Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 70 – CHƯƠNG THỤ BÁO (tt)

PUCL QUYỂN 70 – CHƯƠNG THỤ BÁO (tt)

Lại nữa, niên hiệu Quang Hòa thứ hai (179), bên ngoài cửa tây thành Lạc Dương có một phụ nữ sinh ra đứa bé hai đầu, hai vai; bốn tay, ngực và mặt hướng vào nhau. Từ đó về sau triều đình đen tối, rối loạn, việc triều chính rơi vào tay quyền thần, đó là ứng nghiệm vào điềm đứa bé hai đầu. về sau Đỗng Trác phế thiên tử, giết thái hậu, bị mang danh bất hiếu. Từ nhà Chu đến đầu nhà Hán, chưa có họa nào lớn hơn họa này.
Niên hiệu Kiến Hưng thứ tư (226), Tây Đô bị mất, Nguyên Hoàng đế Lưu Thiền bị giáng làm Tấn vương, người trong nước đều hướng về. Ngày hai mươi hai, tháng mười năm ấy, Hồ thị hai mươi lăm tuổi, là vợ của Nhâm Kiều, huyện lại huyện Tân Tế sinh hai bé gái dính nhau ở bụng và ngực, còn từ ngực trở lên và từ rốn trở xuống thì rời nhau. Đây là quái thai chưa từng có trong đời. Bấy giờ Nội sử Lã Hội tâu:
– Theo Dị ứng đồ, cây có gốc rễ phân khai mà thân dính thì gọi là Liên lí; lúa ở khác thửa mà trỗ bông dính nhau thì gọi là Gia hòa. cỏ cây mà còn hiện các điềm như thế, nay hai có hai người đồng tâm, đó là trời ban cho điềm linh. Cho nên kinh Dịch ghi: ‘Hai người đồng tâm, sức bén chặt đứt vàng’. Nay điềm lành đã sinh tại nước Trần Đông. Đây chính là điềm người trong bốn biển đồng tâm.
Vua vô cùng vui mừng, mọi người kính cẩn vẽ hình dâng lên vua. Bây giờ có người biết, liền cười chê:
– Quân tử nói: ‘Thật khó đạt trí tuệ’, tài năng như Tang Văn Trọng, còn cúng tế Ái cư. Những việc ấy được ghi trong khắp sách vở, cả nghìn năm sau cũng không mất. Vì thế kẻ sĩ cần phải học. Người xưa nói: ‘Cây không có cành thì gọi là cây bệnh; người mà không học thì gọi là người mù. Điều không hiểu biếtthì nên tồn nghi vả để trống, như vậy há không cố gắng sao?
79.14.2. Người sinh súc sinh, súc sinh sinh người: đời Chu Liệt vương năm thứ sáu ‘(370BC), thị nữ của Lâm Bích Dương Quân sinh hai rồng con.
Đời Hán, vợ của Đậu Phụng, thái thú Định Tương sinh được một bé trai đặt tên là Vũ và một con rắn. Phụng bỏ rắn vào rừng. Còn Vũ được nuôi nấng lớn khôn, về sau nổi tiếng trong thiên hạ. Mẹ của Vũ chết, nhưng chưa chôn, thân thuộc và khách đến điếu tang đang tụ tập, bỗng nhiên một con rắn lớn từ rừng rậm bò đên khoanh tròn dưới quan tài, đâu cúi ngước liên tục, rồi dập vào quan tài, máu và nước mắt chảy tràn, tỏ vẻ vô cùng bi thương.
Chu Ai công năm thứ tám, một phụ nữ nước Trịnh một lần sinh bốn mươi người con, hai mươi chết, hai mươi sống. Năm thứ chín một con heo ở nước Tấn sinh ra người, nói được.
Nhà Ngô, niên hiệu Xích Ô thứ bảy (244), một phụ nữ sinh ra ba mươi người con.điềm trên không có thiên tử, dưới thì chư hầu đánh chiếm lẫn nhau.
79.14.3. Súc sinh sinh quái thai: Hán Văn đế năm thứ hai mươi (161BC), tại nước Ngô có một con ngựa mọc sừng gần tai chĩa lên trời. Sừng trái dài hai tấc, sừng phải dài ba tấc, chu vi hai tấc. Tháng sáu năm thứ hai mươi lăm (156), ngoài cửa thành Mật ứng có con chó mọc sừng. Lưu Hướng cho rằng ngựa không nên mọc sừng, giống như chư hầu không nên cử binh đánh thiên tử. Đây là điềm nước Ngô sắp làm phản.
Kinh phòng Dịch truyện ghi: “Bề tôi mà phạm vua thì nền chính trị không thuận. Ngựa mọc sừng là điềm trong nước không có hiền tài”.
Đời Hán, niên hiệu Tuy Hòa thứ hai (7BC), ở vùng Định Tương có ngựa đực sinh ra một con ngựa ba chân. Nó cũng theo bầy ăn uống. Ngũ hành chí ghi: “Cho rằng ngựa là sức mạnh của quốc gia, nay nên dùng voi”.
Tần Văn vương năm thứ năm, vua tuần hành đến vùng Câu Diễn, có người dâng một con ngựa năm chân, đây là điềm nhà Tần tận dụng sức dân. Kinh phòng Dịch truyện ghi: “Khi triều đình bắt nhân dân lao dịch, đoạt hết sức lực của họ, thì ngựa sinh con năm chân”. Hán Cảnh đế năm thứ sáu (152BC), Lương Hiếu vương cày ruộng ở Bắc Sơn, có người dâng một con trâu mà chân mọc trên lưng. Lưu Hướng cho đâylà họa từ trâu, là điềm xấu bên trong âm mưu phản loạn. Đến đời Hán Hoàn đế, niên hiệu Diên Hi thứ năm (162), tại huyện Lâm Nguyên có con trâu sinh ra gà, hai đầu bốn chân.
Đời Tấn, tháng ba niên hiệu Thái Hưng thứ nhất (318), trong nhà Vương Lượng, thái thú Vũ Xương có con trâu sinh nghé một thân, hai đầu, tám chân, hai đuôi. Lúc đầu nó không thể tự sinh, phải đến hơn mười người cột dây thừng kéo, con nghé mới ra được. Do đó nghé chết, nhưng trâu mẹ vẫn còn sống.
Đời Hán, tháng ba niên hiệu Tuy Hòa thứ hai (7BC), vùng Bình Tương, Thiên Thủy, chim yến sinh chim sẻ. Chim yến nuôi đến khôn lớn, thì chim sẻ bay đi mất. Kinh phòng Dịch truyện ghi: “Tặc thần tại triều thì có điềm chim yến sinh chim sẻ trống… Sinh con không cùng loài giống là điềm con không được kế thừa cha”.
Nhà Ngụy, trong khoảng niên hiệu Hoàng Sơ (220-226), có chim ưng sinh chim yến trong tổ, mỏ và móng đều màu đỏ. Đến niên hiệu Thanh Long (233-236), Minh đế làm cung Lăng Tiêu, lúc mới xây, có chim thước đến làm tổ. Đế hỏi Cao Đường Long, Long tâu: “Kinh Thi có câu: ‘Chim khách làm tổ, tu hú đến sống’. Đây là điềm cung điện này chưa hoàn thành, không được đến ở”.
79.14.4. Đời Hán, Đậu Anh: Đậu Anh tự là Vương Tôn, anh em họ với Đậu hoàng hậu của Hiếu Văn đế. Hiếu Văn đế phong ông làm Thừa tướng, tước Ngụy Kì hầu. về sau bị miễn chức. Đến khi Đậuhoàng hậu băng thì ông càng cô thế, không còn quyền hành gì. Vì bị biếm chức, nên ông bất đấc chí. Sau đó được kết giao với Thái bộc Quán Phu, ông vô cùng vui mừng, nhưng than:
– Tôi hận chúng ta biết nhau quá muộn!
Bấy giờ, Điền Phân là em cùng mẹ khác cha với Vương hoàng hậu của Hiếu Cảnh đế được phong làm Thừa tướng. Cậy được vua tin dùng, nên Phân làm nhiều điều ngang ngược. Một hôm Phân sai người đến ông xin mấy khoảnh ruộng phía nam thành, ông không cho mà còn nói:
– Lão đây tuy đã bị phế, Thừa tướng tuy được vinh quí, nhưng cũng đâu thể dùng quyền thế cướp đoạt của người khác!
