Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 95 – CHƯƠNG BỆNH KHỔ

PUCL QUYỂN 95 – CHƯƠNG BỆNH KHỔ

– Tạm ổn!
Kính hỏi:
– Nay tôi giúp ông trở về, ông có thể quan tâm lo liệu cho nhà tôi không?
Tôi đáp:
– Nếu được như thế, tôi sẽ không phụ đại ân của ông!
Kính nói:
– Đạo nhân Tăng Đạt là bậc thầy được quan dân kính lễ, ông nên tha thiết cầu xin ngài.
Nói xong, ông vào bên trong một hồi lâu, sai người ra nói:
– Trước cửa có ngôi chùa Tứ Tằng do các quan xây dựng, mỗi sáng sư Tăng Đạt thường vào chùa lễ bái, ông nên đến đó cầu xin!
Khi tôi đến chùa đó thì gặp một vị sa-môn. Vị ấy nói:
– Ngươi là đệ tử bảy đời trước của ta và cũng đã trải qua bảy đờỉ hưởng phúc. Nay do tham đắm dục lạc thế gian mà quên mất nghiệp xưa, bỏ chính theo tà, phải chịu tội lớn. Nay có thể ăn năn sám hối, ngày mai hòa thượng sẽ ra giúp đỡ ngươi
Tôi trở lại kiệu, đêm xuống trời rất lạnh, đến sáng cửa chùa vừa mở, quả nhiên sư Tăng Đạt đến, tôi liền theo đỉnh lễ; Tăng Đạt nói:
– Ngươi phải dốc lòng làm việc lành, quy y Phật, pháp và tăng. Thụ trì Tam qui rồi thì ngươi sẽ không bị hoạnh tử. Nếu siêng năng thụ trì, cũng không bị các khổ nạn.
Tôi liền nghe theo. Tăng Đạt đến gặp vị sa-môn hôm qua, quì xuống thưa:
-Người này kiếp trước là đệ tử trong tăng, nhưng vì quên mất chính pháp mới bị thụ khổ, do duyên đời trước còn lại, nay được qui y Tam bảo, xin nguyện từ bi thương xót!
Vị sa-môn nói:
– Người này đời trước tạo phúc, nên cũng dễ cứu giúp!
Nói xong liền về lại đại sảnh, trong chốc lát bảo người ra nói :
– Lý tham quân có thể đi!
Đồng thời, Kính ra trao cho tôi một cành trúc xanh, bảo nhắm mắt lại cưỡi lên cành trúc. Tôi làm theo, bỗng nhiên về đến nhà. Tôi thấy người nhà khóc lóc, họ hàng quyến thuộc trong làng đến rất đông, muốn vào nhưng không được. Gặp lúc đưa quan tài về, người nhà và khách đều ra xem, chỉ còn lại thi thể nằm trên đất. Tôi bước đến trước thi thể, nhưng khi nghe mùi hôi thối, tự nghĩ hối hận. Nhưng bị người bên ngoài truy đuổi, bất chợt nhập thân, liền được sống lại.
Sau đó, ông quan tâm lo lắng, phân đất cất nhà cho gia đình Kính. Từ đó, họ hết lòng qui y Tam bảo, tin sâu chính pháp, trở thành những đệ tử thuần thành.
95.7.9. Đời Tống, Thích Đàm Dĩnh: Sư người Cối Kê, xuất gia lúc nhỏ, ở chùa Trường Can, nghiêm trì giới hạnh, tụng kinh hơn mười vạn lời. Sư tụng kinh rất hay, trên đời có một không hai. Sư từng bị ung nhọt lở loét, chữa mãi không lành, nên thờ tượng Quán Thế Am trong phòng, ngày đêm lễ bái cầu mau lành bệnh.
Một thời gian sau, sư bỗng thấy một con rắn từ phía sau pho tượng bám theo tường bò lên nóc nhà. Trong chốc lát lại có một con chuột từ trên mái nhà rơi xuống đất, nước dãi thấm ướt toàn thân, như đã chết. Sư đến xem thì thấy chuột vẫn còn sống, liền lấy que trúc gạt bỏ nước dãi. Sư từng nghe nói chuột bị rắn nuốt rồi nhả có thể chữa lành bệnh ung nhọt. Sư liền đến lấy nước dãi đó bồi lên tất cả mụn nhọt, chuột cũng sống lại. Sư bôi liên tục hai đêm như thế thì các ung nhọt lành hẳn. Từ đó, sư mới hiểu ra là rắn và chuột đều do cầu thỉnh mà đến.
Bấy giờ, vua chúa đều kính trọng, danh sư vang khắp gần xa. Sau đó, sư tịch tại chùa Trường Can, thọ tám mươi mốt tuổi.
95.7.10. Đời Ngụy, Trung thư lang Vương Trường Dự: Ông là người nổi tiếng, được cha là Vương thừa tướng yêu thương. Khi ông bệnh nguy cấp, Vương thừa tướng rất lo buồn, chỉ ngồi trên tòa, không ăn uống đã nhiều ngày. Một hôm, bỗng Vương mộng thấy một người cao lớn, khỏe mạnh, mặc giáp, mang đao đến, liền hỏi:
– Ông là ai?
Người kia đáp:
– Tôi là Tưởng hàu, biết con trai ông bệnh nặng, nên muốn đến cứu mạng, ông chớ lo buồn. Vương nghe nói vậy, vô cùng vui mừng và cảm động, liền sai người làm thức ăn cho Tưởng hầu. Tưởng hầu ăn hết mấy thăng, mọi người đều không biết chuyện gì. Tưởng hầu ăn xong, bỗng sắc mặt buồn bã, thương cảm và nói: “Trung thư lang mạng sống đã hết, không thể cứu chữa”. Tưởng hầu nói xong liền biến mất.
95.7.11. Đời Tề, Thích Tuệ Tiến: Sư ở chùa Cao Tòa, Dương châu, lúc nhỏ dũng cảm, bản tính hào hiệp. Năm bốn mươi tuổi, bỗng sư ngộ được lẽ vô thường, nên xuất gia học đạo, ăn uống đạm bạc, mặc áo vải thô, phát nguyện tụng kinh Pháp hoa. Vì dụng tâm quá lao nhọc, nên sư bị bệnh. Nhân đó sư phát nguyện ấn tống một trăm bộ kinh Pháp hoa để sám hối nghiệp chướng đời trước. Sư gom góp được một nghìn sáu trăm đồng tiền thì giặc đến cướp. Sư nói:
– Tiền này để in kinh!
Giặc nghe sư nói vậy, trong lòng hổ thẹn và rút lui. Sau khi sư in đủ một trăm bộ kinh thì bệnh lành. Nhờ công đức tụng kinh mà hết bệnh, tâm nguyện cũng tròn đủ. Nên sư hồi hướng công đức tụng kinh này nguyện sinh nước An Dưỡng! Bấy giờ, mọi người nghe trên hư không có tiếng bảo: “Nguyện ông đã tròn đủ, nhất định được vãng sinh!”, về sau, sư không bệnh mà thị tịch, thọ hơn tám mươi tuổi.
95.7.12. Đời Tùy, Thích Tăng Thiệu: Sư họ Tịch, trụ tại núi Mã Đầu, quận Văn Thành, nhưng quê ở Chính Bình, quận Giáng. Khoảng niên hiệu Nhân Thọ (601) đời Tùy, sư rất nổi tiếng. Một hôm bị bệnh nguy kịch, sư nói với đệ tử:
2 Ta bị khí lạnh ngưng tụ trong bụng. Vì lúc tuổi trẻ, ta ở ẩn trong núi, đến khi gạo hết, lười biếng đi mua, nên ăn những viên đá nhỏ để sống qua ngày, do đó mà bị bệnh. Sau khi ta thị tịch, hãy mổ bụng ra xem sẽ biết. Ta thị tịch không cần thiêu, vì sẽ tổn hại đến sinh mạng chúng sinh, hãy để ta ngồi trong cái vò rồi chôn.
Niên hiệu Đại Nghiệp thứ nhất (605) đời Tùy sư thị tich trong vách núi Đại Hoàng, đạo tục y theo lời nói của sư mà chôn cất. Tì-kheo Tăng Tập ở Giáng châu học theo sư, truyền bá pháp môn không mệt mỏi. Lúc sư thị tịch, Tăng Tập hoằng hóa nơi khác không hay, sau đó trở về tìm di cốt của sư mà không biết chỗ nào. Một lần nọ, Tăng Tập bỗng nghẹ một tiếng nổ lớn trong hang động, chấn động cả khu rừng, mặt đất nứt cái vò vọt ra ngoài, hài cốt sư trắng như tuyết và lưỡi còn nguyên Vẹn, màu đỏ tươi nhuận như lúc còn sống. Tăng Tập thâu lấy lưỡi và xương xây tháp phụng thờ.
95.7.13. Đời Đường, Tát Cô Huấn: Vào niên hiệu Trinh Quán hai mươi (646) đời Đường, ông làm Hành quân thương tào Tham quân, từng giết nhiều người dân trong thành Qui-tư, lại còn dẫn lính đến tinh xá nạo mặt tượng Phật để lấy vàng. Khoảng mười ngày sau, lông mày của ông rụng hết. Khi trở về Y châu, ông đến trước Phật sám hối tội lỗi, mang hết số vàng mình có đem ra tạo công đức. Không lâu sau, lông mày của ông mọc lại như cũ.
95.7.14. Đời Đường, thiền sư Triệt: Sư ở chùa Hãm Tuyền, núi Nam Cô, Phong châu. Có lần sư đi hoàng hóa, gặp một người bí bệnh hủi, sống trong hang núi, sư liền đưa về, đào một cái hang cho ở và cung cấp thức ăn. Sư lại dạy người này tụng kinh Pháp hoa, nhưng người này đã không biết chữ lại chậm chạp, nên sư phải dạy từng câu mà không nề mệt mỏi. Khi tụng gần được nửa bộ kinh, người ấy mộng thấy có người chỉ dạy.
Từ đó về sau, người này dần dần thông minh, tụng được năm sáu quyển thì bệnh hủi được lành. Khi tụng xong một bộ thì râu và lông mày mọc lại bình thường, dung mạo như cũ. Cho nên trong kinh ghi: “Kinh này là thuốc tốt để chữa bệnh”. Lời này quả thật không sai.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *