Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 6 / PUCL QUYỂN 83 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (TT)

PUCL QUYỂN 83 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (TT)

Người vợ thưa:
– Chồng con tinh tấn tụng kinh, giữ giới không ai bì kịp, vì sao mạng chung lại đọa làm con sâu này?
Vị sa-môn đáp:
– Bởi vì con thương yêu khóc lóc, thở than, sầu thảm, khiến chồng con khởi tâm ân ái, lưu luyến ưu sầu, nên sau khi chết, chồng con đọa làm sâu trong mũi con.
Vị sa-môn thuyết pháp cho sâu nghe: ‘Ông siêng năng tụng kinh, trì giới lẽ ra được sinh đến trước chư Phật trên cõi trời, nhưng vì tâm luyến ái mà ông đọa làm sâu, thật đáng hổ thẹn!’. Nghe sa-môn chỉ dạy, tâm ý người chồng bừng tỉnh, vô cùng hối hận, tự trách. Ngay khi ấy con sâu chết, được sinh lên cõi trời”.
Cho nên, chúng ta phải tự giác tỉnh, biết tâm làm thiện tạo ác, sửa lỗi tu phúc, xét mình làm người tốt, không được biếng trễ mà tổn hại đến đời sau.
85.4.4. Lợi ích của tinh tấn
Kinh Nguyệt đăng tam-muội ghi: “Phật dạy:
– Bồ-tát thực hành tinh tấn có mười lợi ích:
1. Không bị người khác chiết phục.
2. Được Đức Phật giúp đỡ, bảo vệ,
3. Được phi nhân bảo vệ.
4. Nghe pháp, ghi nhớ không quên.
5. Nghe được những điều chưa nghe.
6. Tăng trưởng biện tài.
7. Chứng được tam-muội.
8. Ít bịnh, ít khổ não.
9. Tiêu hóa tất cả thức ăn.
10. Như hoa ưu-bát-la, không bao giờ héo tàn”.
Kinh Đại bảo tích ghi:
Nên siêng năng nhớ nghĩ đến mười việc:
1. Nhớ nghĩ Phật là bậc có công đức vô lượng.
2. Nhớ nghĩ pháp là pháp giải thoát không thể nghĩ bàn.
3. Nhớ nghĩ tăng là bậc thanh tịnh vô nhiễm.
4. Nhớ nghĩ hành hạnh đại từ để giúp chúng sinh được an ổn.
5. Nhớ nghĩ hành hạnh đại bi cứu khổ cho chúng sinh.Nhớ nghĩ Chính định tụ để khích lệ tu thiện.
6. Nhớ nghĩ Tà định tụ để dứt trừ và quay về bản tâm.
7. Nhớ nghĩ đến chúng ngạ quỷ bị đói khát khổ não.
8. Nhớ nghĩ đến loài súc sinh mãi chịu nhiều khổ não.
9. Nhớ nghĩ đến chúng sinh ở địa ngục chịu đủ mọi sự thiêu đốt.
Bồ-tát chuyên tâm không loạn, nhớ nghĩ đến mười điều này và công đức Tam bảo, được gọi là chính niệm tinh tấn”.
Kinh Lục độ ghi: “Có bốn loại tinh tấn giúp đầy đủ trí tuệ:
1. Tinh tấn học rộng.
2. Tinh tấn tổng trì.
3. Tinh tấn nhạo thuyết.
4. Tinh tấn hành chính hạnh.
85.4.5. Cảm ứng
85.4.5.1. Đời Tấn, sa-môn Bạch Tăng Quang: Sư còn được gọi là Đàm Quang, chẳng rõ người xứ nào, chỉ biết từ thuở nhỏ đã chuyên tu tập thiền định. Vào thời nhà Tấn, niên hiệu Vĩnh Hòa thứ nhất (345), sư đến Giang Đông, định vào ẩn cư tại núi Thạch Thành, đất Diệm. Dân chúng nơi này nói:
– Trước đây, trong núi thường xảy ra nạn hổ dữ. Sơn thần nơi đây cũng hung bạo, nên từ lâu chẳng có ai lai vãng.
Nghe vậy, sư vẫn không chút lo sợ, nhờ người phát cỏ mở đường, rồi cầm gậy tiến bước. Đi được vài dặm, bỗng gió mưa ùn ùn kéo đến, muôn hổ gầm rống. Nhìn về phía nam, sư thấy một thạch thất, bèn đến đó chắp tay tĩnh tọa, tạm trú nơi đây tu tập thiền định. Đến sáng, mưa gió tạnh hẳn, sư bèn vào thôn xóm khất thực, tối lại trở về núi. Ba ngày sau, sư thấy thần núi lúc thì hiện hình hổ, lúc lại hóa thành rắn đến quấy nhiễu, nhưng sư không chút sợ hãi. Sau đó, sư mộng thấy sơn thần đến và nói:
– Tôi đã dời đến núi Hàn Thạch, huyện Chương An. Ngôi thất này xin cúng dường ngài!
Từ đó, tiều phu lên núi đốn củi không còn trở ngại, đạo tục đều kính phụng sư. Người thích tu thiền tìm đến đây tu học, ban đầu dựng am tranh bên cạnh thất sư, dần dần tạo thành chùa, đặt tên là Ẩn Nhạc. Mỗi lần sư nhập định, trải qua bảy ngày mới xuất.
Một hôm vào niên hiệu Thái Nguyên cuối cùng (397), sư lấy y trùm đầu, ngồi ngay ngắn rồi viên tịch. Đại chúng đều nghĩ sư đang nhập định như thường lệ. Đến ngày thứ bảy, chư tăng đều kinh ngạc vì sư vẫn không xuất định, bèn đến xem thì thấy sắc diện sư vẫn như thường, chỉ có mũi là không còn thở. Thần thức đi nơi khác đã lâu mà hình hài sư vẫn không hề biến đổi. Sư trụ tại núi này được năm mươi ba năm, thọ thế 110 tuổi.
Đến niên hiệu Hiếu Kiến thứ hai (455), nhà Tống, Quách Hồng đến đất Diệm nhậm chức, ông ta lên núi lễ bái, thử lấy gậy như ý đụng vào ngực nhục thân sư. Bỗng một trận cuồng phong nổi lên, thổi bay chiếc ca-sa và lớp da, chỉ còn lại bộ xương trắng. Quách Hồng quá hoảng sợ liền thỉnh hài cốt vào thất, lấy gạch xây tường bên ngoài, dùng vữa tô phẳng rồi họa hình sư lên đó, đến nay vẫn còn.
85.4.5.2. Đời Tấn, sa-môn Thích Đàm Du: Sư còn có hiệu là Pháp Du, người Đôn Hoàng, thuở nhỏ đã siêng năng tu tập thiền định. Sau, sư du hóa đến núi Xích Thành, huyện Thiểm ở Giang Tả, hàng ngày khất thực, tọa thiền. Lần nọ, sư đến

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 81 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt)

QUYỂN 81 Quyển này tiếp theo chương Lục độ. 85. CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt) 85.1. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *