khất thực tại một gia đình chuyên nuôi trùng độc. Vừa chú nguyện xong, thấy một con rít từ trong bát cơm bò ra, nhưng sư vẫn thụ thực bình thường, như không có chuyện gì.
Không lâu sau, sư dời đến trú trong một thạch thất tại núi Xích Thành, Thủy Phong, chuyên tâm tọa thiền. Lần nọ, lúc sư đang tụng kinh, có mấy mươi con hổ ngồi xổm trước mặt, nhưng sư vẫn thản nhiên tụng kinh. Lúc này trong bầy có một con nằm ngủ, sư dùng gậy Như ý gõ vào đầu nó và trách:
– Sao ngươi không chịu nghe kinh!
Lát sau, bầy hổ đều bỏ đi, lại xuất hiện một con mãng xà rất lớn bò đến ngẩng đầu trước sư, hồi lâu mới bò đi.
Hôm sau, có vị thần hiện đến thưa sư:
– Pháp sư oai đức rộng lớn, đệ tử xin cúng dường ngài ngôi thất này!
Sư nói:
– Bần đạo đến núi này mong được kết giao với ngài, sao không cùng ở?
Thần đáp:
– Đệ tử cũng muốn như thế, nhưng thuôc hạ của đệ tử chưa được thấm nhuần giáo pháp, nên khó chế ngự, sợ sẽ xúc phạm những người từ xa đến. Người và thần khác biệt, nên đệ tử phải ra đi!
Sư hỏi:
– Ông là thần gì, ở đây đã bao lâu, nay muốn dời đến chốn nào?
Thần đáp:
– Đệ tử là con của Hạ Đế, ở nơi này đã hơn hai nghìn năm. Núi Hàn Thạch là nơi người cậu cai trị, đệ tử sẽ đến nơi ấy.
Nói rồi, thần ẩn thân trở về miếu phía bắc núi. Lúc sắp từ biệt, thần trao tặng sư ba hộp hương. Khi đó, tiếng trống, tiếng tù và trỗi lên, thần cỡi mây bay đi.
Trong dãy núi Xích Thành có một ngọn cao vút, đứng riêng biệt, mây trắng bao phủ rât đẹp, sư chất đá làm thang, lên đó tọa thiền. Người đến học thiền khoảng hơn mười vị, sư nối ống tre dẫn nước để chúng tăng sử dụng hằng ngày. Vương Hi Chi nghe danh, muốn lên lễ bái, nhưng ngọn núi quá cao, đành quay về.
Núi Xích Thành cùng với các ngọn Bạo Bố, Linh Khê và Tứ Minh ở Thiên Thai nằm trong một dãy liên tiếp. Núi Thiên Thai cao chót vót, sừng sững chọc trời, vô cùng hiểm trở.
Các cụ già kể lại ràng:
– Trên đỉnh núi ấy có một ngôi tịnh xá rất đẹp là nơi ở của những bậc đắc đạo. Ở đó, chỉ có một cây cầu đá bắc qua khe suối, nhưng bị một tảng đá chắn ngang, lại nhiều rêụ xanh trơn trượt, từ xưa đến nay không ai đến được.
Lúc sư đến bên chiếc cầu đá, bỗng nghe trong hư không có tiếng nói:
– Tôi biết sư có lòng chí thành, nhưng nay chưa qua được, nên quay về mười năm sau hãy đến!
Nghe vậy, sư rất buồn, nên ngủ lại tại đây. Đêm ấy, sư nghe tiếng hành lễ và bố-tát. Đến sáng, sư lại muốn đến đó, bỗng thấy một người lông mày và râu trắng như tuyết, hỏi sư đi đâu. Sư trình bày ý của mình. Vị ấy bèn nói:
– Ngài còn mang thân sinh tử thi làm sao đến đó được! Tôi là thần núi này, nên báo cho ngài biết như vậy!
Nghe thế, sư buồn bã quay lại. Trên đường về, sư đi ngang qua một thạch thất, sư bèn vào đó nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, mây mù giăng phủ, toàn thất tối tăm, nhưng sư vẫn điềm nhiên.
Sáng hôm sau, sư thấy một người mặc áo đơn đến thưa:
– Đây là nơi tôi ở, vì hôm qua đi vắng nên mới xảy ra sự kinh động như vậy, thật lấy làm hổ thẹn!
Sư nói:
– Nếu là nhà của ngài thì tôi xin trả lại!
Thần thưa:
– Gia đình của tôi đã dời đến nơi khác, xin ngài cứ ở lại đây!
Ở đây được một thời gian ngắn, sư buồn bã vì không qua được chiếc cầu đá kia. về sau, sư dốc lòng giữ tâm thanh tịnh. Qua một thời gian dài, sư lại lên tinh xá, bỗng thấy tảng đá trên cầu đã mở lối cho sư đi. Vừa qua khỏi cầu một chút, sư gặp vị thần tăng trong tinh xá đúng như lời tương truyền. Vị tăng đưa sư vào đốt hương. Thụ trai xong, vị thần tăng nói với sư:
– Hôm nay ngài chưa thể ở lại đây được, đợi mười năm sau hãy đến!
Thế là, sư đành trở về. Vừa qua khỏi cầu, sư quay nhìn lại thì thấy tảng đá nằm chắn lối như cũ.
Khoảng niên hiệu Thái Nguyên (376), đời Tấn, có một ngôi sao xấu xuất hiện. Vua ban lệnh các bậc sa-môn có đức độ trong cả nước phải tinh cần tu tập để cầu tiêu trừ tai ách. Sư chí thành cầu khẩn, nên được cảm ứng. Đến sáng ngày thứ sáu, sư thấy một đứa bé mặc áo xanh đến xin sám hối:
– Đệ tử vô cớ làm phiền pháp sư!
Tối đó, ngôi sao biến mất.
(Cổ thuyết cho rằng, người giải trừ sao xấu kia là ngài Bạch Tăng Quang, nên không rõ thuyết nào đủng).
Đên cuối niên hiệu Thái Nguyên (397), tại sơn thất, sư an nhiên thi tịch trong tư thế kết già, thân ngay thẳng như lúc sống, đặc biệt toàn thân đều có màu xanh.
Niên hiệu Nghĩa Hi cuối cùng (419), ẩn sĩ Thần Thế Tiêu lên núi, nhìn thấy nhục thân sư chẳng hề hư hoại. Sau đó, có người lên xem, nhưng mây mù giăng phủ, nên không thấy được.
85.4.5.3. Đời Tống, sa-môn Tăng Qui: Sư ở chùa Võ Đang. Bấy giờ, ở Kinh Triệu có ông Trương Du thường đến huyện này thỉnh sư về nhà cúng dường.
Ngày mồng năm tháng mười hai niên hiệu Vĩnh Sơ thứ nhất (420), sư không bệnh mà viên tịch đột ngột. Hai ngày sau, sư sống lại và kể rằng:
– Vào canh hai đêm mồng năm, sư nghe có tiếng nói chuyện rất rõ đầu đường làng. Lát sau sư lại thấy năm người cầm đuốc và cờ hiệu bước vào thất lớn tiếng gọi: “Tăng Quy!”. Sư hoảng hốt ngồi dậy. Họ liền lấy sợi dây đỏ trói sư và dẫn đi. Đến một ngọn núi không có cỏ cây, đất đen cứng giống như nam châm, thấy xương
Check Also
PUCL QUYỂN 81 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt)
QUYỂN 81 Quyển này tiếp theo chương Lục độ. 85. CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt) 85.1. ...