Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 62 – CHƯƠNG CÚNG TẾ VÀ XEM TƯỚNG

PUCL QUYỂN 62 – CHƯƠNG CÚNG TẾ VÀ XEM TƯỚNG

– Bạch Đức Thế Tôn! Tại sạo loài ngạ quỷ ca múa, còn loài người vì sao lại khóc?
Đức Phật đáp:
– Bởi vì gia đình, con cái, quyến thuộc của loài ngạ quỷ làm phúc cho chúng, nên chúng được giải thoát, do đó mà chúng ca múa. Còn gia đình, con cái, quyến thuộc của những người thiện kia chỉ lo sát sinh, không tạo phúc đức, về sau luôn bị lửa lớn địa ngục thiêu đốt bức bách, do đó họ khóc”.
Kinh Túc nguyện quả bảo ghi: “Ngày xưa, có hai vợ chông bà-la-môn rât giàu có, của cải vô số, nhưng không có con nối dõi. Lúc sắp mạng chung, họ bảo nhau: ‘Mỗi người sẽ nuốt tiền để làm vốn liếng’. Theo phong tục của đất nước này, người chết không được chôn cất, chỉ đặt ở gốc cây. Thế là mỗi người nuốt năm mươi đồng tiền vàng, đến khi thân thể tan rã thì tiền lộ ra. Bấy giờ, trong nước có vị hiền giả đi ngang qua thấy vậy, thương cảm rơi lệ, xót xa cho sự tham lam, bỏn xẻn của họ, bèn lấy số tiền đó về làm phúc. Ông thỉnh Phật và chúng tăng đến, dùng hết số tiền mua sắm thức ăn bày trước Đức Phật để cúng dường, xưng tên và chú nguyện. Khi ấy, hai vợ chồng bà-la-môn kia đang chịu khổ trong loài ngạ quỷ, nhờ hiền giả thỉnh bốn chúng cúng dường, nên họ được sinh lên cõi trời. Lúc được sinh lên cõi trời rồi, họ liền được thiên nhãn, biết được việc làm phúc đó, nên từ trên cõi trời bay xuống, hóa thành một thiếu niên, làm vị đàn việt giúp đỡ chúng tăng.
Đức Phật dạy, vị thiếu niên này là đàn việt chân chính. Đức Phật nói pháp cho vị thiếu niên nghe thì người này và vị hiền giả kia liền thấy được Đạo tích. Chúng tăng nghe dạy, tâm vô cùng hoan hỷ, cũng đều được sinh lên cõi trời”.
Kinh Bách dụ ghi: “Ngày xưa, các thương nhân muốn ra biển tìm của báu, nên cần một người dẫn đường. Khi tìm được người dẫn đường, họ liền xuất phát. Trên đường ra biển, họ đi ngang qua vùng đồng vắng, gặp một ngôi miếu thờ trời, Theo lệ, phải giết một người để cúng tế, mới đi qua được. Khi ấy, những người khách buôn cùng suy nghĩ và nói: ‘Chúng ta đều là người thân thì làm sao giết được, trong đây chỉ có người dẫn đường này có thể dùng tế trời mà thôi.’ Thế là họ liền giết người dẫn đường tế trời. Khi tế trời xong, họ ra khơi và bị lạc trên biển, tình cảnh vô cùng khốn đốn, cuối cùng đều bị chết.
Người đời cũng như thế, nếu muốn ra biển tìm châu báu thì phải tu mười điều thiện để làm người dẫn đường. Ngược lại, không giữ mười điều thiện, vĩnh viễn không có ngày ra khỏi đường sinh tử mênh mông, phải trôi lăn trong ba đường, chịu khổ mãi mãi. Như những thương nhân kia muốn ra biển lớn mà giết mất người dẫn đường, nên không biết lối vào bờ, cuối cùng mắc nạn chết.
Có bài tụng:
Thần quỉ thật khó lường
Đến đi chẳng ai hay
Trao cho nền phúc đức
Dáng lên thức uống ăn
Cúng tế chúng u đồ
Mong trừ niệm đói khát
Đồng tế tự thánh phàm
Phúc đức không hề mất.
69.4. CẢM ỨNG
69.4.1. Miếu thần ở ích châu: Ngôi miếu này ở Vân Nam, phía tây ích châu, do đục vào núi đá mà thành, gọi là miếu Hoàng Thạch, luôn được nhân dân trong vùng thờ cúng. Người trong nước nói thần này là linh hồn của Hoàng Thạch Công mà Trương Lương đã thụ giáo. Nếu người nào giữ thân tâm trong sạch, không ăn cá thịt và sát sinh, nếu muốn cầu gì, thì sửa soạn một trăm trang giấy, hai cây bút, một thỏi mực, đặt vào thạch thất, rồi cầu xin. Đầu tiên nghe trong thạch thất có tiếng động, sau đó không lâu có tiếng hỏi: “Người đến muốn cầu điều gì?”. Mọi người chỉ nghe lời dạy những điều tốt xấu, nhưng không thấy hình.
69.4.2. Thần dế ở Lô Lăng: Thái thú Lô Lăng là Thái Nguyên Bàng Xí, tự Tử Cập. Ông từng kể: “Viễn tổ không biết bao nhiêu đời của tôi vô tội mà bị hạ ngục; do không chịu nổi sự tra khảo, nên tự nhận tội lỗi do người gán ép cho mình. Khi bị giam vào ngục, thường có một con dế quanh quẩn bên cạnh ông. Ông nói: ‘Nếu ngươi có phép thần thì giúp ta thoát chết, như vậy há không tốt sao!’. Nói xong ông ném cơm cho dế ăn, ăn xong dế bò đi. Một lát sau dế lại đến, nhưng thân hình lớn hơn một tí, ông không lấy làm lạ, vẫn đưa cơm cho ăn. Cứ đến đi như vậy, trải qua hơn mấy mươi ngày, bây giờ dế lớn bằng lợn con. ông báo cho biết sắp bị hành hình. Đêm trước khi hành hình, dế đến đào chân tường của nhà ngục một lỗ lớn, Sau đó phá gông cùm, dẫn ông đi mất. Trải qua một thời gian lâu thì được tha. Thế là ông ấy được sống”. Do đó họ Bàng đời đời nối nhau bốn mùa cúng tế thần dế tại những nơi đông người. Đến nhiều đời sau con cháu dần dần biếng trễ, không còn làm thức ăn uống đặc biệt nữa, chỉ ném thức ăn cúng tế còn thừa cho thần dế mà thôi. Đến nay vẫn như vậy.
69.4.3. Đời Ân, Bành Tổ: Ông là quan Đại phu từ thời nhà Ân qua nhà Hạ đến cuối đời nhà Thương, khoảng bảy trăm năm. Ông thường ăn một loại linh chi. Ở Lịch Dương hiện có miếu thờ tiên Bành Tổ, người xưa cho rằng ông cầu mưa gió luôn có linh nghiệm. Thường có hai con cọp canh hai bên miếu thờ. Ngày nay sau khi cúng tế tại miếu Bành Tổ xong, thì thấy trên đất có dấu chân hai con hổ.
69.4.4. Đời Hán, thần Chung sơn: Tưởng Tử Văn quê ở Quảng Lăng, bản tính rất phóng túng, lại đam mê tửu sắc, thường tự cho mình có tiên cốt, sau khi chết nhất định làm thần. Cuối đời Hán, ông làm quận úy Mạt Lăng, một lần truy đuổi giặc đến chân Chung sơn, bị giặc đánh trúng vào trán, ông tự cởi dây đeo ấn buộc vết thương, nhưng vết thương quá nặng, không bao lâu thì chết. Một hôm Ngô tiên chủ, ngày trước vốn là quan trên của Văn, thấy Tử Văn cưỡi ngựa trắng, cầm lông chim trắng theo hầu như lúc còn sống, nên sợ hãi bỏ chạy. Tử Văn đuổi theo nói:
– Nay ta làm thần ở đất này, sẽ ban phúc cho nhân dân. Ông nên bảo bách tính lập miếu thờ ta, nếu không sẽ có họa lớn.
Thế là mùa hè năm ấy xảy ra đại dịch, nhân dân lo sợ, nhiều người tự lập miếu thờ phụng. Tử Văn lại báo mộng cho họ Tôn:
– Ngài nên lập đền thờ ta, nếu không sẽ có tai họa trùng vào lỗ tai!
ít lâu sau, nhân dân trong vùng nhiều người bị một con vật nhỏ dài như rắn chui vào lỗ tai, ít lâu thì chết, không thể chữa trị được. Nhân dân vô cùng lo sợ, nhưng họ Tôn vẫn chưa tin. Tử Văn lại nhập đồng báo:
– Nếu không cúng tế ta, ta sẽ gây tai họa lửa thiêu.
Thế là năm ấy, lửa tự nhiên cháy lớn, mỗi ngày cháy mấy mươi chỗ và đã cháy đến nhà của họ Tôn. Huyện lịnh lo sợ, mọi người bàn rằng, nếu quỉ có nơi nương tựa mới không gây hại, nên có hành động gì để ngăn chặn. Thế là sai sứ đến phong cho Tử Văn làm Trung Đô hầu, em kế của Văn là Tử Tự làm Hiệu úy Trường Thủy, tất cả đều có tước vị và lập miếu thờ cúng, đổi hiệu là Chung Sơn thần để biểu hiện uy linh. Nơi ấy nay là Tưởng sơn. Từ đó không còn tai họa, nên nhân dân vô cùng tin kính, thờ phụng.
69.4.5. Đời Hán, Ngô Vọng Tử: Vọng Tử người Đông Dã, huyện Dĩnh, cối Kê. Cô mới mười sáu tuổi, dung nhan xinh đẹp. Một hôm trong làng có tổ chức tế thần, người trong làng mời cô. Trên đường theo bờ đê đến nơi ấy, cô gặp một quí nhân diện mạo xinh đẹp lạ thường, đang ngồi thuyền, có hơn mười thuyền phu, tât cả cũng rất đoan nghiêm. Người ấy bảo thuộc hạ hỏi cô đi đâu, cô thật tình trình bày. Người ấy cũng nói:
– Nay tôi cũng đến đó, mời cô lên thuyền cùng đi!
Vọng Tử từ chối:
– Thật không dám!
Bỗng nhiên cả đoàn biến mất. Khi đến nơi, Vọng Tử vào lễ lạy tượng thần, chợt thấy quí nhân gặp trên thuyền vừa rồi đang nghiêm trang ngồi phía trước, chính là tượng Tưởng Hầu. Người ấy hỏi:
– Sao cô đến chậm thế?
Nhân đó ném cho cô hai quả quýt. Do nhiều lần gặp mặt, nên cô cũng có cảm tình. Hễ cô muốn gì thì tự nhiên trên không sa xuống vật ấy. Có lần cô nghĩ muốn ăn chả cá, thì một đôi cá chép liền hiện đến. Tiếng thơm của cô lan xa mấy dặm, dự đoán mọi việc rất ứng nghiệm, do đó người dân trong vùng đều phụng sự cô. Trải qua ba năm, một hôm Vọng Tử có tình ý khác, từ đó thần không còn qua lại nữa.
69.4.6. Đời Tấn, Thư Lễ: Thư Lễ là một thầy pháp ở huyện Ba Khâu, ông bị bệnh và mất vào niên hiệu Vĩnh Xương thứ nhất (322). Lúc ấỵ thần thổ địa đưa ông vào địa ngục. Người đời cho rằng thầy pháp là đạo nhân. Cho nên khi dân ngang qua công phúc xá, thổ địa hỏi sứ giả:
– Đây là nhà gì?

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 67 – CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt)

QUYỂN 67 Quyển này tiếp theo chương khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt) 77.6. CÁC ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *