Lòng buồn khổ sân hận.
Chết mang hình lục súc1,
Để trả nợ đời trước,
Vì ta sợ khổ báo,
Bỏ ngôi, thí tiền tài.
79.12.3. Không tà dâm: xâm phạm vợ con người khác, nếu bị chồng của người đàn bà kia biết được, thì phải chịu tai họa không lường, hoặc bị dao gậy đánh chém, đầu một nơi, chân một nẻo, họa lây đến cả dòng họ. Hoặc bị vua quan bắt giam vào ngục, tra khảo thảm khốc. Thân gây tạo tội ác, sau khi chết bị đọa địa ngục, nằm trên giường sắt nóng, hoặc ôm cột đồng, quỉ ngục châm lửa đốt cháy thân. Chịu tội địa ngục hết, lại phải làm súc sinh. Nếu đời sau được làm người, thì gặp vợ dâm loạn, xa lìa Phật pháp, không gần gũi các bậc hiền đức, lòng luôn lo sợ, nguy hiểm thì nhiều, an vui có được bao. Thấy như vậy, nên ta không dám tà dâm. Đó là vị thây thứ ba của Ta!
Đức Phật nói bài kệ:
Dâm là hạnh bất tịnh,
Mê lầm mất chính đạo,
Tiêu hình, tan hồn phách,
Tổn mạng, bị chết yểu,
Phải chịu tội ngu si,
Chết đọa vào đường ác,
Ta bố thí vợ con,
Lập chí vui sơn thủy.
79.12.4. Không nói đôi chiều, ác khẩu, vọng ngữ và thêu dệt: vu khống người vô tội, hủy báng Tam bảo, thì dẫn đến họa sát thân, cũng làm cho cửa nhà tan nát. Người này sau khi chết đọa vào địa ngục, bị quỉ thần trong ngục kéo lưỡi ra cho trâu cày bừa trên đó, hoặc rót nước đồng sôi vào miệng, thống khổ vô cùng, cầu chết cũng không được. Sau khi chịu tội hết, phải làm súc sinh, thường ăn gai gốc. về sau nếu được làm người, thì nói không ai tin, trong miệng thường hôi hám, bị nhiều tiếng chê bai, mắng nhiếc, khi ngủ thấy ác mộng, có miệng mà không nếm được vị tuyệt hảo của kinh Phật. Thấy như vậy, nên ta không dám ác khẩu. Đó là vị thầy thứ tư của Ta!
Đức Phật nói bài kệ:
Khinh người có bốn lỗi,
Sàm nịnh tổn người hiền
Chịu thân ngu, đui, điếc,
Câm ngọng, miệng tanh hôi,
Điên cuồng chẳng ai tin,
Chết đọa ngục Bạt Thiệt
Ta tu bốn tịnh khẩu,
Đạt được tám âm thanh
79.12.5. Không uống rượu: rượu là chất độc, là nguyên nhân chủ yếu sinh ra các tội ác. Nó hủy vương đạo, diệt đức nhân; bầy tôi kiêu mạn, mất trung kính; cha chẳng nghiêm, mẹ không từ; con hung bạo, hoại đạo hiếu; chồng bất tín, vợ hoang dâm; giòng họ tranh, tài sản mất; vong quốc, hại thân, tất cả đều do rượu gây ra. Rượu gây ra hơn ba mươi lăm tội lỗi. Thấy như vậy, nên ta tuyệt đối không uống rượu. Đó là vị thầy thứ năm của Ta.
Đức Phật liền nói bài kệ:
Người say là bất hiếu,
Họa từ trong sinh khởi,
Mê hoặc bậc thanh cao,
Loạn đức, bại trinh thục,
Ta quyết không uống rượu,
Lòng từ độ quần mê,
Trí tuệ vượt tám nạn,
Tự chứng Chính Đẳng Giác.
79.12.6. Tuổi già: già phải chịu nhiều nỗi khổ, đầu bạc răng long, mắt mờ, tai điếc, thịnh đi suy đến,mặt tóp, da nhăn, trăm đốt xương đau nhức, bước đi khó nhọc, đứng ngồi rên rĩ, lòng buồn áo não, tinh thần dần dần suy diệt, xoay qua liền quên, ngày tháng qua mau, mạng sống sắp hết. Nói đến điều này, nước mắt tuôn trào. Thấy biết vô thường suy biển như vậy, nên Ta tìm cầu chính đạo, không muốn trải qua. Đó là vị thầy thứ sáu của Ta!
Đức Phật liền nói bài kệ:
Ta nghĩ đời Vô thường,
Người sinh ắt phải già,
Thịnh qua suy lại đến,
Hình khô gầy, đầu bức,
Mệt mỏi trăm bệnh sinh,
Đứng ngồi đau thống khổ,
Ta lo sợ điều ấy,
Nên bỏ nước, câu đạo
79.12.7. Không muốn có bệnh hoạn: thân hình khi bệnh thì thịt hao mòn dần, chỉ còn trơ xương, trăm đốt đều đau nhức, giống như bị đánh. Tứ đại tăng giảm không đồng, tay chân không theo ý, khí lực cạn kiệt, ngồi đứng phải nhờ người dìu đỡ, môi miệng khô khan, gân cốt nhức buốt, mũi dãi chảy ra. mắt không còn nhìn thấy cảnh, tai không còn nghe rõ tiếng, thân thể tiết ra đồ bất tịnh, nằm liệt trên giường, lòng ôm bao nỗi thống khổ, than thở bi ai. Nay quán sát đời người, khi còn trẻ thì sức lực cường tráng, nhan sắc hồng hào, đến lúc phúc hết tội dồn về, vô thường biếnđổi trăm bề. Thấy nỗi thống khổ của bệnh hoạn như vậy, nên Ta cầu đạo, không muốn trải qua. Đó là vị thầy thứ bảy của Ta!
Phật liền nói bài kệ:
Nghĩ ngựời lúc già yếu,
Trăm bệnh đồng thời sinh,
Nước cạn, lửa hừng hực,
Gió đao vây khắp mình,
Xương gân mạch rã rời,
Mạng lớn sắp suy sụp,
Ta lo sợ bệnh yếu,
Nguyện cầu đạo Vô sinh!
79.12.8. Không muốn trải qua sự chết: lúc sắp chết có bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh đồng thời phát tác, tứ đại sắp phân tán, thần hồn bất an. Phong đại thoát thì hơi thở dứt; Hỏa đại diệt thì thân lạnh. Phong đại hết trước, kế đến là hỏa đại. Lúc ấy thần hồn lìa khỏi xác, thân thể cứng đờ, không còn biết gì. Trong khoảng một tuần, thịt vữa nát, máu chảy ra, sình trướng hôi thối, không còn nguyên vẹn. Trong thân có dòi bọ đục khoét, ăn hết thịt, chỉ còn lại bộ xương trắng, gân mạch cũng rã nát, lóng đốt chia lia, đầu lâu xương đùi, mỗi thứ nằm rải rác một nơi, các loài chim muông đến tranh nhau ăn thây chết. Tất cả trời, rồng, quỉ, thân, vua chúa, thứ dân, nghèo giàu, sang hèn không một ai tránh khỏi nạn này. Thấy sự vô thườngbiến đổi của thân như vậy, nên ta cầu đạo, chẳng muốn trải qua. Đó là vị thầy thứ tám của Ta!
Đức Phật liền nói bài kệ:
Nghĩ đến già, bệnh, chết,
Nạn lớn trong ba cõi,
Phúc hết, thân mạng chung,
Vứt vào bãi tha ma,
Thân mục trả về đất,
