vạn năm không hề ngủ nghỉ, thường không ăn no, cũng không nằm. Lúc tọa thiền hoặc kinh hành, các bồ-tát này chỉ nhớ nghĩ tướng ngũ thủ uẩn”.
Kinh Đại tập ghi: “Tì-kheo Pháp Ngữ trong hai vạn năm không hê ngủ, sau đó bay lên hư không cao bằng cây đa-la, ngồi kết già mãn một nghìn năm, thân không lay động, dùng pháp hỷ làm thức ăn, chứng được Tỉ trí, nhạo thuyết vô ngại
Kinh Thí dụ ghi: “Ở nước La-duyệt-kì có vị sa-môn tọa thiền, tự lập thệ nguyện: ‘Nếu ta không đắc đạo quyết không đứng dậy’. Vì thế, vị ấy làm một cây dùi dài tám tấc, lúc buồn ngủ thì lấy dùi đâm vào hai bắp vế thật đau để tỉnh ngủ. Trải qua một năm, vị ấy liền đắc đạo”.
Kinh Bạt-câu-la ghi:
Tì-kheo Bạt-câu-la nói: “Từ khi tôi xuất gia đến nay suốt tám mươi năm chưa từng nằm nghỉ, hông không dính chiếu, lưng không tựa giường”.
Kinh Di giáo ghi: “Đức Phật dạy:
– Này các thầy tì-kheo! Nếu dũng mãnh tinh tiến thì không có việc gì khó. Vì thế các thầy phải nên tinh tiến. Thí như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì đá cũng mòn. Nếu tâm hành giả thường biếng nhác, cũng như người dùi cây lấy lửa, chưa có lửa đã ngừng, thì không bao giờ được lửa”.
Luận Trí độ ghi: “Thân tinh tấn là việc nhỏ, tâm tinh tấn mới là việc lớn. Tinh tấn làm những việc bên ngoài là việc nhỏ, tinh tấn quán sát tự thân mới là việc lớn”.
Lại nữa, Đức Phật dạy: “Ý nghiệp rất mạnh, như tiên nhân khởi tâm sân hận đã khiến cho đất nước hùng mạnh phải diệt vong. Nếu thân, khẩu tạo tội ngũ nghịch, phải chịu quả báo đọa địa ngục A-tì suốt một kiếp, nhưng nhờ ý nghiệp khởi niệm thiện, mà được sinh vào cõi Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng, thọ tám mươi nghìn đại kiếp. Sau đó sinh về cõi Phật trong mười phương, thọ mạng vô lượng. Vì thế, thân, khẩu tinh tấn là việc nhỏ, ý tinh tấn mới là việc lớn. Tất cả các kinh đều khen ngợi hạnh tinh tấn. Nếu người nhất tâm chính niệm sẽ chóng thành đạo quả, không nhất định phải học rộng nghe nhiều”.
Luận Đại trí độ ghi. “Nếu ai muốn được trí nhớ tốt, phải nên nhất tâm chính niệm, nuôi lớn chính niệm. Cũng vậy, mỗi khi tác ý, nên buộc niệm vào một chỗ, không cho duyên theo cảnh. Như tì-kheo Châu-lợi Bàn-đà-ca, chú tâm vào việc lau quét mà tâm an định, các vọng niệm dứt sạch, chứng được quả vị A-la-hán. Tì-kheo ấy là người căn tính chậm lụt, bảo học hai chữ ‘chổi quét’ cũng không nhớ nổi, nếu nhớ chữ quét thì quên chữ chổi, còn nhớ chữ chổi lại quên chữ quét. Đần độn như thế mà vẫn đắc đạo, huống là người thông minh. Trong thiên hạ đâu có người nào đần độn hơn! Do đó Phật pháp chỉ quí trọng sự hành trì, chỉ cần tinh tấn tu tập, dù người ít học cũng sớm đắc đạo”.
Luận Ti-bà-sa ghi: “Có hai người cùng đi đến địa điểm, một người thì cưỡi con ngựa chạy nhanh, còn người kia cưỡi con ngựa chạy chậm. Tuy cưỡi con ngựa chạy chậm, nhưng vì đi trước nên đến đích trước. Vì vậy, người tin vào pháp giải thoát, tinh tiến tu hành, chắc chắn sẽ đến Niết-bàn trước. Giống như Châu Lợi vậy”.
Lục độ tập kinh ghi “Phật bảo các đệ tử:
– Các ông phải tinh tiến lắng nghe, đọc tụng, không được biếng nhác, để khỏi bị năm ấm, năm cái ngăn che. Ta nhớ thuở quá khứ cách đây vô số kiếp, có vị Phật hiệu là Nhất Thiết Độ Vương xuất hiện ở đời. Bấy giờ, trong chúng có hai vị tì-kheo cùng nghe pháp, một vị tên Tinh Tiến Biện, một vi tên Đức Lạc Chỉ. Tinh Tiến Biện nghe kinh, tâm hoan hỷ, ngay khi ấy đắc quả A-duy-việt-trí, đầy đủ thần thông. Còn Đức Lạc Chỉ vì mê ngủ, không tỉnh giác nên không đạt gì cả. Thấy thế, Tinh Tiến Biện nói với Đức Lạc Chỉ:
– Rất khó gặp được Đức Phật, trăm nghìn ức đời mới xuất hiện một lần. Vì thế, huynh phải dũng mãnh tinh tiến tu tập các hạnh, cớ sao-ngủ hoài như thế?
Nghe lời nhắc nhở này, Đức Lạc Chỉ liền kinh hành quanh vườn Kỳ-đà, nhưng được một lát lại đứng ngủ, do hôn trầm như thế nên không thể định tâm. Thầy lại đến bên bờ suối ngồi thiền, cơn buồn ngủ lại kéo đến. Thấy vậy, Tinh Tiến Biện muốn dùng phương tiện khéo léo để độ bạn, nên hóa thành con ong chúa bay đến đậu trên mắt vị ấy như muốn chích. Vì sợ ong chích nên Lạc Chỉ ngồi tỉnh táo, nhưng được chốc lát thì ngủ tiếp. Khi ấy, ong liền luồn vào nách, chích trên ngực và bụng, Lạc Chỉ hoảng sợ không dám ngủ nữa. Lúc ấy, quanh suối có nhiều sắc hoa nở rộ rất đẹp, ong chúa bay đến hút mật hoa, Lạc Chỉ ngồi ngay thẳng nhìn ong chúa, sợ nó bay đến chích nên không dám ngủ. Ong chúa mê mải hút mật hoa không chịu bay. Một lát sau, ong chúa ngủ gục rơi xuống bùn, thân thể hôi dơ lại bay về đậu trên hoa. Bấy giờ, Lạc Chỉ nói kệ cho ong chúa nghe:
Nhờ hút mật họa tươi,
Thân ngươi được no đủ
Lại không phải mang về,
Cho cả vợ và con
Cớ sao rơi xuống bùn,
Tự làm nhơ thân thể?
Như thế là ngu si
Mất vị ngọt của hoa.
Lại trong đóa hoa ấy
Cũng không nên ở lâu
Mặt trời lặn, hoa khép,
Muốn ra cũng không được.
Phải đợi sáng hôm sau,
Ngươi mới bay ra khỏi,
Suốt đêm dài tăm tối,
Như thế thật khổ nhọc.
Ong chúa nói kệ đáp lại Lạc Chỉ:
Phật pháp như mật hoa,
Nghe hoài không biết chán,
Chớ nên sinh biếng lười
Chẳng được lợi ích gì.
Biển sinh tử năm đường,
Như rơi vào bùn nhơ,
Check Also
PUCL QUYỂN 81 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt)
QUYỂN 81 Quyển này tiếp theo chương Lục độ. 85. CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt) 85.1. ...