Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 70 – CHƯƠNG THỤ BÁO (tt)

PUCL QUYỂN 70 – CHƯƠNG THỤ BÁO (tt)

c. Nói lời vô nghĩa bị làm ngạ quỉ: vì nói lời vô nghĩa, nên luôn bị tâm bỏn xẻn ngăn che; vì tâm bỏn xẻn, nên phải bị đọa làm thân ngạ quỉ.
d. Nói lời vô nghĩa, sau khi được làm người, có nói ra lời gì, đều không ai tin nhận.
e. Nói lời vô nghĩa thì bị quả báo lời nói không rõ ràng: lời nói đã vô nghĩa, đều là do ngu si; vì ngu si nên lời nói diễn đạt không được rõ ràng.
79.11.8. Tham dục là nỗi thống khổ lớn
Do nói lời vô nghĩa nên không biết khiêm nhường, dẫn đến tham lam vô độ. Đời này bỏn xẻn, tham lam, không bố thí, nên sau khi chết phải trải qua nhiều kiếp chịu nỗi thống khổ trong địa ngục Phí thỉ. Sau khi chịu khổ trong địa ngục này xong, họ lại đọa vào súc sinh, ngạ quỉ không có áo mặc, phải cậy vào người, ăn các phân dơ, người không cho thì không có ăn. Ở trong các loài này trải qua vô lượng kiếp sinh tử. Nhờ nhân duyên xưa, nếu may gặp được chút duyên lành, được làm người, nhưng lại thấp hèn, đói rách trần truồng, khốn khổ nghèo cùng, không ai giúp đỡ, dù cầu xin cũng chẳng được; dẫu được chút ít của cải,cũng bị cướp đoạt mất. Ôm giữ nỗi thống khổ vô cùng tận cho đến lúc chết. Nên biết, không tu bố thí, đều do tham dục sinh ra.
Luận Địa trì ghi: “Tội tham dục cũng khiến chúng sinh rơi vào ba đường ác. Nếu được sinh trong loài người, thì phải chịu hai quả báo: Nhiều ham muốn, không biết đủ’
Nên biết tham dục có năm nỗi thống khổ lớn:
a. Tham dục bị đọa vào địa ngục: vì người tham dục tác động đến thân, miệng làm khổ não chúng sinh, nên sau khi thân hoại mạng chung, phái chịu khổ trong địa ngục.
b. Tham dục bị làm thân súc sinh: do tham dục khiến hành động trái với luân thường đạo lý của người; cho nên sau khi ra khỏi địa ngục liền bị làm súc sinh.
c. Tham dục lại bị làm ngạ quỉ: do tham dục nên tham lam bỏn xẻn; tội tham lam bỏn xẻn, nên bị đọa làm ngạ quỉ.
d. Tham dục lại càng nhiều ham muốn: do tham dục dẫn đến ham muốn nhiều.
e. Tham dục không nhàm chán, không biết đủ: do tham dục mà lòng mong cầu không bao giờ nhàm chán, không biết đủ.
79.11.9. Sân hận là nỗi khổ lớn
Do tham dục mà không thỏa mãn, nên sân hận nổi lên. Đời này nhiều sân hận, sau khi chết liền đọa vào địa ngục, chịu đủ các khổ trong nhiều kiếp. Saukhi chịu khổ ở đó xong, lại bị đọa vào loài súc sinh, làm rắn độc, hổ báo, chó sói trong vô lượng kiếp. Nhờ nhân duyên xưa, nếu may gặp được chút duyên lành, được làm người, thì chịu thân phận thấp hèn, tâm đầy sân hận, diện mạo xấu xí, bị mọi người ghét bỏ, không những không kết bạn, mà thật cũng không muốn nhìn. Nên biết phẫn hận đều là sân khuể, não hại sinh ra.
Luận Địa trì ghi: “Tội sân hận cũng khiến chúng sinh đọa trong ba đường ác. Nếu được sinh làm người, thì bị hai quả báo: thường bị mọi người thấy rõ chỗ hay dở của mình; thường bị mọi người não hại”.
Nên biết sân hận, não hại có năm nỗi thống khổ lớn:
a. Sân hận, não hại bị đọa địa ngục: vì sân hận gây não hại đến các chúng sinh, nên phải chịu khổ ở địa ngục.
b. Sân hận, não hại bị đọa làm súc sinh: vì sân hận thì không có lòng nhân từ, khoan dung, nên sau khi ra khỏi địa ngục lại phải làm thân súc sinh.
c. Sân hận, não hại bị đọa làm ngạ quỉ: sân hận từ lòng tham lam, bỏn xẻn mà khởi. Do tội tham lam bỏn xẻn, nên đọa làm ngạ quỉ.
d. Sân hận, não hại thường bị mọi người tìm chỗ hay dở của mình: vì sân hận không thể khoan dung tha thứ, nên thường bị mọi người tìm chỗ hay dở của mình.
e. Sân hận, não hại thường bị mọi người não hại: vì sân hận làm hại đến người, nên cũng bị người hại.
79.11.10. Tà kiến là nỗi khổ lớn
Do sân hận, nên lòng tà vạy, không tin chính đạo. Nay bản thân đã tà kiến lại còn ngăn cản người khác tụng kinh, nghe pháp, thì hiện đời không đủ ăn, khi chết liền đọa vào địa ngục ngu si và câm điếc, trải qua nhiều kiếp chịu các khổ não. Sau khi chịu khổ não trong địa ngục rồi, liền bị đọa vào loài súc sinh. Nghe nói đến Tam bảo, tứ đế, nào có hay biết đó là điều lành; bị đánh đập giết hại, cũng chẳng phân biệt được đây là việc ác. Người này ở trong loài súc sinh vô lượng kiếp, nếu may gặp được chút duyên lành, được làm người, thì thân phận thấp hèn, lại bị mù lòa, câm điếc không hề nghe thấy, chẳng khác tường vách, chẳng được nghe lời hay, tiếng tốt. Nên biết ngăn cản người nghe pháp đều do tà kiến sinh ra.
Luận Địa trì ghi: “Tội tà kiến cũng khiến chúng sinh rơi vào ba đường ác. Nếu được sinh vào loài người, thì bị hai quả báo: sinh vào nhà tà kiến và có tâm siểm nịnh”.
Nên biết tà kiến bị năm quả khổ lớn:
a. Tà kiến bị đọa vào địa ngục: vì từ tà kiến dẫn dắt đến tà đạo và quỷ thần, rồi chê bai Phật, pháp, tăng, không phụng thờ Tam bảo; đã không kính tin phụng thờ, lại còn ngăn cản người khác đến với chính đạo, khiến họ phải gặp nhiều đau khổ, nên sau khi chết, bị rơi vào địa ngục A-tỳ.
b. Tà kiến bị đọa làm súc sinh: vì tà kiến không biết chính lí, vì thế sau khi ra khỏi địa ngục, lại phải chịu những thống khổ trong loài súc sinh.
c. Tà kiến bị đọa làm ngạ quỉ: vì tà kiến này mà tâm bỏn xẻn bền chặt, cất chứa trái đạo, không chịu buông xả, nên phải bị đọa làm ngạ quỉ.
d. Tà kiến, khi được làm người lại bị sinh vào nhà tà kiến: vì tà kiến này mà tập khí tà vạy buộc tâm, nên khi được làm người, bị sinh vào nhà tà kiến.
e. Tà kiến, khi được làm người, thường có tâm siểm nịnh, tà vạy: vì tà kiến mà tâm không ngay thẳng, nên khi được làm người, thì thường siểm nịnh, tà vạy.
Như thế, mỗi mỗi nghiệp ác nhỏ nhiệm đều chịu vô lượng vô biên tội lỗi, bị đọa vào địa ngục, chịu nhiều thống khổ, không thể tính đếm. Ở đây chỉ nói sơ lược. Nếu bỏ ác làm lành, tức là thầy ta!
79.12. TÁM PHÁP LÀM THÀY
Kinh Bát sư ghi: “Đức Phật vì Phạm chí nói tám pháp làm thầy cho bản thân:
79.12.1. Không hung bạo sát sinh: giết hại mạng người và vật, hiện đời hoặc bị oan gia hành hình phanh thây, hoặc bị pháp luật triều đình trị tội, giết cả dòng họ. Sau khi chết bị đọa địa ngục thiêu đốt, khảo tra, khổ đau nối nhau ập vào thân, cầu chết cũng không được. Sau khi tội khổ trong địa ngục hết, được thoát ra thì làm ngạ quỉ, hoặc làm súc sinh, bị bọn đồ tể giết mổ, lột da, chết đi sống lại, thần thức đầu thai,lại tàn hại lẫn nhau. Thấy khổ báo của tội giết hại như vậy, nên ta không dám giết hại! Đó là vị thầy thứ nhất của Ta
Đức Phật nói bài kệ:
Hung bạo, chẳng nhân từ,
Mạnh yếu tàn hại nhau,
Sát sinh, họa sẽ sinh,
Kết nhiều kiếp oán thù,
Chịu tội, mạng chết yểu,
Thường lo âu gặp họa,
Vì ta sợ khổ báo,
Lòng từ độ hữu tình.
79.12.2. Không trộm cướp: cưỡng đoạt tài sản của người, bị người chủ tài sản dùng dao gậy, ngói đá đánh ném, hoặc bị pháp luật vua bắt trói giam vào ngục, đánh đập khảo tra, chịu đủ năm hình phạt, hoặc dẫn ra pháp trường xử trảm, thân tộc cũng bị tru diệt. Sau khi chết bị đọa vào địa ngục, tay bưng lò lửa, nước đồng sôi tuôn vào miệng, cầu chết cũng không được. Sau khi chịu tội trong địa ngục xong, phải làm ngạ quỉ, khi muốn uống nước, thì nước liền hóa thành máu mủ; muốn ăn thì thức ăn liền hóa thành than lửa, thân mang vác nặng, các khổ não đeo theo. Hoặc làm súc sinh, bị người phanh thây, đem thịt mình cung cấp cho người để trả nợ đời trước. Thấy tội báo của người trộm cướp khổ như vậy, ta không dám trộm cướp. Đó là vị thày thứ hai của Ta!
Đức Phật nói bài kệ;
Trộm, không cho mà lấy,
Đoạt tài sản nhà người,
Mất chẳng kể bao nhiêu,

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 66 – CHƯƠNG OÁN KHỔ

QUYỂN 66 Quyển này có một chương Oán khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ 77.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *