Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

chết nếu sờ thấy lạnh từ dưới chân lên đến rốn, từ rốn lên vẫn còn hơi ấm, sau đó mới hết hẳn, người ấy sẽ sinh trở lại trong cõi người. Nếu sờ thấy lạnh từ dưới lên, đầu và mặt ấm, sau đó mới hết, người này được sinh lên cõi trời. Còn người làm ác thì ngược lại. Nếu sờ thấy người này lạnh từ trên đầu xuống đến thắt lưng còn hơi ấm, sau đó mới hết hẳn thì người này sẽ đọa vào loài ngạ quỷ. Nếu sờ thấy lạnh từ trên xuống, đến đầu gối còn hơi ấm, người này chết sinh vào loài súc sinh. Nếu chỉ từ đầu gối xuống đến chân có hơi ấm, người này chết bị đọa vào địa ngục. Bậc Vô học khi nhập niết-bàn thì ấm ở tim hoặc trên đỉnh đầu”.
Luận Du-già ghi: “Yết-la-lam là chỗ nương gá đầu tiên của thức, còn gọi là nhục tâm. Lúc mới gá sinh, thức đến nơi này, cũng là nơi cuối cùng thức lìa thân”.
Giải thích: Theo luận Du-già, do tạo nghiệp thiện được sinh lên các cõi trên. Nếu người chết lạnh dần từ dưới lên đến tim, gọi là thượng xả. Do tạo nghiệp ác thì sinh xuống các cõi dưới, nên người chết lạnh từ trên xuống đến tim, gọi là hạ xả.
Luận Câu-xá ghi:
Hỏi : Khi người chết, thì ý thức đoạn diệt trong phần nào của thân?
Đáp: Có hai trường hợp, nếu toàn thân chết liền thì căn và ý thức cùng diệt một lúc. Nếu chết lần lượt từng phần thì như bài kệ này:
Nếu người chết dần dần,
Từ chân lên đến rốn,
Đến tim, ý thức diệt,
Hạ, nhân, thiên, bất sinh.
Trong luận giải thích: Nếu người chết thụ sinh vào các đường ác và trời người, thì chết thứ tự từng chi phần từ chân lên đến rốn; còn bậc a-la-hán tức bất sinh, ý thức chấm dứt ở tim. Các bộ phái khác nói ý thức diệt trên đỉnh đầu. Vì sao? Vì thân căn và ý thức đều diệt cùng một lúc nơi đỉnh đầu. Nếu người chết liền thì thân này như vài giọt nước trên tảng đá nóng, nước dần dần khô, sau đó khô hẳn, ý thức và thân căn lần lượt đoạn diệt ở nơi chân, ở các chi phần khác cũng thế.
Giải thích: Luận Câu-xá trình bày quan điểm Tiểu thừa cho là người chết thì thân và ý thức đều diệt tại các phần trên thân. Theo Đại thừa thì thân và Bản thức đều diệt tại các chỗ trên thân.
* Môn thứ hai: Cách thức thụ sinh.
Luận Câu-xá ghi: “Để đi đến các đường phải thụ sinh, nên có thân trung ấm. Chúng sinh do sức mạnh của nghiệp đời trước, nên dù ở nơi rất xa, nhưng nhãn căn có thể trông thấy chỗ thụ sinh thích hợp. ở đó thân trung ấm thấy cha mẹ giao hợp. Nếu thân trùng ấm sẽ thành con trai thì đối với mẹ liên khởi tâm dâm dục của người nam. Nếu sẽ thành con gái, đối với cha liền khởi tâm dâm dục của người nữ; đồng thời cũng khởi tâm sân hận. Do khởi hai tâm điên đảo ấy, nên trung ấm mong muốn đến chỗ thụ sinh, tức là mong muốn nơi ấy thuộc về mình. Lúc khởi ý bất tịnh là đã vào trong thai, tâm liền sinh vui mừng, gá vào đó để thụ sinh. Từ sát-na này, thân năm ấm của chúng sinh hòa hợp bền chắc, thân trung ấm liền diệt, như vậy gọi là thụ sinh.