Quán Phu cũng nói vào để chọc giận thêm. Vì thế Phân vô cùng oán hận. Đến lúc Phân lấy vợ, Vương thái hậu hạ chiếu bảo tất cả các Hầu gia, tôn thất phải đến chúc mừng. Quán Phu vốn là người cuồng tửu, trước kia có lần say rượu, gây xích mích với Phân, nên không chịu đến chúc mừng, ông bèn ép Quán Phu đến dự và cả hai đều đi. Đến phiên Quán Phu rót rượu, do hơi say, nên khi đến chỗ Phân, Phân bảo: “Không được rót đầy!”, thì Quán Phu nói năng, ngôn từ bất kính, nên Phân nổi giận nói:
– Đây là ta kiêu ngạo hay là tội của Quán Phu?
Thế là Phân sai người bắt trói Quán Phu và bảo Trưởng sử:
– Vương thái hậu ban chiếu bảo tất cả Hầu gia, tôn thất đến chúc mừng ta, mà Quán Phu lại bất kính mắng chửi ta. Ông cũng nên tấu trình Quán Phu là kẻ cường hào, bạo ác đối với nhân dân trong thôn xóm.
Nghe tâu như vậy, vua xử Quán Phu tội chết, bị chém đầu ngoài chợ. về nhà, ông nói với vợ:
– Không thể để một mình Quán Phu chết mà ta sống!
Thế là ông tâu:
– Việc Quán Phu uống quá say, thật không đáng tội chết.
Vua liền triệu kiến cả hai, ông và Phân tranh cãi đúng sai trước triều đình, vua hỏi quần thần ai đúng, quần thần đều cho là ông đúng. Thái hậu họ Vương nghe việc này, trong lòng tức giận đến nỗi bỏ cả ăn uống, bà nói: “Ta còn sống đây mà chúng nó khinh thường em ta như vậy, huống gì sau khi ta chết! Lúc ấy chắc chúng hãm hại em ta quá!”. Phân lại dùng những lời xấu ác vu khống ông tâu lên Cảnh đế. Cảnh đế biết Phân không đúng, nhưng chỉ vì thái hậu, nên xử ông tội chết và chém đầu ngoài chợ. Lúc sắp chết, ông mắng:
– Nếu sau khi chết, không biết gì thì thôi, nếu biết thì ta sẽ không để chết một mình.
Hơn một tháng sau, Phân bị bệnh, toàn thân đau nhức, như có ai đánh mạnh. Phân chỉ biết kêu gào, dập đầu tạ tội mà thôi. Cảnh đế sai người bắt quỉ đếnxem, thì thấy Đậu Anh và Quán Phu cùng tra tấn Phân không lâu sau, Phân chêt. Cảnh đế cũng mộng thấy Đậu Anh, đế vội tạ tội.
79.14,5. Đời Tấn, đại tướng quân Vương Đôn: Vương Đôn giết oan Điêu Huyền Lượng rồi vào núi Thạch Đầu. Một đêm nọ Đôn mộng thấy con chó trắng từ trên trời xuống cắn vào mình. Sau đó, Đôn về Cô Thục và bị bệnh. Một hôm ban ngày mà ông thấy Điêu đi một chiếc xe nhỏ dẫn ngục tốt đến ngẩng đầu, trợn mắt vào nhà bắt Đôn. Đôn sợ hãi bỏ chạy, nhưng không thoát chết.
Trương Lộc và Kinh Khoáng là quân triều đình, người Hà Gian. Tình bạn của hai người rất tốt. Vào ngày mồng năm tháng năm, niên hiệu Thái Nguyên mười bốn (389) đời Tấn, hai người cùng lên đỉnh Chung Nam ngồi uống rượu. Lộc say rượu,

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 66 – CHƯƠNG OÁN KHỔ

QUYỂN 66 Quyển này có một chương Oán khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ 77.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *