh lễ và trình bày hết nỗi khổ đau.
Đức Phật bảo:
– Thôi đừng khóc nữa! Hãy lắng lòng nghe pháp! Vạn vật đều vô thường, không thể bền lâu, có sinh thì có tử, tội và phúc đắp đổi nhau. Người con này chết đi khiến ba nơi đều khóc lóc, sầu thương không kiềm chế được. Rốt cuộc nó là con ai? Ai là cha mẹ của nó?
Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ:
Mạng như hoa, trái chín,
Luôn lo sợ rụng rơi,
Sinh ra ắt có khổ,
Có ai không chết đâu?
Đầu tiên ưa ải dục,
Mong được gá vào thai,
Thụ thân như điện chớp,
Ngày đêm chuyển không dừng.
Thân này là vật chết,
Tinh thần vốn vô hình,
Thân chết rồi lại sinh,
Tội phúc không tan mất.
Trước sau chẳng một đời,
Do si ái dài lâu,
Tự mình thụ khổ vui,
Thân chết, thần không mắt.
Trưởng giả nghe kệ, tâm ý thông suốt, không còn lo buôn, quỳ xuông bạch Phật:
– Bạch Đức Thế Tôn! Đứa con này kiếp trước tạo tội gì mà nay đang mạnh khỏe lại bị chết yểu? Cúi xin Đức Thế Tôn dạy cho con biết!
Đức Phật bảo:
– Ngày xưa có một đứa bé cầm cung tên đến chơi cạnh cây thần, gần đó cũng có ba người đứng xem. Trên cây có một con chim sẻ, đứa bé muốn bắn, ba người kia khuyến khích: ‘Nếu bắn trúng con chim đó, ngươi là đứa bé giỏi nhất thế gian’. Nghe nói thế thích quá, nó liền giương cung bắn, chim bị trúng tên chết. Ba người kia cùng nhau cười vui theo đứa bé, rồi mỗi người đi một nơi. Trải qua nhiều kiếp trong sinh tử, sinh vào nơi nào cũng tụ hội mà thụ tội. Trong đó, một người có phúc, nay ở cõi trời; một người sống dưới biển làm long vương; một người nay chính là ông trưởng giả vậy. Ngày trước, đứa bé này sinh làm con của trời, sau khi mạng chung sinh làm con trưởng giả và lại rơi trên cây xuống chết; sau đó sinh làm con của long vương, vừa mới sinh ra bị chim đại bàng cánh vàng chúa bắt ăn thịt Hôm nay ba nơi ấy đều khóc lóc buồn thảm, không thể tả xiết. Vì ba người này đời trước vui theo việc sát sinh của đứa bé, nên phải chịu quả báo như thế.
Đức Thế Tôn liền nói kệ:
Thần thức đến ba cõi,
Thiện, bất thiện năm đường
Thầm làm thiện thầm đến
Chỗ sinh về như vang,