Nhưng họa thật không cùng.
Người ấy giả nịnh hót
An trú trong lợi dưỡng
Gần gũi chốn ồn náo
Ngăn hạt giống tai họa.
Giống như những mụn ngứa
Gãi nhiều thì càng ngứa
Kiêu căng, buông lung dục
Đều từ lợi dưỡng sinh.
Người này giúp chúng ta
Ngăn lỗi tham lợi dưỡng
Vì những lí do này
Ta hết lòng cúng dường
Người bạn tốt như thế
Sao gọi là kẻ thù? ,
Người vì tham lợi dưỡng
Không ưa chốn vắng vẻ
Tâm cứ chạy theo nó
Ngày đêm không dừng nghỉ,
Chỗ kia có ăn mặc
Chỗ nọ ta thân thiết
Ắt sẽ đến thỉnh mời.
Tâm ý cứ rong ruổi
Phá hại tâm tịch tịnh
Không thích chốn vắng vẻ
Ưa ở trong nhân gian,
Vì bị lợi dưỡng hại
Không thích pháp tịch định.
Vĩ bỏ pháp tịch định
Không được gọi tì-kheo
Cũng không phải bạch y. ”
Kinh Tạp bảo tạng ghi: “Khi Đức Phật an trú tại thành Xá-vệ, mỗi ngày vua A-xà-thế cúng dường cho Đề-bà-đạt-đa năm trăm chảo cơm và nhiều món lợi dưỡng khác. Các tì-kheo bạch Đức Phật biết. Đức Phật dạy:
– Các thầy tì-kheo chớ nên ham thích những lợi dưỡng của Đề-bà-đạt-đa! Ngài nói kệ:
Thân chuối không bền chặt Lau sậy cũng như thế.
La mang thai thì chết,
Lừa, ngựa cũng như thế.
Kẻ ngu tham lợi dưỡng,
Bị bậc trí chê cười.
Vì thế, này các tì-kheo! Lợi dưỡng là tai họa lớn, hay gây chướng ngại, dù a-la-hán cũng không tránh khỏi.
Các tì-kheo bạch Đức Phật:
– Bạch Thế Tôn! Lợi dưỡng gây ra những chướng ngại gì?
– Lợi dưỡng phá rách da tịnh giới, băm nát thịt thiền định, chặt gãy xương trí tuệ, tiêu tủy thiện tâm vi diệu”.
Kinh Bách dụ ghi: “Thuở xưa, có bà-la-môn tự cho là mình hiểu biết nhiều, thông suốt thuật bói toán và các kĩ năng khác. Vì muốn khoe tài năng của minh, nên ông đến nước khác, ẵm theo đứa con và khóc lóc. Có người thấy vậy, hỏi:
– Vì sao ông khóc?
Bà-la-môn nói:
– Đứa trẻ này bảy ngày sau sẽ chết. Tôi thương xót con, nên mới khóc !
Người ấy nói:
– Mạng người khó biết, tính toán đôi khi sai lầm Có thể bảy ngày sau nó không chết, ông khóc trước làm gì?
Bà-la-môn nói:
– Mặt trời, mặt trăng có thể mất ánh sáng, tinh tú có thể rơi rụng, nhưng tôi dự đoán không bao giờ sai.
Sau bảy ngày, vì danh lợi ông ta giết đứa con để chứng minh cho lời nói của mình. Nghe tin đứa con của bà-la-môn chết, mọi người đều khen) ngợi ông ta có trí tuệ chân thật, tiên đoán không sai, nên tin phục và đến kính lễ ông ta. Cũng vậy, bốn chúng đệ tử của Đức Phật vì lợi dưỡng cho nên tự xưng là đắc đạo. Có kẻ ngu giết đứa con thiện pháp để trá hiện đức từ, khiến tương lai chịu khổ vô cùng, như bà-la-môn kia muốn chứng nghiệm tài tiên đoán của mình, nên giết con để dối gạt người đời”:
Kinh Bách dụ lại ghi: ‘‘Thuở xưa, có một người cưới cô vợ rất xinh đẹp, nhưng chỉ có cái mũi rất xấu. Người chồng đi ra ngoài thấy người con gái khác diện mạo xinh đẹp mà mũi của cô ta cũng rất xinh xắn, thầm nghĩ: ‘Nay ta hãy cắt lấy cái mũi của cô ấy đem về thay mũi vợ mình. Như thế thì quá đẹp!’. Nghĩ thế, anh ta liền cắt mũi cô gái đó đem về nhà vội vàng kêu vợ:
– Mình mau ra đây! Tôi cho mình cái mũi đẹp!
Chị vợ chạy ra, anh ta vội cắt mũi của vợ, rồi gắn mũi cô gái kia gắn lên. Nhưng anh ta chẳng những không thể gắn được, mà còn mất luôn cái mũi của vợ, khiến cho người vợ phải chịu đau khổ!
Cũng vậy, người ngu nghe nói hàng sa-môn, bà-la-môn trưởng lão có danh đức lớn, được người đời cung kính cúng dường, nhận nhiều lợi dưỡng, bèn vọng cho mình cũng giống như họ, nên tự dối xưng: ‘Ta có uy đức lớn!’. Như thế, anh ta đã làm mất đi lợi lạc và tổn thương đức hạnh của mình. Giống như anh chàng cắt mũi người con gái khác, chỉ làm tổn thương chính mình”.
Kinh Bách dụ lại ghi: “Thuở xưa, có một nhà buôn cho người khác vay nửa đồng tiền. Lâu ngày mà người kia không trả, anh ta bèn đến nhà người ấy đòi nợ. Trên đường đi, anh ta phải chi hai đồng thuê thuyền qua sông lớn. Khi đến nhà, thì người thiếu nợ đi vắng, anh ta phải tốn thêm hai đồng qua sông để về nhà. Vì lấy lại nửa đồng tiền, mà anh ta phải mất bốn đồng, lại đi đường mệt nhọc. Món nợ rất ít mà hao tốn rất nhiều, anh ta bị nhiều người chê cười!
Cũng vậy, người đời vì cầu một ít danh lợi, mà làm mất nhiều hạnh lành lớn; vì phóng túng bản thân mà không màng đến lễ nghĩa, hiện đời phải chịu tiếng xấu, đời sau nhận quả báo khổ”.
Kinh Tăng nhất A-hàm ghi: “Đức Phật dạy các tì-kheo:
– Có người giống sư tử, có người giống như loài dê. Vì sao lại giống sư tử? Vì khi được cúng dường thức ăn, y phục thì người này tự nhiên thụ dụng, không khởi tâm nhiễm trước. Dầu không được lợi dưỡng thì tâm cũng không loạn động, không phân hơn kém, giống như sư tử ăn nuốt các sinh vật nhỏ bé không khởi ý tham chấp ngon dở. Thế nào là người giống dê? Đó là những người khi được cúng dường thì thụ dụng với tâm nhiễm ô, không biết có ác đạo, khải tâm ngã mạn cống cao; giống con dê bỏ bày chạy đến đống phân, ăn no phân dơ rồi lại chạy vào bầy đàn khởi tâm cống cao, ngã mạn nói rằng: ‘Ta được thứe ăn ngon, các ngươi không được’. Cho nên tì-kheo các ông phải học theo sư tử vương, chớ giống con dê ăn phân kia!’
Kinh Tì-ni-mau ghi:
– Nếu tì-kheo nào có tâm bình đẳng với tất cả những điều tốt xấu, thấy người được lợi dưỡng thì vui mừng giống như mình được, thì có khả năng làm thầy thiên hạ. Như khi vào xóm thôn, Ca-diếp không bị chướng ngại, không bị trói buộc, không chấp thủ, muốn được lợi thì cầu lợi, muốn được phúc thì cầu phúc. Như mình vui
