trắng chất thành từng đống khắp nơi. Ra khỏi núi khoảng mười dặm, đến một ngã ba, gặp một người hình dáng cao lớn mặc giáp sắt, cầm trượng, cất tiếng hỏi:
– Mấy người đến?
Đáp:
– Chỉ một người thôi!
Năm người này lại đưa tôi đi rẽ vào một con đường, chốc lát thì đến một thành nọ. Ngoài thành có mấy chục ngôi nhà tranh vách đất. Trước mỗi nhà đều có dựng một trụ gỗ cao hơn mười trượng, bên trên có cây xà ngang bằng sắt giống cây trục quay; xung quanh trụ có những giỏ đựng đất. Giỏ đất có nhiều loại, có giỏ đựng đến mười hộc, có giỏ chứa khoảng năm thăng. Một người mặc y phục, đầu vấn khăn đỏ hỏi tôi:
– Lúc sinh thời, ông đã làm phúc hoặc tạo tội gì, hãy kể thật cho ta rõ, chớ dối trá!
Tôi hoảng sợ, chưa kịp đáp. Người mang y phục đỏ liền bảo một vị quan dưới quyền:
– Hãy mở sổ sách ra xem tội phúc của ông ta!
Lát sau, vị quan ấy đến dưới cây cao lớn kia, xách một giỏ đất, treo lên cây xà ngang bằng sắt để cân cho biết thấp hay cao. Vị quan nói với sư:
– Cái cân này dùng để lường tội phúc của ông. Ông phúc ít tội nhiều, nên phải bị trừng trị trước đã!
Ngay lúc đó, có một người áo mũ rộng dài đến nói với tôi:
– Ngài là sa-môn, sao lại không niệm Phật! Tôi nghe nói người biết sám hối thì có thể vượt qua tám nạn!
Nghe vậy, tôi liền nhất tâm niệm Phật. Người áo mũ rộng dài bèn nói với quan ngục:
– Ông nên cân lại tội phúc cho người này! ông ta là đệ tử Phật, may ra có thể độ thoát!
Vị quan kia liền treo giỏ đất lên cân lần nữa, cái cân trở lại thăng bằng. Vị quan bèn đưa sư đên trước giám quan để phán xét. Giám quan cầm bút, xem lai sổ sách, ngờ vực một lúc lâu. Lại có người mặc áo đỏ, đội mũ đen, đeo ấn, cầm hốt ngọc đến nói:
– Xem kĩ trong sổ sách thì chưa có tên người này!
Giám quan kinh ngạc, vội sai tả hữu mang sổ sách đến. Chốc lát lại thấy năm người lúc trước bị trói ngược, giải đến. Giám quan hỏi họ:
– Ngục tốt! Sao các ngươi lại bắt người bừa bãi vậy!
Nói rồi, giám quan sai lính ngục lấy roi đánh họ. Lát sau, có một sứ giả đến bảo: “Thiên đế cho gọi sư!”. Thế rồi, sứ giả đưa tôi đi. Đến thiên cung, tôi thấy mọi thứ đều bằng vàng bạc châu báu, ánh sáng rực rỡ không thể nhìn lâu. Những người hầu cận thiên đế đều mặc áo châu, đội mũ báu, trang sức cũng bằng hoa báu. Thiên đế hỏi:
– Ông là sa-môn sao không siêng năng tu tập để bị bọn tiểu quỉ ngang ngược bắt trói?
Tôi cúi đầu đỉnh lễ cầu hồng ân chư Phật ban phúc. Thiên đế nói:
– Mạng ông chưa hết, nay được trở lại dương gian hãy siêng năng tu tập, chớ thường xuyên đến nhà cư sĩ. Sát quỉ hay bắt lầm người, như đã bắt lầm ông vậy!
Tôi hỏi:
– Làm cách nào để tránh tai họa?
Thiên đế đáp:
– Tốt nhất là ông nên tạo phúc thật nhiều. Nếu không làm được việc này thì nên tổ chức bát quan trai. Được vậy, sống thoát khỏi tai ương, chết không đọa địa ngục.
Nói xong, thiên đế sai người đưa tôi trở về. Đi chưa bao lâu, tôi thấy một ngôi tinh xá lớn, bên trong có nhiều sa-môn, pháp sư Bạch chủ trì chùa Võ Đang và đệ tử Tuệ Tấn đều ở đó. Nơi đây nhà cửa rộng lớn, trang nghiêm, nhu cầu đầy đủ. Tôi xin ở lại, nhưng có vị sa-môn nói:
– Nơi đây là phúc địa, ông không ở lại được!
Sứ giả đưa tôi về đến nhà ông Trương Du rồi từ biệt.
Lại có ông Hà Đàm Chi, người Đông Hải, làm chức Đại tư nông thời nhà Tống. Ông ta không tin kinh điển nhà Phật, chuyên giết hại sinh vật.
Khoảng niên hiệu Vĩnh Sơ (420-423), ông ta thường thấy một con quỉ to lớn, đầu trâu hình người, tay cầm chìa ba, ngày đêm đứng canh giữ bên cạnh. Ông ta lo sợ, mời các đạo sĩ đốt bùa làm phép, tìm đủ mọi cách để trừ quỷ mà vẫn y như cũ. Sa-môn Tuệ Nghĩa là người (quen biết, nghe bệnh tình ông ta nên đến viếng thăm, ồng Đàm Chi kể lại chứng bệnh. Tuệ Nghĩa liền nói:
– Đó là A-bàng đầu trâu. Tội phúc rõ ràng, chỉ do người chuốc lấy. ông hãy một lòng hướng đến Phật pháp thì con quỉ này sẽ biến mất!
Nghe vậy, nhưng Đàm Chi không chịu sửa đổi. Quả nhiên không lâu sau, ông ta qua đời.
85.4.5.4. Đời Chu, pháp sư Tuệ Cảnh: Sư có đức hạnh thanh cao, trí tuệ xuất chúng. Ban đầu, sư dựng ngôi thất Đầu-đà gồm hai gian trên ngọn núi sau chùa để tu tập. Nơi đây thường có thiện thân hộ vệ. Ngày hai mươi tháng tư, niên hiệu Phổ Thông thứ nhất (520), có tăng Tuệ Trưng mới thụ giới, vào thất tụng giới. Nhưng không được bao lâu thì Tuệ Trưng sinh tâm giải đãi, liền thấy sơn thần hiện hình, mặc áo đen, thân cao một trượng, tay cầm dây thừng, Trưng bèn hoảng sợ trở về chùa.
Ngày mười lăm tháng tư, niên hiệu Phổ Thông thứ tám (527), lại có sa-môn Tăng Phú vào thất, lập nguyện tụng kinh tại đây hết một mùa hạ. Ngày đầu, Tăng Phú siêng năng tụng tập không chút giải đãi, nhưng đến ngày thứ hai lại về chùa nghỉ ngơi. Bỗng đá trên núi rơi xuống, phát ra âm thanh như sấm sét, rồi một khối đá lăn trúng thất. Tăng Phú kinh, sợ vội choàng dậy, tạ lỗi rồi tiếp tục tụng kinh, không dám ngủ.
Ngày mười hai tháng tư, niên hiệu Đại Đồng thứ tư (538), có một vị khách tăng tên Pháp Trân, quê ở Thọ Dương, đến chùa lễ bái. Khi lên ngọn núi sau chùa, vị ấy bỗng thấy trong hang đá có một khe suối rất đẹp, dòng nước trong xanh, bèn đến đó tọa thiền. Chốc lát, chợt nghe giữa hư không có tiếng nói: “Hãy đi nơi khác”,
Check Also
PUCL QUYỂN 81 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt)
QUYỂN 81 Quyển này tiếp theo chương Lục độ. 85. CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt) 85.1. ...