Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 91 – CHƯƠNG THỤ TRAI, PHÁ TRAI, THƯỞNG PHẠT

PUCL QUYỂN 91 – CHƯƠNG THỤ TRAI, PHÁ TRAI, THƯỞNG PHẠT

không thể phân biệt được tượng chính, rồi bảo Ưng tìm chọn. Tượng lại báo mộng chỉ cho Ưng tượng chính. Ưng nhận ra tượng của mình, mang về Từ châu. Tượng thường phóng ánh sáng lạ.
Hiếu Văn đế đời Nguyên Ngụy thỉnh tượng vào Bắc Đài. về sau Hậu chủ Cao Tề sai sứ giả Thường Bưu thỉnh tượng trở về đất Nghiệp. Khi nhà Tề bị diệt, nhà Chu phế bỏ Phật giáo, tượng được chư tăng cất giấu. Đến đời Tùy, giáo pháp được xiển dương, tượng lại phóng ánh sáng. Hiện nay, tượng lưu giữ tại chùa Đại Từ ở Tương châu.
89.3.2. Đời Tống, sa-môn Tăng-già-đạt-đa: Sư trụ tại chùa Đạo Lâm ở kinh đô, làu thông kinh luận, chuyên tu Thiền định. Khoảng niên hiệu Nguyên Gia thứ nhất (424), sư đến Trung Hoa, vào núi tọa thiền. Đến ngọ, vừa nghĩ đến việc thụ thực thì tự nhiên chim ngậm quả bay đến trao cho. Sư suy nghĩ: “Ngày xưa khỉ dâng mật, Đức Phật cũng nhận, nay chim trao quả cho ta, tại sao không thể!”. Thế là sư thụ nhận.
89.3.3. Đời Tống, Quách Thuyên: Thuyên tự Trọng Hàm, người Thuận Dương, làm thứ sử ích châu triều Tấn. Sau khi chết ba mươi năm, vào niên hiệu Nguyên Gia thứ tám (431), Thuyên hiện hình đến nhà con rể là Lưu Ngưng Chi ở Nam Dương với ngựa xe, thị vệ rầm rộ như lúc còn sống. Thuyên nói với con rể:
– Ta có tội, hãy vì ta lập hội cúng dường ba mươi vị tăng, thì sẽ thoát!
Nói xong liền biến mất. Ngưng Chi cho là loài võng lượng, nên không lưu tâm. Sau đó Thuyên lại báo mộng cho con gái:
– Ta có tội, đã nói với con rể lập hội cúng dường, không thương xót ta sao?
Sáng sớm, con gái thấy cha mình đi ngang qua nhà, mặt lộ vẻ tức giận nói:
– Không thể cứu được nữa, ta phải đi chịu tội đây!
Người con gái khóc lóc, giữ lại và hỏi:
– Nên lập trai hội nơi nào?
Ông đáp: “Trở về nhà của ta”. Nói xong biến mất. Ngưng Chi nghe lời cấp tốc lập trai hội. Trai hội hoàn tất, có một người tự xưng là Thuyên đến báo cho Ngưng Chi: “Cảm ơn ông cúng dường trọng hậu tôi mới được tha thứ”. Nói xong liền biến mất, từ đó về sau Quách Thuyên không còn hiện hình nữa.
89.3.4. Đời Cao Tề, sa-môn Bảo Công: Sư ẩn cư ở Tung Sơn. Một hôm, từ Lâm Lự sư lên núi Bạch Lộc, do lạc đường, nên trời sắp trưa mà vẫn còn ở trong núi. Bỗng nghe tiếng chuông, sư liền đi theo hướng đó. Vượt qua núi non hiểm trở, sư nhìn thấy một ngôi chùa sừng sững trong rừng sâu, mặt quay về phía nam, uy nghiêm rực rỡ. Sư bước đến cửa, thấy tấm bảng đề “chùa Linh Án”. Ngoài cửa có năm sáu con chó rất lớn, lông trắng mõm đen, con chạy con nằm, lườm mắt nhìn. Sư sợ hãi định quay trở ra, thì thấy một vị tăng người Hồ từ ngoài đi vào. Sư gọi, nhưng vị ấy không đáp, cũng chẳng quay lại mà đi thẳng vào cửa, bầy chó cũng theo sau. Một hồi lâu, sư không thấy ai vào nữa, sư mới dần dần đi vào cửa bên. Phòng nhà bố trí bốn phía, nhưng đều đóng kín, sư đi vào giảng đường thấy nhiều tòa cao, sư đi đến ngồi trên tòa ở phía tây nam. Không lâu, chợt nghe trên nóc nhà có tiếng động, sư ngước lên thì thấy một lỗ hổng bằng miệng giếng, khoảng năm sáu mươi vị tì-kheo lần lượt từ đó bay vào, thứ tự an tọa. Sau đó, mọi người hỏi nhau:
– Hôm nay quí vị thụ trai ở nơi nào mà đến đây?
Có người nói từ Dự Chương, người thì nói từ Thành Đô, hoặc Trường An, Lũng Hữu, Kế Bắc, Lĩnh Nam Ngũ Thiên Trúc v.v… khắp cả mọi nơi. Hễ có việc thì xa cả ngàn vạn dặm cũng đến.
Sau cùng, một vị tăng từ hư không bay xuống mọi người cùng hỏi:
– Sao ngài đến muộn vậy?
Vị tăng đáp:
– Hôm nay, chùa Bỉ Ngạn phía đông thành Tương Châu có buổi thuyết pháp của thiền sư Giám, nhiều người luận biện. Có một thiếu niên thông minh tài trí, gạn hỏi lời lẽ sắc bén, rất xuất sắc, tôi mải nghe nên quên mất thời gian!
Trước đây, sư là đệ tử của thiền sư Giám, khi nghe vậy, liền muốn tham dự hội này, nên sửa sang y phục, đứng lên bạch chúng tăng:
– Thiền sư Giám là thầy của bần tăng!
Chư tăng đều nhìn sư, bỗng chốc chùa Linh Ẩn và chư tăng đều biến mất, chỉ còn một mình sư ngồi dưới gốc cây tạc, không một bóng người, chỉ thấy hang núi, chim muông bay liệng hót vang. Sư trở về, đem chuyện này kể lại cho pháp sư Thượng Thống. Pháp sư nói:
– Ngôi chùa đó do ngài Phật Đồ Trừng thời Thạch Triệu xây dựng, trải qua nhiều năm, chỉ các bậc thánh hiền ở. Chư vị ấy lúc ẩn lúc hiện, đổi dời vô định.
Ngày nay, hành giả đến núi này còn nghe văng vẳng tiếng chuông.
90. CHƯƠNG PHÁ TRAI
90.1. LỜI DẪN
Nghĩ đến vô thường, khổ, không mà buồn; nhớ đến sinh già bệnh chết mà lo; thương cho nỗi khổ treo ngược trong đêm dài, xót cho mối nguy đắm chìm trong dòng sinh tử. Càng nghĩ đến thì càng bi thương, mà cũng thật đáng sợ! Bởi phúc điền nhẹ mỏng, nên vật của tín thí khó tiêu; trai giới không bền, như chiếc bình gốm dễ vỡ khó giữ gìn, giống như sương sớm mau tan. Lại thêm tâm nhân ngã ngày càng tăng, dính chặt còn hơn cả keo sơn. Chúng sinh chẳng sợ họa nhiều kiếp, mà chỉ lo cho mạng sống một đời. Vì thế, chỉ biết ăn no ngủ kĩ, khác nào heo chó; phá trai ăn đêm, thật giống quỉ ma. Cho nên thí chủ phải mất phúc cúng đúng thời, chúng tăng tổn hoại hạt giống ruộng tốt.
90.2. DẪN CHỨNG
Kinh Xá-lợi-phất vấn ghi: “Xá-lợi-phất bạch Đức Phật:
– Bạch Đức Thế Tôn! Có các đàn việt xây dựng tăng-già-lam, cung cấp đầy đủ những thứ cần dùng. Sau đó có người xuất gia, phi thời đến gặp vị tăng quản lí về ăn uống xin cơm. Vị tăng kia cho, người ấy thụ dụng. Vậy hai người này bị tội gì? Đàn việt cúng dường được phúc không?
Đức Phật dạy:
– Người ăn phi thời là người phạm giới, phạm tội trộm cắp. Người cho phi thời cũng là phá giới, phạm tội trộm cắp. Trộm vật của đàn việt là lấy vật mà thí chủ không cho, hoặc lấy mà không được thí chủ đồng ý. Như vậy, thí chủ không có phúc, vì bị mất vật, nhưng vẫn được thiện lợi do phát tâm tạo chùa, cúng dường tứ sự.
Xá-lợi-phất bạch Phật:
– Bạch Đức Thế Tôn! Khi thụ nhận thức ăn và ăn đúng thời mà không hết, đến lúc phi thời lại ăn tiếp; hoặc thức ăn nhận đúng thời, nhưng để đến phi thời mới ăn thì được phúc không?
Đức Phật dạy:
– Người ăn đúng giờ là thanh tịnh, tức là phúc điền, là người xuất gia, là tăng-già, là bạn tốt, là thày của trời và người. Người ăn phi thời là bất tịnh, là phá giới, là trộm cắp, là ngạ quỉ, phạm tội đào tường, khoét vách.
Khi có người, phi thời đến xin, nếu người quản lý thức ăn cho thì người đó thoái tâm đạo, là ác ma, là tam ác đạo, là vật bị bể, là người bị bệnh hủi. Vì như vậy là phá hoại quả lành, trộm cắp tự nuôi sống bản thân. Các bà-la-môn còn không ăn phi thời, hàng ngoại đạo Phạm chí cũng không kiếm ăn bằng nghề phi pháp, huống gì đệ tử của Ta, hiểu biết và thực hành theo chính pháp mà làm như vậy sao? Những người phạm như thế chẳng phải đệ tử của Ta; là người không biết phép tắc, trộm pháp lợi của ta; là người hành không đúng pháp, trộm thức ăn. Trộm cho và trộm lấy, dù một nắm nhỏ, hoặc một nhúm muối hay một ngụm rượu đều phạm tội trộm, khi chết đều bị đọa vào địa ngục Tiêu Trường, nuốt hòn sắt nóng; khi ra khỏi địa ngục, sinh vào loài heo chó, ăn các thứ bất tịnh; lại sinh làm loài chim dữ có tiếng kêu khiến người ghê sợ, sau đó sinh vào loài ngạ quỉ, trở lại chốn già-lam, ở trong nhà xí ăn những thứ phân dơ, trải qua trăm nghìn năm. Chịu tội xong, được sinh vào loài người, nhưng làm kẻ nghèo cùng, hạ tiện, bị người ghét bỏ, không ai tin dùng. Trộm vật của một người thì tội còn nhẹ, cướp đoạt vật của nhiều người thì ruộng phúc tiêu tan, đoạn mất con đường xuất thế”.
Kinh Kiền-đà quốc vương ghi: “Lúc Đức Phật còn tại thế, có vị quốc vương tên Kiền-đà phụng thờ bà-la-môn. Các bà-la-môn ở trong núi trồng nhiều cây trái. Một hôm, có tiều phu chặt phá cây trái, bà-la-môn trông thấy, liền bắt người ấy đưa đến vua, tâu rằng: ‘Người này vô cớ chặt phá cây trái của tôi, đại vương hãy giết ông ta’. Vì kính thờ bà-la-môn, nên vua không dám trái ý, liền giết người kia. Sau đó

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *