Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 59 – CHƯƠNG MƯU HẠI VÀ PHỈ BÁNG (tt)
11 MARCH 2013 - LUANG PRABANG, LAOS: A woman drops a serving of sticky rice into a monk's alms bowl during the tak bat in Luang Prabang. The "Tak Bat" is a daily ritual in most of Laos (and other Theravada Buddhist countries like Thailand and Cambodia). Monks leave their temples at dawn and walk silently through the streets and people put rice and other foodstuffs into their alms bowls. Luang Prabang, in northern Laos, is particularly well known for the morning "tak bat" because of the large number temples and monks in the city. Most mornings hundreds of monks go out to collect alms from people. PHOTO BY JACK KURTZ

PUCL QUYỂN 59 – CHƯƠNG MƯU HẠI VÀ PHỈ BÁNG (tt)

QUYỂN 59
Nội dung quyển này tiếp theo chương Mưu hại và phỉ báng.
67. CHƯƠNG MƯU HẠI VÀ PHỈ BẢNG (tt)

67.5. NGHIỆP CHƯỚNG ĐỜI TRƯỚC
67.5.1. Nhân duyên Tôn-đà-lợi vu khống Đức Phật
Kinh Hưng khởi hạnh ghi: “Như Lai dẫn theo năm trăm A-la-hán, vào ngày rằm mỗi tháng Ngài thường thuyết giới cho đại chúng nghe. Một hôm tôn giả Xá-lợi-phất từ tòa hoa đứng dậy, chỉnh trang pháp phục, để lộ vai phải, quì gối phải, chắp tay bạch:
– Bạch đức Thế Tôn! Không có điều gì mà Ngài không thấy, không có điều gì mà Ngài không nghe, không có điều gì mà Ngài không biết. Không ai sánh bằng Thế Tôn, bởi Ngài đã trừ sạch các ác hạnh, đầy đủ tất cả thiện hạnh, muốn độ tất cả chúng sinh. Hôm nay Thế Tôn cố ý thị hiện các nghiệp ác tàn dư sao? Cúi xin Ngài chỉ dạy, để cho trời người hiểu rõ những việc:
– Vì sao đức Thế Tôn bị Tôn-đà-lợi vu khống?
– Vì sao đức Thế Tôn và năm trăm a-la-hán bị Xa-di-bạt-đề vu khống và phỉ báng?
– Vì sao đức Thế Tôn bị đau đầu?
– Vì sao đức Thế Tôn bị đau nhức xương khớp?
– Vì sao đức Thế Tôn bị đau lưng?
– Vì sao đức Thế Tôn bị thanh gỗ nhọn đâm vào chân?
– Vì sao đức Thế Tôn bị Điều-đạt lăn đá làm bị thương ngón chân?
– Vì sao người đàn bà lắm lời độn bụng, vào giữa đại chúng, vu báng Thế Tôn.
– Vì sao đức Thế Tôn và năm trăm tì-kheo ăn lúa ngựa ở thôn Tĩ-lan?
– Vì sao đức Thế Tôn phải tu khổ hạnh sáu năm ở chốn rừng sâu hẻo lánh?
Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:
– Ông hãy trở về tòa hoa. Ta sẽ kể lại những nhân duyên đời trước của Ta cho ông nghe.
Vâng lời Phật dạy, tôn giả Xá-lợi-phất trở về tòa của mình. Nghe tin Phật sẽ nói về nhân duyên đời trước, vua rồng A-nậu vô cùng vui mừng, liền đem lọng bảy báu cúng dường Phật. Từ lọng tuôn mưa hương bột chiên-đàn khắp các tòa ngồi. Lại có tám bộ chúng: trời, rồng… đến trước Phật, chắp tay, đỉnh lễ, rồi cung đứng nghe. Đức Phật kể:
Vào thời quá khứ xa xưa, trong thành Ba-la-nại có một người đánh bạc tên là Tịnh Nhãn, lại có kĩ nữ Lộc Tướng xinh đẹp tuyệt trần. Một hôm, Tịnh Nhãn nói với Lộc Tướng:
– Chúng ta hãy ra ngoài thành, đến khu rừng kia để cùng vui chơi.
Lộc Tướng trả lời:
– Được thôi!
Khi ấy, Lộc Tướng trở về, mặc y phục đẹp, rồi đến nhà Tịnh Nhãn. Cả hai cùng đi xe ra ngoài thành Ba-la-nại, đến một vườn cây vui chơi suốt một ngày đêm.
Thấy y phục của Lộc Tướng quí báu, Tịnh Nhãn khởi tâm tham, muốn giết cô ta để đoạt lấy; lại nghĩ: ‘Giết rồi, giấu xác cô ta nơi đâu!’. Lúc ấy, trong vườn có vị bích-chi-phật tên là Nhạo Vô Vi ở cách đó không xa. Tịnh Nhãn thầm nghĩ: ‘Sáng sớm, sau khi vị bích-chi phật vào thành khất thực, ta sẽ giết Lộc Tướng, chôn trong túp lều của vị này, rồi đem y phục trở về, thì ai biết được là ta làm!’.
Sáng sớm hôm sau, Tịnh Nhãn làm đúng như vậy, rồi cưỡi xe theo cửa khác vào thành.
Dân chúng trong nước không thấy Lộc Tướng, liền đến tâu vua nước Ba-la-nại là Phạm-đạt:
– Không thấy Lộc Tướng đâu cả!
Nghe vậy, vua triệu tập quần thần, ra lệnh đi khắp hang cùng ngõ hẻm trong thôn để tìm Lộc Tướng.
Vâng sắc lệnh vua, quần thần đi tìm Lộc Tướng khắp thành, nhưng không gặp. Thế rồi, họ đi ra ngoài thành, đến túp lều của Nhạo Vô Vi, tìm kiếm, đào bới thì được từ thi, liền nói với Nhạo Vô Vi:
– Ông đã hành dâm, sao lại còn giết chết cô ta!
Vị bích-chi phật im lặng, hỏi đến ba lần, Nhạo
Vô Vi vẫn không trả lời. Biết đây là nhân duyên đời trước, Nhạo Vô Vi liền chống tay chân xuống đất măc cho quân thân trói chặt, tra khảo, đánh đập, hỏi cung.
Thấy vậy, vị thần cây hiện ra nửa thân, nói với mọi người:
– Chớ tra khảo, đánh đập người này!
Quần thần hỏi:
– Vì sao không đánh?
Thần nói:
– Các người làm như vậy không đúng! Vị này không bao giờ làm việc ấy đâu!
Tuy nghe nói, nhưng họ vẫn không chịu tin, lại dẫn Nhạo Vô Vi đến chỗ vua và tâu:
– Vị đạo sĩ này đã hành dâm, lại còn giết chết Lộc Tướng!
Nghe vậy, vua giận dữ bảo quần thần:
– Hãy mau trói ông ta vào ách lừa, đánh trống, giải đi cùng khắp; sau đó, dẫn đến một gốc cây ở cửa thành phía nam, lấy giáo sắt đâm xuyên qua, móc lên ngọn cây, tập họp cung thủ bắn. Nếu hắn không chết thì đập đầu!
Dân chúng trong nước trông thấy, đều kinh ngạc, dù có người tin, có người không tin, nhưng tất cả đều buồn thương.
Khi ấy, đang núp trong bức tường nứt, Tịnh Nhãn nghe mọi người la khóc, nên nghiêng người lén nhìn qua kẽ hở, thì thấy Nhạo Vô Vi bị trói ngược vào lừa, lại có nhiều người đi theo. Tịnh Nhãn suy nghĩ: ‘Vị đạo sĩ này sắp bị chết oan’. Thế là Tịnh Nhãn vội chạy đến gặp mọi người và thưa:
– Đừng giết oan đạo sĩ! Chẳng phải đạo sĩ giết Lộc Tướng mà chính tôi giết đó! Xin các ông thả đạo sĩ, hãy bắt tôi, theo tội xử trị.
Nghe vậy, các quan kinh ngạc hỏi:
– Sao ông lại chịu tội thay cho đạo sĩ?
Thế là họ cởi trói cho vị bích-chi phật và bắt trói Tịnh Nhãn.
Khi ấy, các quan đỉnh lễ, sám hối vị bích-chi phật:
– Chúng con ngu muội, vô cớ bắt oan đạo sĩ, cúi xin đạo sĩ từ bi tha tội cho, đừng để đời sau chúng con phải chuốc lấy tội trọng này.
Họ thưa đến ba lần, Nhạo Vô Vi vẫn im lặng suy nghĩ: ‘Bây giờ, mình không nên trở lại thành Ba-la-nại khất thực, chỉ nên nhập diệt trước mặt những người này’. Thế là, vị bích-chi phật bay lên, qua lại, đi đứng, nằm ngồi trên hư không, từ lưng trở xuống phụt khói, từ lưng trở lên bốc lửa; hoặc từ lưng trở xuống bốc lửa, từ lưng trở lên phụt khói; hoặc hông bên trái phụt khói, hông bên phải bốc lửa; hoặc hông bên trái bôc lửa, hông bên phải phụt khói; hoặc trước bụng phụt khói, trên lưng bốc lửa; hoặc trước bụng bốc lửa, trên lưng phụt khói; hoặc từ lưng trở xuống bốc lửa, từ lưng trở lên phun nước; hoặc từ lưng trở xuống phun nước, từ lưng trở lên bốc lửa; hoặc hông bên trái bốc lửa, hông bên phải phun nước; hoặc hông bên trái phun nước, hông bên phải bốc lửa; hoặc trước bụng phun nước, trên lưng bốc lửa; hoặc trước bụng bốc lửa, trên lưng phun nước; hoặc vai trái phun nước, vai phải bốc lửa; hoặc vai trái bốc lửa, vai phải phun nước; hoặc hai vai phun nước; hoặc hai vai bốc lửa; toàn thân phun khói; toàn thân bốc lửa; toàn thân phun nước; rồi thiêu thân nhập diệt ở giữa hư không.
Lúc đó, dân chúng đều xót thương rơi lệ, có người sám hối, có người đỉnh lễ, rồi thâu nhặt xá-lợi xây tháp cúng dường ở ngã tư đường.
Các vị thượng quan dẫn Tịnh Nhãn đến chỗ vua Phạm-đạt và tâu:
– Người này giết Lộc Tướng, chẳng phải đạo sĩ giết.
Vua bảo quần thần trị phạt Tịnh Nhãn như đã trị phạt đạo nhân. Phật bảo Xá-lợi-phất:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 67 – CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt)

QUYỂN 67 Quyển này tiếp theo chương khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt) 77.6. CÁC ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *