Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 70 – CHƯƠNG THỤ BÁO (tt)

PUCL QUYỂN 70 – CHƯƠNG THỤ BÁO (tt)

Hồn phách theo nhân duyên,
Ta lo sợ như vậy,
Nên cầu đạo Niết-bàn
Nghe Đức Phật giảng như thế, tâm Phạm chí liền thông hiểu, chứng quả Tu-đà-hàm. Ông đỉnh lễ Phật cầu thụ năm giới làm cư sĩ: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối-phụng thờ cha mẹ, không say rượu.
Bấy giờ, lòng Phạm chí vô cùng hoan hỷ đỉnh lễ Đức Phật rồi lui ra!
Lão Tử Đạo đức kinh ghi: “Năm sắc khiến người ta mù mắt; năm âm thanh khiến người điếc tai; năm mùi vị khiến người ta tê lưỡi; giận dữ thì tổn âm; quá vui thì hại dương; sắc đẹp là búa chém đứt bản tính; mùi vị ngon là chất độc làm mục nát thân. Người ngộ được ý chỉ này, đó là bậc đại sư!”
79.13. TRỤ XỨ
79.13.1. Bảy nơi thức thích trụ
Tạp A-tì-đàm tâm luận ghi: “Trong cõi Dục, chỉ lấy cõi thiện trời người làm một thức trụ; hai cõi trên, mỗi cõi lấy ba tầng trời trước, cộng thành bảy thức trụ”.
Luận ghi: “Vì sao bốn cõi xấu ác, Tứ Thiền và Phi Tưởng thiên không lập thức trụ?”, về điều này, trong luận cũng giải thích: “Nếu thức thích trụ nơi ấy thì lập thức trụ, nếu không thích trụ thì không lập thức trụ. Nghĩa là trong bốn cõi xấu ác, do thống khổ bức ép, nên thức không thích trụ. Trong tầng trời Tứ Thiền có cõi trời Tịnh Cư, chúng sinh nơi đây thích vào niết-bàn, nên thức cũng không thích trụ. Chúng sinh trong cõi Vô Tưởng không có tâm tưởng, nên thức cũng không thích trụ; những tầng trời khác trong Tứ Thiền thì không xác định, hoặc cầu vô sắc, hoặc cầu Tịnh Cư, hoặc cầu Vô Tưởng, nên thức cũng không thích trụ. Chúng sinh trong Hữu thứ nhất tối tăm, không nhanh nhẹn, nên thức không thích trụ, vì thế cho nên không lập”. Lại nói, nếu nơi ấy có các nhân duyên phá hoại thức, thì không lập thức trụ. Tức trong bốn cõi xấu ác, có khổ thụ gây não loạn thức. Trong cõi Tứ Thiền có định Vô tưởng và trời Vô Tưởng đoạn hoại thức. Trong cõi Phi Tưởng có Diệt tận định làm hại tâm thức. Do đó ba nơi này không lập thức trụ.
79.13.2. Chín nơi chúng sinh thích cư trụ Hỏi: Chín nơi chúng sinh cư trú là những nơi nào?
Đáp: Theo luận Tì-đàm thì bảy thức trụ ở trước cộng với trời Vô Tưởng và Phi Tưởng là thành chín.
Hỏi: Tại sao bốn cõi xấu ác và Tứ Thiền không thuộc nơi chúng sinh cư trú?
Đáp: Theo Ti-đàm, nếu chúng sinh thích trụ thì thành nơi chúng sinh cư trú, nếu không thích thì không lập thành nơi chúng sinh cư trú. Đó la vì bốn cõi xấu ác nhiều khổ não, Tứ Thiền có cõi Tịnh Cư ưa thích niết-bàn và các tầng trời khác trong cõi này bất định, như đã nói trên. Các nơi này chúng sinh không thích trụ, nên không lập thành nơi chúng sinh cư trú. 79.13.3. Trụ xứ hai mươi lăm hữu Hỏi: Hai mươi lăm hữu là gồm những nơi nào? Đáp: Theo luận Xá-lợi-phắt A-tì-đàm thì cõi Dục có mười bốn Hữu, cõi sắc có bảy, cõi Vô sắc có bốn, tổng cộng là hai mươi lăm. Mười bốn Hữu cõi Dục: Bốn cõi xấu ác, bốn thiên hạ, sáu tầng trời cõi Dục. Bảy Hữu cõi sắc: Tứ Thiền, trời Đại Phạm trong Sơ Thiền, trời Tịnh Cư và trời Vô Tưởng trong Tứ Thiền. Bốn Hữu cõi Vô sắc: bốn cõi Định Vô sắc. Có bài kệ:
Bốn châu, bốn cõi ác Phạm thiên, Lục Dục thiên Vô Tưởng, Ngũ Tịnh Cư Tứ Không và Tứ Thiền.
Hỏi: Vì sao trong cõi Sơ thiền chỉ lấy Đại Phạm thiên, trong Đệ tứ thiền lấy trời Vô Tưởng và Ngũ Tịnh Cư để lập làm ba Hữu? Vì sao chỉ chọn trong Sơ và Tứ thiền?
Đáp: Có thuyết cho rằng ngoại đạo chấp Đại Phạm thiên là cội gốc sinh vạn vật, nghịch gốc này thì chịu sinh tử, thuận gốc này thì được giải thoát. Hơn nữa, Đại Phạm thiên vương cũng tự chấp bản thân có khả năng làm chủ tạo hóa, là Nhất là Thường, là chân thật giải thoát. Như Lai muốn phá quan niệm này, nên lấy riêng nơi này làm một Hữu.
Còn trời Vô Tưởng, chúng sinh cõi này tâm được định, thụ báo năm trăm đại kiếp không tâm tưởng. Ngoại đạo không hiểu điều này, chấp đây là niết-bàn chân thật, nên thích tu định Vô tưởng cầu sinh về nơi ấy. Như Lai muốn phá kiến chắp này, nên lập nơi đây làm một Hữu.