Nếu thai nhi là nam thì ở bên hông trái và ngồi chôm hôm tựa vào hông trái, xoay mặt về lưng của người mẹ. Nếu thai nhi là nữ thì tựa vào hông phải và mặt hướng về bụng của người mẹ. Nếu thai chẳng phải nam, chẳng phải nữ thì cũng tùy theo thân gá sinh mà trụ. Không có thân trung ấm nào khác ngoài nam nữ, tất cả đều đầy đủ các căn. Thế nên, dù nam hay nữ khi thác sinh vào thai thì ở trong thai dần dần lớn lên, có khi trở thành huỳnh môn. Chúng sinh thác vào loài thai sinh và noãn sinh, cách thức cũng như thế.
Nếu chúng sinh muốn thụ sinh vào loài thấp sinh, chỉ cần ưa thích mùi hương thì liền sinh đến. Mùi hương này sạch hay dơ, tùy theo nghiệp của mình đã tạo kiếp trước mà cảm nhận. Nếu là loài hóa sinh thì tùy theo chỗ ưa thích mà sinh đến.
Như vậy, tại sao chúng sinh ở trong địa ngục ưa nơi đó? Do tâm điên đảo, nên những chúng sinh này luôn thấy gió rét, mưa lạnh hành hạ thân thể. Khi thấy lửa địa ngục cháy mạnh thì ưa thích, muốn tiếp xúc, cho nên thụ sinh vào địa ngục. Có chúng sinh lại thấy thân bị gió nóng và lửa cháy thiêu đốt, đau buốt khó chịu, lại thấy địa ngục giá lạnh rất mát mẻ, ưa thích tiếp xúc, cho nên sinh vào.
Hai loài thai sinh và noãn sinh thì khi cha mẹ giao hợp liền gá vào. Hai loài hóa sinh và thấp sinh, không nhờ vào tinh cha huyết mẹ để làm thân, nên không cần sự giao hợp. Loài thấp sinh chỉ thích ngửi mùi hương, liền gá. Tùy theo nghiệp thiện hoặc ác mà thích ngửi mùi hương sạch hay dơ. Loài hóa sinh chỉ ưa thích nơi gá sinh thì liền sinh đến.
Địa ngục tuy là nơi đau khổ, nhưng người có tội lại ưa thích sinh vào. Vì sao? Vì không ưa thích thì không thụ sinh.
Luận ghi: Nếu kiếp trước tạo nghiệp thế nào thì nay thường chiêu cảm quả báo thụ sinh thế ấy. Trung ấm thích thấy thân mình ở vị trí như thế, thấy các chúng sinh kia cũng giống vậy, nên sinh đến đó.
Các luận sư xưa đã giải thích: Nếu những người ba mươi tuổi, tạo nghiệp sát sinh, giăng lưới vây bắt chúng sinh. Lúc làm việc này, người ấy chắc chắn có bạn bè của mình, do nghiệp này chiêu cảm đọa vào địa ngục. Sau khi chết, thân trung ấm tự thấy mình giăng bẫy vây bắt chúng sinh giống như ba mươi năm trước. Cho nên nói là vị trí.
Thân trung ấm lại thấy các bạn bè ngày xưa Và việc làm trước kia không khác. Khi thấy cảnh địa ngục, thân trung ấm như thấy các bạn chài lưới ở sông hồ cũng như ngày xưa, cùng nhau lũ lượt kéo vào trong ấy, do đó khởi tâm ưa thích, nên thụ sinh.
Sau này biết rõ ngày xưa tuy tạo nhiều nghiệp, nhưng chỉ cần một nghiệp là đủ lôi kéo vào địa ngục. Lúc hai mươi tuổi hoặc ba mươi tuổi tạo nghiệp này, sau khi chết thì thân trung ấm tự thấy mình tạo nghiệp lúc hai mươi hoặc ba mươi tuổi như xưa, lại thấy chúng sinh trong địa ngục bằng tuổi mình. Tuổi đã giống nhau, nên chúng sinh khởi tâm luyến ái nơi đó, liền đến chỗ đó thụ sinh. Do sự yêu thích ấy mà đến thụ sinh. Các sư Kinh Bộ giải thích như thế.
Lại nữa, luận Du-già ghi: “Nếu người phúc mỏng, sẽ sinh vào nhà bàn cùng thấp hèn. Khi chết và lúc gá thai, tai người này nghe những âm thanh hỗn tạp, lại vọng thấy vào trong rừng tre trúc, cỏ lau rậm rạp. Nếu người nhiều phúc, sẽ sinh vào nhà giàu sang quyền quý. Bấy giờ người này nghe những âm thanh hay đẹp, trong lắng vừa ý và vọng thấy các cảnh hợp ý hiện ra, như thấy mình lên các cung điện lộng lẫy”,
Luận Câu-xá ghi: “Nếu người sắp mạng chung mà khởi tâm tà kiến thì đọa vào địa ngục, vì người này lấy nghiệp bất thiện trước đó làm nhân, tà kiến làm duyên. Có một luận sư cho rằng, tất cả pháp bất thiện đều là nhân của địa ngục. Ngoài pháp bất thiện này ra còn có các ác pháp khác là nhân sinh vào loài ngạ quỷ hay súc sinh”. ,
Lại do ngày xưa tạo nhiều nghiệp ác nên bị đọa vào loài súc sinh. Nếu dâm dục nhiều thì sinh làm chim bồ câu, se sẻ, uyên ương. Nếu tâm nhiều sân hận thì sinh làm loài rắn hổ mang, bò cạp. Nếu nhiều ngu si thì sinh làm loài heo, dê, ong, sò. Tâm nhiều kiêu mạn thì sinh làm loài sư tử, hổ, sói. Nếu tâm nhiều vong động, đùa cợt thì sinh làm loài khỉ vượn. Nếu tâm bỏn xẻn, ganh tị thì sinh làm loài chó đói. Nếu có chút phúc thiện còn sót lại, tuy sinh vào loài súc sinh, nhưng vẫn có chút niềm vui.
Hai nghiệp của thân và miệng, tuy do tâm làm chủ, nhưng khẩu nghiệp chiêu cảm quả báo rất nặng. Nếu mắng hay khinh khi người khác, cho họ như khỉ, vượn thì liền sinh làm loài khỉ vượn. Nếu mắng người khác tham lam như quạ, tiếng nói giống chó sủa, lừa rống, ngu ngốc như loài heo, dê, đi như lạc đà, tự cao như voi, hung dữ như trâu hoang, dâm dục như chim sẻ, khiếp sợ như loài mèo hoang, nịnh hót như con cáo, theo khẩu nghiệp đó mà chịu quả báo y như vậy. Nhưng nguồn gốc là do ba độc, trong đó tham ái là nặng nhât, nó lôi kéo tất cả các nghiệp khác, như nắm một đầu của tấm vải thì những phần còn lại đều kéo theo”.
Luận Trí độ ghi: “Nếu không chấm dứt được tham ái thì theo tham ái mà thụ sinh. Cho nên, bốn loài đều do ái mà sinh ra. Như nói, nhiều dâm dục thị sinh làm chim se sẻ, quá tham mùi vị thì sinh vào hầm xí. Lại do ái dục nên sinh vào loài mang thai, đẻ trứng. Tham ngửi mùi hương nên thụ thân vào loài thấp sinh. Tùy theo nơi ưa thích mà tạo nghiệp sâu nặng thì thụ thân vào loài hóa sinh. Nếu tâm ưa thích tạo tội nghiệp quá sâu nặng, lúc chết vọng thấy cảnh địa ngục, liền hóa sinh vào đó. Nếu tâm ưa thích tạo phúc sâu dày thì được hóa sinh lên cõi trời”.
Cho nên, luận Thành thật ghi: “Nếu không nhổ tận gốc rễ thì cây vẫn còn sống, không nhổ sạch gốc tham thì cây khổ còn mãi”.
Luận Du-già ghi: “Thế nào là sinh? Đó là do ngã ái đã sinh khởi liên tục, do từ vô thỉ ưa thích huân tập các nhân hí luận và nghiệp nhân tịnh hoặc bất tịnh. Thân sở y kia, do sức tăng trưởng của hai nhân này và từ chủng tử mà thân trung ấm dị thục thụ sinh liên tục ở nơi ấy. Sinh tử đồng thời giống như đòn cân, hai đầu bằng nhau. Thân trung ấm này đầy đủ các căn. Người tạo nghiệp ác thì màu sắc của thân trung

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 96 – CHƯƠNG XẢ THÂN

QUYỂN 96 Quyển này có một chương Xả thân. 96. CHƯƠNG XẢ THÂN 96.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *