Một vị pháp sư ngồi trên tòa cao mà ông thấy cũng là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia, nhưng không hiểu Luật tạng, tội nặng nói là nhẹ, nhẹ nói là nặng; người có căn nói là không căn, không căn nói là có căn; phạm tội đáng phải sám hối nói là không cần sám hối, không cần sám hối nói là phải sám hối. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, ngồi trên tòa cao, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một vị pháp sư thứ hai ngồi trên tòa cao mà ông thấy cũng là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia, làm một đại pháp sư, nhưng lại thuyết pháp để kiếm sống. Khi gặp lúc có lợi dưỡng thì thuyết pháp đúng nghĩa lí. Nếu không thì pháp nói là phi pháp, phi pháp nói là pháp. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, ngồi trên tòa cao, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một chiếc kiền chùy thịt bị lửa dữ đốt cháy, đang phát ra tiếng kêu la thống thiết mà ông thấy cũng là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia làm tăng. Vì muốn dùng vật của Tam bảo mà gõ kiền chùy không đúng pháp, giả dối làm phép yết-ma mưu giữ vật của Tam bảo để sử dụng riêng. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm một chiếc kiền chùy thịt, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một y tăng-kì-chi bằng thịt mà ông thấy thật chẳng phải là tăng-kì-chi, mà là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp người này xuất gia, làm chủ một ngôi chùa tăng, bán thức ăn trong nhà bếp lấy tiền may y phục, đoạn mât phần cúng dường của tăng. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm một y tăng-kì-chi bằng thịt, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một y tăng-kì-chi bằng thịt thứ hai mà ông thấy thật chẳng phải là tăng-kì-chi, mà là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp người này xuất gia, làm duy-na phân phát vật dụng cho tăng. Nhưng duy-na này không phân phát đúng thời, như vật dùng cho mùa xuân lại chuyển qua phát vào mùa hạ, vật dùng cho mùa hạ lại chuyển qua phát vào mùa đông. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm một y tăng-kì-chi bằng thịt, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Tòa núi thịt mà ông thấy là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia, làm Điển tọa trong tăng, nhưng không đủ năm đức, không có oai nghi, trộm vật của chúng tăng, cắt xén vải vóc của đại chúng. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm một tòa núi thịt, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một trụ hoa tu-mạn-noa thứ nhất bị lửa dữ đốt cháy mà ông thấy, thật chảng phải là hoa tu-mạn-noa, mà là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia, quản lí trụ cờ phướn nơi Phật địa. Khi bốn chúng đệ tử rải hoa tu-mạn-na cúng dường Phật, sau khi hoa khô, tì-kheo này quét lấy rồi bán lấy tiền chi dụng riêng. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm trụ hoa tu-mạn-noa thịt, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một trụ hoa tu-mạn-noa thứ hai bị lửa dữ đốt cháy mà ông thấy, thật chẳng phải là trụ hoa tu-mạn-noa, mà là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia, quản lí trụ cờ phướn nơi Phật địa. Khi bốn chúng đệ tử cúng dường dầu tu-man-na lên Phật, tì-kheo này lấy bớt để chi dụng riêng. Đo đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm trụ hoa tu-mạn-noa thịt, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một cây hoa thịt bị lửa dữ đốt cháy mà ông thấy là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia, quản lí vườn hoa cho tăng. Nhưng khi trong vườn có hoa đẹp thì tự ý hái dùng riêng, hoặc cho các cư sĩ. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm cây hoa thịt, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một cây ăn quả bằng thịt bị lửa dữ đốt cháy, mà ông thấy, là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia, quản lí vườn rau quả cho tăng. Nhưng khi trong vườn có quả ngon ngọt thì tự ý hái ăn, hoặc cho các cư sĩ. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm cây ăn quả bằng thịt, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một cội cây bằng thịt bị lửa dữ đốt cháy mà ông thấy, là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia, quản lí củi cho tăng, nhưng lại tự ý lấy mang về phòng mình dùng riêng, hoặc cho hàng cư sĩ. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm một cội cây thịt, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một cây trụ bằng thịt thứ nhất mà ông thấy, thật chẳng phải là cây trụ mà là một người tội ở địa ngục.
Vào thời Phật Ca-diếp’ người này xuất gia, thường trụ trong chùa, nhưng lại chặt phá trụ cột của Phật để dùng riêng. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm một cây trụ thịt cao lớn, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một cây trụ bằng thịt thứ hai mà ông thấy, thật chẳng phải là cây trụ mà là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này là cư sĩ; Vị cư sỹ này đã dùng dao gọt lấy lớp vàng thếp trên tượng Phật. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm mệt cây trụ thịt cao lớn, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một cây trụ bằng thịt thứ ba mà ông thấy, thật chẳng phải là cây trụ mà là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia lo việc cho tăng, tự ý lấy cột trụ của tăng cho hàng cư sĩ. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm một cây trụ thịt cao lớn, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Một cây trụ bằng thịt thứ tư mà ông thấy, thật chẳng phải là cây trụ mà là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia làm một vị Đại chúng chủ, nhưng không đủ năm đức. Khi phân xử cho tăng, thì tùy tâm thương ghét, giận si mà xử đoán không công bằng. Do đó, sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm một cây trụ thịt cao lớn, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Các cây trụ bằng thịt mà ông thấy, thật chẳng phải là cây trụ mà là một người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, người này xuất gia thường trụ trong chùa, nhưng không tuân giới luật, khi phân chia phu cụ thì dành cái tốt về phần mình, hoặc tùy người thương ghét mà phân tốt xấu khác nhau. Nhưng trong Phật pháp, dù có trần sa tì-kheo thì cũng phải phân chia theo thứ tự hạ lạp. Vì không công bằng, nên sau khi chết, người này rơi vào địa ngục, làm mười bốn cây trụ thịt cao lớn, bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ đau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Hai vị tì-kheo đánh đấm nhau mà ông thấy, cũng là những người tội ở địa ngục,. Vào thời Phật Ca-diếp, những người này đã xuất gia ở trong chúng, nhưng hay tranh cãi và đánh nhau. Cho nên sau khi chết, rơi vào địa ngục, đã bị lửa dữ thiêu đốt, lại chịu nỗi khổ đánh đấm nhau, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Hai sa-di mà ông thấy, cũng là những người tội ở địa ngục. Vào thời Phật Ca-diếp, những người này đã xuất gia, nhưng lại đắp chăn chung và ôm nhau ngủ. Cho nên sau khi chết, rơi vào địa ngục, ôm nhau nằm trong chăn bị lửa thiêu đốt, chịu vô lượng khổ, đến hôm nay vẫn chưa thoát.
Thế Tôn lại bảo Tăng Hộ:
– Nay Ta nói cho ông biết, vì những nhân duyên như vậy, cho nên trong địa ngục, rất nhiều người xuất gia thụ tội, còn người tại gia rất ít. Vì sao? Vì người xuất gia rất dễ phạm giới, không tuân thủ tì-ni, lừa dối lẫn nhau, tùy tiện dùng riêng vật của tăng, hoặc phân chia thức ăn uống không công bằng. Cho nên hôm nay, một lần nữa Ta bảo ông nên siêng năng trì giới, cung kính vâng giữ. Những người tội này đều là những người xuất gia phá giới ở quá khứ. Tuy họ không tinh tấn tu tập, nhưng bốn chúng đàn việt thấy họ có oai nghi tựa tăng, vì cung kính tăng bảo, nên cúng dường bốn nhu cầu cần thiết. Như thế mà vẫn có được vô lượng phúc báo, không thể nghĩ bàn. Nếu người nào cúng dường cho vị tì-kheo vâng giữ tì-ni, trụ trong tăng-già-lam, như pháp tu tập, đúng thời gõ kiền chùy thì được vô lượng vô biên phúc báo, không thể tính kể, huống gì cúng dường bốn nhu cầu cần thiết cho tăng bốn phương!
Thế Tôn lại dạy:
– Nếu người xuất gia phải lo liệu việc cho tăng, khó giữ gìn tịnh giới, thì tì-kheo này lúc mới xuất gia phải phát tâm ưa thích thụ trì tịnh giới, cầu niết-bàn. Nếu đàn việt cúng dường thì nên thụ nhận, nhưng phải giữ vững tịnh giới, để sau không sinh phiền não.
Bấy giờ Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa trên, nên thuyết kệ:
Trì giới vui bậc nhất
Thân không chịu các khổ
Lúc ngủ được an ổn
Khi thức ngập niềm vui
Tags lợi hại
Check Also
PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG
ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...