Trong cõi Ngũ Tịnh Cư có thiên vương Ma-hê-thủ-la, ngoại đạo chấp vị trời này là cội nguồn của tạo hóa, nếu qui hướng thì được giải thoát. Vì muốn phá kiến chấp này, nên Như Lai lập làm một Hữu. Từ đây có thể rõ được mục đích lập riêng ba cõi ấy làm ba Hữu.
Hỏi: Vì sao trong sáu đường, bốn cõi ác lập bốn Hữu, cõi người lập bốn Hữu, cối trời lập mười bảy Hữu?
Đáp: Đều có nguyên nhân, đó là bốn cõi xấu ác quá thống khổ, chúng sinh không muốn sinh về, tâmmuốn trú rất nhẹ mỏng. Cho nên chỉ lập một Hữu; cõi người tốt đẹp hơn, chúng sinh thích cư trú, tâm cũng có chút thiết tha, cho nên tùy bốn phương mà lập bốn Hữu. Cõi trời tốt đẹp nhất, chúng sinh rất thích an trú. Cho nên theo mười bảy tầng trời mà lập mười bảy Hữu.
79.13.4. Bốn mươi hai nơi cư trú
Hỏi: chưa biết bốn mươi hai nơi là gì?
Đáp: Trong cõi Dục có hai mươi nơi: Tám địa ngục lớn, súc sinh, ngạ quỉ, bốn thiên hạ, sáu tầng trời cõi Dục. Cõi Sắc gồm mười tám nơi: mười tám tầng trời trong bốn cõi trời Thiền. Cõi Vô sắc có bốn tầng trời Không Định.
Hỏi: Tại sao địa ngục, trời và người lập rất nhiều nơi cư trú, còn ngạ quỉ và súc sinh, mỗi nơi chỉ lập một và a-tu-la thì hoàn toàn không lập?
Đáp: Cư trú tức trụ xứ an định, hễ có nơi cố định thì tùy nơi ấy mà lập, không có nơi cố định thì không lập. Như địa ngục có tám nơi cố định, người có bốn nơi, trời có hai mươi tám nơi. Vì thế ba cõi này lập nhiều nơi cư trú. Còn ngạ quỉ và súc sinh không có nơi nhất định riêng, chúng sinh loài này cư trú nhiều nơi, nên mỗi mỗi chỉ lập một; a-tu-la thì xếp vào các cõi khác nên không nói đến.
Hỏi: Theo Tì-đàm, chúng sinh cõi Tứ Không trú khắp hai cõi Dục và sắc, thì cũng không có trụ xứ riêng và cố định. Hơn nữa, họ không có hình sắc, thìkhông cần nơi an trụ gá nương. Vậy sao nói có nơi cư trú?
Đáp: Theo Tiểu thừa thì như vậy, nhưng theo Đại thừa thì khác. Đó là chúng sinh cõi Tứ Không cũng có hình sắc vi tế, mỗi mồi đều có cung điện, tất cả gồm bốn cõi, tự hình thành một nơi riêng biệt trong ba cõi, không lẫn lộn với hai cõi kia. Cho nên lập bốn nơi cư trú.
Hỏi: Vậy theo Ti-đàm, Phạm Vương và Phạm Phụ cùng một trụ xứ, không chia riêng; trong Tứ Thiền, trời Vô Tưởng và trời Quảng Quả cũng đồng một tầng, không lập trụ xứ riêng. Như thế sao lại lập thành hai nơi cư trú?
Đáp: Trong cõi Sơ Thiền, tuy Phạm thiên không có tầng trời riêng, nhưng trong tầng thứ hai là Phạm Phụ có riêng một đài cao rộng và trang nghiêm. Đại Phạm Thiên vương an trú tại đó mà không trụ chung với các trời Phạm Phụ. Vì phân biệt vua tôn quí ở trên, thần thấp hơn ở dưới. Còn tuy trời Vô Tưởng và Quảng Quả đồng một tầng, nhưng có hai trụ xứ riêng biệt. Giống như các địa khu hành chính tỉnh, huyện ở thế gian vậy. Vì thế lập hai nơi cư trú.
Có bài tụng:
Sắc tâm ồ nhiễm nhau
Nghiệp chướng luôn trói buộc
Mạt-na vừa phát khởi
Lại-da bị kẻo lôi
Chịu báo trong ba cõi
Sáu đường khổ triền miên
Nếu không chịu đoạn vọng
Làm sao được chắc bền.
79.14. CẢM ỨNG
79.14.1. Đời Hán, người mẹ sinh quái thai: Tháng sáu, niên hiệu Nguyên Thủy thứ nhất (01), một phụ nữ ở Trường An sinh ra một đứa bé hai đầu, hai cổ, hai mặt hướng vào nhau, bốn tay và ngực đều hướng về phía trước, mắt dài hai tấc sinh ở xương cùng. Kinh phòng Dịch truyện ghi:
– Khuê cô thấy heo con nằm trên đường đi. Yêu nhân có hai đầu hai cổ khác nhau. Hễ nhiều chân là điềm theo đường tà; thiếu chân là điềm không đủ sức đảm nhận công việc; chi bên dưới mà mọc phía trên là điềm bất kính, chi trên mà sinh ở dưới là điềm khinh mạn, sinh ra vật không đồng loại là điềm dâm loạn, sinh ra đã lớn là điềm mau thành, vừa sinh đã biết nói là điềm thích nói dối.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 66 – CHƯƠNG OÁN KHỔ

QUYỂN 66 Quyển này có một chương Oán khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ 77.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *